Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 8

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Bài 8 áp suất chất lỏng bình thông nhau hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Video Bài 8 áp suất chất lỏng bình thông nhau

Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau được THPT Lê Hồng Phong biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Ví dụ: Người thợ lặn khi lặn dưới đáy biển sâu phải mặc bộ áo lặn có thể chịu được áp suất cao do phần nước biển phía trên ép xuống.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Công thức tính áp suất chất lỏng

– Công thức: p = d.h

Trong đó: h là chiều cao của cột chất lỏng (m)

d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

p là áp suất đáy cột chất lỏng (N/m2 hay Pa)

(Trọng lượng riêng bằng khối lượng riêng nhân với 10).

– Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ cao h) có độ lớn như nhau.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Lưu ý:

Nếu bình chứa hai chất lỏng không hòa tan thì áp suất tại một điểm ở đáy bình được tính bằng công thức: p = d1.h1 + d2.h2

Trong đó: h1 và h2 là độ cao của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.

d1 và d2 là trọng lượng riêng của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Bình thông nhau

– Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần đáy được nối thông với nhau.

– Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh).

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Lưu ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy thủy lực.

Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 8

Bài C1 (trang 28 SGK Vật Lý 8)

Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (H.8.3a). Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi ta đổ nước vào bình và cho biết các màng cao su bị biến dạng (H.8.3b) chứng tỏ điều gì?

Bài C1 (trang 28 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Các màng cao su bị căng phồng ra chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

Bài C2 (trang 28 SGK Vật Lý 8)

Sử dụng thí nghiệm trong hình vẽ (câu 1) và cho biết có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?

Lời giải:

Chất lỏng gây áp suất lên bình theo mọi phương chứ không theo một phương như chất rắn.

Bài C3 (trang 29 SGK Vật Lý 8)

Lấy một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy. Muốn D đậy kín đáy ống ra phải dùng tay kéo dây buộc đĩa D lên (H.8.4a). Khi nhất bình vào sâu trong nước rồi buông tay kéo sợi dây ra, đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi quay bình theo các phương khác nhau (H.8.4b). Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Bài C3 (trang 29 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Điều này chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.

Bài C4 (trang 29 SGK Vật Lý 8)

Dựa vào các thí nghiệm trên, chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau đây:

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên ……… bình, mà lên cả …… bình và các vật ở …… chất lỏng.

Lời giải:

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.

Bài C5 (trang 30 SGK Vật Lý 8)

Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau (bình thông nhau). Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm của áp suất chất lỏng nêu ở trên để so sánh áp suất pA, pB và dự đoán xem nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái vẽ ở hình 8.6a, b, c.

Bài C5 (trang 30 SGK Vật Lý 8)

Sử dụng thí nghiệm như hình 8.6a, b, c, tìm từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận dưới đây:

Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở………độ cao.

Lời giải:

Mực nước trong bình sẽ ở trạng thái như hình 8.6c SGK (mực nước ở hai nhánh bằng nhau).

Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.

Bài C6 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?

Lời giải:

Khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra rất lớn, con người nếu không mặc áo lặn sẽ không thể chịu được áp suất này.

Bài C7 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m.

Lời giải:

Trọng lượng riêng của nước: d = 10000 N/m3.

Áp suất tác dụng lên đáy thùng là:

p = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 N/m2.

Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 0,4 m là:

p = d.h2 = 10000.(1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

Bài C8 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Trong hai ấm ở hình 8.8 ấm nào đựng được nhiều nước hơn?Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Bài C8 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Ta thấy vòi ấm và phần thân ấm chính là bình thông nhau, mực nước trong ấm và trong vòi luôn có cùng độ cao nên ấm có vòi cao hơn sẽ đựng được nhiều nước hơn.

Bài C9 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Hình 8.9 là một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Bài C9 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Phần A và ống B là hai nhánh của bình thông nhau, mực chất lỏng của hai nhánh này luôn bằng nhau, quan sát mực chất lỏng ở nhánh B (nhờ ống trong suốt) ta biết mực chất lỏng của bình A.

Bài C10 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Người ta dùng một lực 1000N để nâng một vật nặng 50000N bằng một máy thủy lực. Hỏi diện tích pit tông lớn và nhỏ của máy thủy lực này có đặc điểm gì?

Lời giải:

Để nâng được vật nặng F = 50000N bằng một lực f = 1000N thì diện tích S của pit-tông lớn và diện tích s của pit-tông nhỏ của máy thủy lực phải thỏa mãn điều kiện:

Bài C10 (trang 31 SGK Vật Lý 8)

Vậy diện tích pit-tông lớn bằng 50 lần diện tích pit-tông nhỏ.

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 8

Bài 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Lời giải:

Xem thêm: Tổng hợp những câu đố vui, ý nghĩa về ngày Tết có đáp án

Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật

ở trong lòng nó.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.

D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

Lời giải:

D – sai vì: Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng

đứng yên là như nhau

Đáp án cần chọn là: D

Bài 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.

C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.

D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Lời giải:

Xem thêm: Tổng hợp những câu đố vui, ý nghĩa về ngày Tết có đáp án

Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật

ở trong lòng nó.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 4: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.

D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.

Lời giải:

Xem thêm: Tổng hợp những câu đố vui, ý nghĩa về ngày Tết có đáp án

Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật

ở trong lòng nó.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 5: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A.

B. p = dh

C. p = dV

D.

Lời giải:

p = d.h

Trong đó:

+ p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6: Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách mặt thoáng có độ cao h là:

A. p = d.h

B. p = h/d

C. p = d/h

D. Một công thức khác

Lời giải:

p = d.h

Trong đó:

+ p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 7: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Lời giải:

Ta có: áp suất chất lỏng p = dh

=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 8: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Lời giải:

Ta có: áp suất chất lỏng p = dh

=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 9: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Lời giải:

A, C, D – đúng

B – sai vì: tiết diện của nhánh bình thông nhau không nhất thiết phải bằng nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 10: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau

D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

Lời giải:

D – đúng

A, B, C – sai

Đáp án cần chọn là: D

Bài 11: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

Lời giải:

Gọi Pd là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết

V1 là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ

dn là trọng lượng riêng của nước

FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan

P2 là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành

V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành

Ta có:

+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:

Pd = FA = V1dn

+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là: P2 = V2dn →

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:

P2 = Pd → V2 = V1

=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.

=> Mực nước trong cốc không thay đổi.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 12: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. p1 = p2 = p3

B. p1 > p2 > p3

C. p3 > p2 > p1

D. p2 > p3 > p1

Lời giải:

Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: p = dh

Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình là như nhau, mà 3 bình lại chứa cùng một lượng nước như nhau

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy của 3 bình là như nhau hay p1= p2 = p3

Đáp án cần chọn là: A

Bài 13: Ba bình 1, 2, 3 cùng đựng nước như hình. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. Bình 1.

Xem thêm: 299+ Ảnh Vẽ tranh ước mơ của em làm bác sĩ – THPT Lê Hồng Phong

B. Bình 2.

C. Bình 3.

D. Đáp án khác.

Lời giải:

Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: p = dh

Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình như nhau, mà 3 bình lại cùng đựng nước (tức là chất lỏng trong các bình có cùng trọng lượng riêng)

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy 3 bình là như nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 14: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

A. Tại M

B. Tại N

C. Tại P

D. Tại Q

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Từ hình ta thấy, điểm M gần mặt thoáng nhất hay hM nhỏ nhất

=> áp suất tại điểm M là nhỏ nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 15: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất.

B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.

C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.

D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất.

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Từ hình ta thấy, điểm H gần mặt thoáng nhất hay hH nhỏ nhất

=> áp suất tại điểm H là nhỏ nhất.

Điểm R xa mặt thoáng nhất hay hR lớn nhất

=> áp suất tại điểm R là lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 16: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. Bình 1

B. Bình 2

C. Bình 3

D. Bình 4

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Từ hình ta thấy, bình 1 có chiều cao cột chất lỏng lớn nhất

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1 lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 17: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. Bình 1

B. Bình 2

C. Bình 3

D. Bình 4

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Từ hình ta thấy, bình 4 có chiều cao cột chất lỏng nhỏ nhất

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 4 nhỏ nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 18: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. p1 > p2 > p3

B. p2 > p3 > p1

C. p3 > p1 > p2

D. p2 > p1 > p3

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó:

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau

Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

Ta suy ra: p3 > p1 > p2

Đáp án cần chọn là: C

Bài 19: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. Bình (1)

B. Bình (2)

C. Bình (3)

D. Ba bình bằng nhau.

Lời giải:

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó:

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau

Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

Ta suy ra: bình (3) có áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình là lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 20: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tàu đang lặn xuống

B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

C. Tàu đang từ từ nổi lên

D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Lời giải:

Theo đầu bài, ta có:

+ Áp suất ban đầu là 875000N/m2

+ Áp suất lúc sau là: 1165000N/m2

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Áp suất lúc sau lớn hơn áp suất ban đầu

Xem thêm: Giải Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét

=> Độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn lúc đầu

=> Tàu đang lặn xuống

Đáp án cần chọn là: A

Bài 21: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A. 2500Pa

B. 400Pa

C. 250Pa

D. 25000Pa

Lời giải:

Bài 22: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A.10000Pa

B. 400Pa

C. 250Pa

D. 25000Pa

Lời giải:

Ta có:

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: p = dh = 10000.1 = 10000Pa

Đáp án cần chọn là: A

Bài 23: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

A. 1440Pa

B. 1280Pa

C. 12800Pa

D. 1600Pa

Lời giải:

Ta có:

+ Khoảng cách từ điểm M đến mặt thoáng là: h =1,8 − 0,2 = 1,6m

+ Trọng lượng riêng của rượu: d = 10.800 = 8000N/m3

=> Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M là:

pM = d.h = 8000.1,6 = 12800Pa

Đáp án cần chọn là: C

Bài 24: Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.

A. 8000 N/m2

B. 2000N/m2

C. 6000N/m2

D. 60000N/m2

Lời giải:

Ta có:

+ Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là: h = 0,8 − 0,2 = 0,6m

+ Trọng lượng riêng của nước: d =10000N/m3

=> Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là:

pA = d.h = 10000.0,6 = 6000Pa

Đáp án cần chọn là: C

Bài 25: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

A. 13,6 lần

B. 1,36 lần

C. 136 lần

D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Lời giải:

Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là:

Từ đề bài, ta có:

Ta suy ra:

Đáp án cần chọn là: A

Bài 26: Cho khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

A. 1,25 lần

B. 1,36 lần

C. 14,6 lần

D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Lời giải:

Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là:

Từ đề bài, ta có:

Ta suy ra:

Đáp án cần chọn là: A

Bài 27: Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. pA > pB > pC > pD

B. pA > pB > pC = pD

C. pA < pB < pC = pD

D. pA < pB < pC < pD

Lời giải:

Ta có: p = dh

Từ hình, ta thấy

hA > hB > hC = hD

=> pA > pB > pC = pD

Đáp án cần chọn là: B

Bài 28: Dựa vào 4 hình vẽ dưới, hãy chọn cách sắp xếp đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

A. C – A – D – B

B. C -A – B – D

C. B – D – A – C

D. D – C – A – B

Lời giải:

Ta có: p = dh

Từ hình, ta thấy

hC > hA > hD > hB → pC > pA > pD >pB

=> Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình là: B – D – A – C

Đáp án cần chọn là: C

Bài 29: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000N/m3 và d2 = 10000N/m3.

A. 64 cm

B. 42,5 cm

C. 35,6 cm

D. 32 cm

Lời giải:

Vì chiều cao của 2 cột thủy ngân là bằng nhau nên áp suất của nước tại B bằng áp suất của axit sunfuaric tại A

Gọi độ cao của cột axit sunfuaric là hA

Độ cao của cột nước là hB = 64cm = 0,64m

Ta có, áp suất tại A và B bằng nhau

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau do THPT Lê Hồng Phong biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Vật Lý 8

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử