Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về B virus là gì hay nhất và đầy đủ nhất
Virus HBV là loại virus vô cùng nguy hiểm hiện nay. Chúng là nguyên nhân gây bệnh viêm gan B dẫn tới hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Việt Nam được coi là một quốc gia có tỷ lệ người nhiễm virus HBV rất cao, chiếm 15 – 20% trên tổng dân số. Cùng tìm hiểu những thông tin về virus HBV để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Virus HBV là gì?
Tên gọi
Virus HBV hay còn gọi là virus viêm gan B (tiếng Anh: Hepatitis B virus, viết tắt: HBV). Đây là một virus DNA thuộc chi Orthohepadnavirus, họ Hepadnaviridae, có gen di truyền ADN chuỗi kép với kích thước 27 nm.
HBV thuộc loại siêu vi trùng Hepadna có khả năng tồn tại vô cùng cao. Ở nhiệt độ 100 độ C, virus HBV có thể sống được 30 phút, nhiệt độ – 20 độ C virus có thể sống tới 20 năm. Ngoài ra, chugns có khả năng kháng ete nhưng lại không hoạt động trong formalin.
Cấu trúc của virus HBV
Trọng lượng phân tử của HBV là (2 x 10 mũ 6), được cấu tạo bởi 3200 nucleotide. HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J dựa vào trình tự các nucleotide. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể rất quan trọng trong việc xác định bệnh cũng như diễn tiến của bệnh viêm gan B.
Hình dáng của HBV là hình cầu. Vỏ ngoài của HBV bao gồm lipid và protein tạo thành một phần của bề mặt virion, được gọi là kháng nguyên bề mặt HBsAg. Bên trong lớp vỏ này là một lớp kháng nguyên hòa tan có hình hộp, được ký hiệu kháng nguyên HBeAg. Lớp lõi trong cùng có chứa enzyme polymerase DNA, phụ thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược.
ADN của HBV ở dạng vòng hai chuỗi gồm một chuỗi dài và một chuỗi ngắn, mang 4 đoạn gen chính.
Con đường lây nhiễm virus HBV
Virus HBV là nguyên nhân gây bệnh viêm gan virus B – một bệnh lý phổ biến toàn cầu. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng tùy thể trạng từng người bệnh. Sau đó bắt đầu hoạt động gây ra viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng cơ thể không tạo miễn dịch với virus bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và cơ thể nhiễm loại virus này suốt đời. Sau đây là một số con đường lây nhiễm virus HBV:
Truyền từ mẹ sang con
Xem thêm: Điểm trong thẻ VinID được dùng để làm gì?
Phụ nữ mang thai nhiễm virus HBV tỷ lệ lây nhiễm sang cho thai nhi rất cao. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm là 10%, 3 tháng cuối của thai kỳ tăng lên 60 – 70%. Nguy cơ lây nhiễm virus HBV có thể tăng lên 90% nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời ngay sau sinh. Có tới 50% số trẻ này có thể bị viêm gan B mãn tính và có nguy cơ mắc xơ gan khi trưởng thành.
Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào nhiễm virus viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào:
- Số lượng virus có trong cơ thể mẹ (tính theo ADN) trong ba tháng cuối thai kỳ.
- Nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ trong thời gian mang thai.
Truyền qua đường tình dục
Virus HBV có trong tinh dịch của nam giới và dịch tiết âm đạo của nữ giới. Virus có thể lây nhiễm cho đối phương thông qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Do đó, nếu không quan hệ tình dục an toàn có thể khiến bạn có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/gái mại dâm…
Chính vì vậy để tránh lây nhiễm virus HBV, nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không quan hệ bằng miệng hay sử dụng các dụng cụ tình dục không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Truyền qua đường máu
Virus HBV có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua đường máu khi:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Tiếp xúc với máu của người nhiễm virus HBV thông qua vết thương hở.
- Tiếp nhận máu của người nhiễm virus HBV.
- Dùng chung các vật dụng có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa…
- Sử dụng các dịch vụ làm đẹp, làm nail, xăm hình…khi các dụng cụ, máy móc không đảm bảo vệ sinh và có chứa virus gây bệnh.
- Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lý đúng quy cách.
Triệu chứng của người bệnh khi nhiễm virus HBV
Ở giai đoạn đầu, người nhiễm virus HBV có ít biểu hiện rõ rệt. Do các triệu chứng khó phát hiện nên phần lớn người bệnh khá chủ quan và bỏ qua. Các dấu hiệu nhiễm virus HBV rõ ràng khi bệnh viêm gan B đã tiến triển tới giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng của người bệnh nhiễm virus HBV thường gặp ở 30 – 50% người bệnh như:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Ăn uống không ngon, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu đậm màu, đi ngoài phân có màu khác thường.
- Thường xuyên sốt nhẹ về đêm.
- Có cảm giác ngứa ngáy trên da.
- Đau vùng gan, vị trí phía trên bên phải bụng.
➤ Xem chi tiết: Dấu hiệu bệnh viêm gan B theo từng thể bệnh
Các giai đoạn của người nhiễm virus HBV
Xem thêm: Innovation là gì? Tầm quan trọng của đổi mới trong doanh nghiệp
Người nhiễm virus HBV được chia làm 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính.
Giai đoạn cấp tính
Người bệnh có khả năng nhiễm virus từ 4 tuần đến 6 tháng với các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan, buồn nôn, phân bạc màu…Các xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao (thường tăng trên 5 lần), Bilirubin tăng cao, HBsAg (+)
Giai đoạn mãn tính
Khi cơ thể nhiễm virus HBV trên 6 tháng hoặc các chỉ số HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+). Men gan tăng từng đợt hoặc liên tục, tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan.
Các biến chứng của người nhiễm HBV
Sau khi nhiễm virus HBv, có hơn 90% trường hợp loại bỏ virus hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Có gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính, virus tồn tại suốt đời trong cơ thể và gây ra hậu quả:
- Gây suy giảm chức năng gan: Gan bị tổn thương dẫn tới suy giảm chức năng gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa…
- Xơ gan: Nhiễm virus HBV nếu không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không hiệu quả dễ dẫn tới biến chứng xơ gan trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn.
- Gan nhiễm mỡ: Khi chất béo không được chuyển hóa gây tích tụ lại gây ra gan nhiễm mỡ.
- Ung thư gan: Virus HBV làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến viêm gan cho tới xơ gan. Biến chứng ung thư gan thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.
- Viêm gan cho đến Xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan
Xét nghiệm kiểm tra virus HBV?
Xét nghiệm HBV ngày càng được coi trọng hơn nhằm giúp bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe, đặc biệt là tình trạng gan của mình một cách cụ thể. Xét nghiệm nhằm kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HBV hay không và đang ở giai đoạn nhiễm nào. Từ đó có biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus một cách kịp thời.
Để kiểm tra có bị nhiễm virus HBV hay không, đã từng nhiễm hay nồng độ kháng thể cần phải thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết sau:
Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg): Xét nghiệm này thực hiện nhằm mục đích sàng lọc, phát hiện và giúp bác sĩ chẩn đoán xem có sự xuất hiện của virus HBV hay không. Thông thường, xét nghiệm này dùng để xác định người mang virus kể cả có biểu hiện và triệu chứng lâm sàng hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này lại không phát hiện viêm gan B thể ẩn (OBI).
Xem thêm: TOP 26 mặt hàng kinh doanh online HOT nhất hiện nay – Sapo
Kháng thể bề mặt virus viêm gan B (anti-HBs): Được chỉ định khi cần xác định cơ thể có đủ nồng độ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm vắc xin chưa hoặc đã tạo đáp ứng kháng thể. Hay nói đơn giản hơn là khỏi bệnh sau khi nhiễm HBV cấp tính hay chưa.
Kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của HBV (anti-HBc): Đây là chất được cơ thể sản sinh ra nhằm chống lại kháng nguyên tồn tại trong lõi của virus HBV. Xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện bạn nhiễm HBV thể cấp hay mạn tính hay trong đợt cấp của viêm gan B mạn tính.
Kháng nguyên vỏ của vi rút viêm gan B (HbeAg): Mục đích của xét nghiệm này nhằm đánh giá khả năng lây nhiễm của virus HBV đối với từng người khỏe mạnh. Đồng thời dựa vào kết quả cũng như diễn biến của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Xét nghiệm kháng thể Anti-Hbe: Đây là kháng thể kháng HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ cơ thể có miễn dịch một phần. Nếu Anti-HBe âm tính thì cơ thể chưa có miễn dịch với virus HBV.
Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B (HBV-DNA): Xét nghiệm này được tiến hành để xác định cụ thể số lượng virus HBV tồn tại trong đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh. Số lượng được đo bằng đơn vị IU/ml hoặc copy/ml. Xét nghiệm này có ý nghĩa quan trọng, giúp chẩn đoán viêm gan B thể ẩn (OBI), quyết định điều trị thuốc kháng virus và theo dõi trong quá trình điều trị.
Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus HBV?
Để phòng tránh virus HBV, bạn cần tiêm vắc xin (nếu chưa bị nhiễm virus HBV). Tiêm vắc xin ngừa bệnh là điều rất cần thiết cho trẻ em và người trưởng thành. Cụ thể:
Với trẻ em
Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:
- Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh (+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG đối với trẻ em sinh ra từ người mẹ bị nhiễm virus HBV).
- Mũi 2: 2 tháng tuổi.
- Mũi 3: 3 tháng tuổi.
- Mũi 4: 4 tháng tuổi.
Với người lớn
- Mũi 1
- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.
Bên cạnh đó, cần thực hiện một số biện pháp khác nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus HBV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng, khuyên tai với bất kỳ ai. Không sử dụng chung bơm kim tiêm. Cần khám chữa bệnh ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo dụng cụ y tế được vô trùng đúng chuẩn.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan