Duới đây là các thông tin và kiến thức về Bài 34 etilen axetilen hay nhất và đầy đủ nhất
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 34: ETILEN – AXETILEN (T2) I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức Quan sát mô hình phân tử, viết được CTPT, CTCT và nêu được các đặc điểm cấu tạo của etylen, axetilen. Nêu được tính chất vật lí và viết được PTHH minh họa một số tính chất hóa học của etilen và axetilen. Nêu được ứng dụng quan trọng của etilen và axetilen. 2. Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen và axetilen. Phân biệt được khí etilen và axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học. Tính % thể tích khí etilen và axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng (đktc). 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ hoá học, thực nghiệm sư phạm. Năng lực chuyên biệt: hợp tác, tự học. Phẩm chất: chăm học, trách nhiệm. II. Chuẩn bị GV: Mô hình phân tử etilen và axetilen dạng rỗng và đặc, ống nghiệm, đèn cồn, video 1 số thí nghiệm về etilen và axetilen, đất đèn, dd brom, cồn 96°, H2SO4 đặc… HS tìm hiểu trước bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p) GV: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi + Nêu các tính chất hóa học của etilen HS: Trình bày câu trả lời 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC • Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí và cấu tạo phân tử của axetilen (10p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ 3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu TC vật lí của axetilen. Đặt câu hỏi: + Trình này TC vật lí của axetilen HS: Trình bày câu trả lời
GV: Cho HS quan sát mô hình phân tử axetilen dạng rỗng và đặc, yêu cầu HS so sánh với CTCT đã viết ở phân khởi động xem có đúng không. HS: So sánh trả lời GV: Chốt. Sau đó GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền khuyết. HS: Thảo luận. Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Hướng dẫn, chốt. B. Hoạt động hình thành kiến thức II. Axetilen 1. Tính chất vật lí Khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 2. Cấu tạo phân tử. Phân tử axetilen có 2 liên kết đôi giữa 2 nguyên tử C, trong đó có 2 liên kết kém bền dễ đứt ra trong PƯHH, gây ra tính chất hóa học đặc trưng cho axetilen.
• Hoạt động 2: Tính chất hóa học của axetilen (16p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ 3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV đặt câu hỏi: Từ đặc điểm cấu tạo của axetilen dự đoán có TCHH giống etilen không vì sao ? HS: Trình bày, cá nhân khác nhận xét, bổ sung. GV: Cho HS quan sát video về thí nghiệm của axtilen. Sau đó các nhóm hoàn thành phiếu học tập, kết hợp đọc thông tin. + Axetilen có cháy không ? Tại sao ? Viết PTHH + Viết PTHH của axtilen với brom + So sánh số liên kết đôi kém bền trong phân tử axetilen với etilen => phản ứng cộng brom của hai chất có đặc điểm gì khác nhau HS: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập và trình bày câu trả lời. 3. Tính chất hóa học. a. Phản ứng cháy. 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O b. Tác dụng với dung dịch brom CH CH + Br2 → CHBr = CHBr CHBr = CHBr + Br2 → CH2Br – CH2Br (CH CH + 2Br2 → CH2Br – CH2Br) – Axetilen có phản ứng cộng brom giống etilen. – Trong phân tử axetilen có 2 liên kết kém bền nên có thể cộng 2 phân tử brom • Hoạt động 3: Ứng dụng (3p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: tia chớp 3. Hình thức tổ chức: cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS đọc thông tin tài liệu + Trình bày các ứng dụng của axetilen. + Tại sao axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen ? HS: Lần lượt trả lời nhanh. 4. Ứng dụng Tài liệu trang 19. • Hoạt động 4: Điều chế (3p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: tia chớp 3. Hình thức tổ chức: cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS đọc thông tin tài liệu và cho biết cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, viết PTHH. HS: Trình bày câu trả lời 5. Điều chế a, Trong phòng thí nghiệm PTHH: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 b, Trong công nghiệp 2CH4 C2H2
4. Củng cố – Luyện tập (6p) GV: Tổng hợp kiến thức và đặt câu hỏi: + Trình bày đặc điểm cấu tạo, TCHH của axetilen. + Trình bày ứng dụng và cách điều chế axetilen HS: Trình bày câu trả lời 5. Tìm tòi và mở rộng (1p) GV: Nhắc nhở HS về nhà: + Học bài + Tìm hiểu phần C, D, E
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan