Bài 14, 15, 16, 17 trang 64 SBT Toán 9 Tập 1

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Bài 14 sbt toán 9 tập 1 hay nhất và đầy đủ nhất

Video Bài 14 sbt toán 9 tập 1

Bài 14, 15, 16, 17 trang 64 SBT Toán 9 Tập 1

Bài 14 trang 64 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: a. Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

y = x + √3 (1)

y = 2x + √3 (2)

b. Gọi giao điểm của đường thẳng y = x + √3 với các trục Ox, Oy theo thứ tự là A, B và giao điểm của đường thẳng y = 2x + √3 với các trục Ox, Oy theo thứ tự là A, C. Tính các góc của tam giác ABC.

Lời giải:

a. *Vẽ đồ thị của hàm số y = x + √3

Cho x = 0 thì y = √3 . Ta có: A(0; √3 )

Cho y = 0 thì x + √3 = 0 => x = – √3 . Ta có: B(-√3 ; 0)

Cách tìm điểm có tung độ bằng √3 trên trục Oy:

– Dựng điểm M(1; 1). Ta có: OM = √2

– Dựng cung tròn tâm O bán kính OM cắt trục OX tại điểm có hoành độ bằng 2

– Dựng điểm N(1; √2 ). Ta có: ON = √3

– Vẽ cung tròn tâm O bán kính ON cắt trục Oy tại A có tung độ 3 cắt tia đối của Ox tại B có hoành độ -3

Đồ thị của hàm số y = x + √3 là đường thẳng AB.

*Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x + √3

Cho x = 0 thì y = √3 . Ta có: A(0; √3 )

Cho y = 0 thì 2x + √3 = 0 => x = – √3/2 . Ta có: C(-√3/2 ; 0)

Đồ thị của hàm số y = 2x + √3 là đường thẳng AC.

Bài 15 trang 64 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho hàm số y = (m – 3)x

a. Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến? Nghịch biến?

b. Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1; 2)

c. Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm B(1; -2)

d. Vẽ đồ thị của hai hàm số ứng với giá trị của m tìm được ở các câu b, c.

Lời giải:

Xem thêm: Cảm nghĩ về hình tượng phụ nữ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ

Điều kiện: m – 3 ≠ 0 ⇔ m ≠ 3

a. *Hàm số đồng biến khi hệ số a = m – 3 > 0 ⇔ m > 3

Vậy với m > 3 thì hàm số y = (m – 3)x đồng biến.

*Hàm số nghịch biến khi hệ số a = m – 3 < 0 ⇔ m < 3

Vậy với m < 3 thì hàm số y = (m – 3)x nghịch biến.

b. Đồ thị của hàm số y = (m – 3)x đi qua điểm A(1; 2) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình hàm số.

Ta có: 2 = (m – 3).1 ⇔ 2 = m – 3 ⇔ m = 5

vGiá trị m = 5 thỏa mãn điều kiện bài toán.

Vậy với m = 5 thì đồ thị hàm sô y = (m – 3)x đi qua điểm A(1; 2).

c. Đồ thị của hàm số y = (m – 3)x đi qua điểm B(1; -2) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình hàm số.

Ta có: -2 = (m – 3).1 ⇔ -2 = m – 3 ⇔ m = 1

Giá trị m = 1 thỏa mãn điều kiện bài toán.

Vậy với m = 1 thì đồ thị hàm số y = (m – 3)x đi qua điểm B(1; -2)

d. Khi m = 5 thì ta có hàm số: y = 2x

Khi m = 1 thì ta có hàm số: y = -2x

*Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x

Cho x = 0 thì y = 0. Ta có: O(0; 0)

Cho x = 1 thì y = 2. Ta có: A(1; 2)

Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y = 2x

*Vẽ đồ thị của hàm số y = -2x

Cho x = 0 thì y = 0. Ta có: O(0; 0)

Cho x = 1 thì y = -2. Ta có: B(1; -2)

Đường thẳng OB là đồ thị hàm số y = -2x

Bài 16 trang 64 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho hàm số y = (a – 1)x + a

a. Xác định giá trị của a để đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2.

b. Xác định giá trị của a để đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3.

Xem thêm: Đề thi Toán 9 Học kì 2 năm 2022 – 2023 có đáp án (40 đề)

c. Vẽ đồ thị của hai hàm số ứng với giá trị của a tìm được ở các câu a, b trên cùng hệ trục tọa độ Oxy và tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ được.

Lời giải:

a. Hàm số y = (a – 1)x + a (a ≠ 1) là hàm số bậc nhất có đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng y = 2 nên a = 2.

b. Hàm số y = (a – 1)x + a (a ≠ 1) là hàm số bậc nhất có đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = -3 nên tung độ giao điểm này bằng 0.

Ta có: 0 = (a – 1)(-3) + a ⇔ -3x + 3 + a = 0

⇔ -2a = -3 ⇔ a = 1,5

c. Khi a = 2 thì ta có hàm số: y = x + 2

Khi a = 1,5 thì ta có hàm số: y = 0,5x + 1,5

*Vẽ đồ thị của hàm số y = x + 2

Cho x = 0 thì y = 2. Ta có: A(0; 2)

Cho y = 0 thì x = -2. Ta có: B(-2; 0)

Đường thẳng AB là đồ thị hàm số y = x + 2

*Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x + 1,5

Cho x = 0 thì y = 1,5. Ta có: C(0; 1,5)

Cho y = 0 thì x = -3. Ta có: D(-3; 0)

Đường thẳng CD là đồ thị hàm số y = 0,5x + 1,5.

*Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng:

Gọi I(x1; y1) là tọa độ giao điểm của hai đường thẳng.

Ta có: I thuộc đường thẳng y = x + 2 nên y1 = x1 + 2

I thuộc đường thẳng y = 0,5x + 1,5 nên y1 = 0,5×1 + 1,5

Suy ra: x1 + 2 = 0,5×1 + 1,5 ⇔ 0,5×1= -0,5 ⇔ x1 = -1

x1 = -1 ⇒ y1 = -1 + 2 = 1

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là I(-1; 1)

Bài 17 trang 64 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: a. Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ Oxy đồ thị các hàm số sau đây:

y = x (d1)

Xem thêm: Định nghĩa khoa học tự nhiên là gì và một số kiến thức cần biết

y = 2x (d2)

y = -x + 3 (d3)

b. Đường thẳng (d3) cắt đường thẳng (d1) và (d2) theo thứ tự tại A, B. Tìm tọa độ của các điểm A, B.

Lời giải:

a. *Vẽ đồ thị của hàm số y = x

Cho x = 0 thì y = 0

Cho x = 1 thì y = 1

Đồ thị hàm số y = x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm (1; 1)

*Vẽ đồ thị hàm số y = 2x

Cho x = 0 thì y = 0

Cho x = 1 thì y = 2

Đồ thị hàm số y = 2x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm (1;2)

*Vẽ đồ thị của hàm số y = -x + 3

Cho x = 0 thì y = 3. Ta có điểm (0; 3)

Cho y = 0 thì x = 3. Ta có điểm (3; 0)

Đồ thị hàm số y = -x + 3 là đường thẳng đi qua hai điểm (0; 3) và (3; 0)

b. *Gọi A(x1; y1), B(x2; y2) lần lượt là tọa độ giao điểm của đường thẳng (d3) với hai đường thẳng (d1), (d2)

Ta có: A thuộc đường thẳng y = x nên y1 = x1

A thuộc đường thẳng y = -x + 3 nên y1 = -x1 + 3

Suy ra: x1 = -x1 + 3 ⇔ 2×1 = 3 ⇔ x1 = 1,5

x1 = 1,5 ⇒ y1 = 1,5

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d1) và (d2) là A(1,5; 1,5)

Ta có: 2×2 = -x2 + 3 ⇔ 3×2 = 3 ⇔ x2 = 1

x2 = 1 ⇒ y2 = 2

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d2) và (d3) là B(1; 2).

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử