Khái niệm ăn mòn kim loại: ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá là gì

Duới đây là các thông tin và kiến thức về ăn mòn hóa học hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Nội dung bài viết này giúp các em hiểu khái niệm ăn mòn kim loại: ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá là gì? cách chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp nào,…

I. Khái niệm ăn mòn kim loại

– Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.

– Kim loại bị ion hóa thành ion dương: M → Mn+ + ne

II. Các dạng ăn mòn kim loại

1. Ăn mòn hóa học là gì?

– Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp các chất trong môi trường.

Xem thêm: Soạn bài Con cò (chi tiết) | Soạn văn 9 chi tiết – Loigiaihay.com

2. Ăn mòn điện hóa học là gì?

a) Khái niệm về sự ăn mòn điện hóa học

• Ăn mòn điện hoá học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương

* Ví dụ: Nhúng thanh kẽm (Zn) và đồng (Cu) vào dung dịch H2SO4 loãng, nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn. Thanh Zn bị mòn dần, bọt khí H2 thoát ra ở thanh Cu.

Ăn mòn kim loại ăn mòn điện hoá học

– Cực âm (anot): Zn → Zn2+ + 2e

– Cực dương (catot): 2H+ + 2e → H2↑

b) Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí

Xem thêm: đóng vai nhân vật vũ nương kể lại nỗi oan khuất của minh

• Ví dụ về sự ăn mòn của gang, trong không khí ẩm trên bề mặt của gang (thành phần chính là Fe và C) luôn có 1 lớp nước rất mỏng hòa tan O2 và khí CO2 tạo thành dung dịch chất điện li. Khi đó:

– Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e

– Tai canot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ăn mòn điện hoá học hợp kim sắt trong không khí ẩm

c) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá học

– Các điện cực phải khác nhau về bản chất (2 cặp kim loại khác nhau, kim loại với phí kim,…)

– Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

Xem thêm: Phản ứng FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O – Toppy.vn

– Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

III. Chống ăn mòn kim loại.

1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

– Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ mặt ngoài những đồ vật bằng kim loại như dùng dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,… hay bằng các kim loại hoạt động hơn.

– Ví dụ sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm, các đồ vật bằng sắt thường dược mạ crom hay niken.

2. Phương pháp điện hóa

– Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.

– Ví dụ bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng cách gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kẽm, kết quả là kẽm bị nước biển ăn mòn thay cho thép.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử