Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh từ A đến Z – Glints

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Bảng mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Nếu bạn đang băn khoăn không biết trưởng phòng kinh doanh làm những công việc gì? Cần những kỹ năng gì khi làm việc? Thì chi tiết mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh trong bài viết sau đây của Glints chính là câu trả lời cho thắc mắc của bạn.

Theo dõi ngay để có câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc của mình nhé.

Trưởng phòng kinh doanh là làm gì?

Trường phòng kinh doanh là gì? Là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động về tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm các cách làm hiệu quả để tăng doanh thu và số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Trưởng phòng kinh doanh là vị trí có thể làm việc ở địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

Trong quá trình bán hàng trưởng phòng kinh doanh sẽ là người quản lý và hỗ trợ đội ngũ đại diện bán hàng. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm thiểu vai trò kinh doanh của trường phòng và gia tăng nhiệm vụ công việc đối với các đại diện bán sản phẩm.

Đọc thêm: Lương Trưởng Phòng Kinh Doanh Bao Nhiêu? Lộ Trình Thăng Tiến Thế Nào?

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

Sau đây là bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này.

Quản lý hoạt động kinh doanh

Công việc của trưởng phòng kinh doanh liên quan chủ yếu đến kinh doanh. Họ dành nhiều rất nhiều thời gian cho công việc và khách hàng của mình.

Cụ thể khi quản lý hoạt động kinh doanh, trách nhiệm của trưởng phòng kinh doanhsẽ là:

  • Thực hiện xác định mục tiêu kinh doanh, cụ thể như mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đưa ra các chương trình thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh qua đó đưa ra các dự toán về doanh thu cho giai đoạn tiếp theo.
  • Lên ngân sách, chi phí cho các hoạt động kinh doanh.
  • Phối hợp làm việc với các phòng ban khác, cụ thể là phòng marketing.

Quản lý nhân sự

Bên cạnh công việc quản lý hoạt động kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh là người lên kế hoạch, chỉ tiêu và các tiêu chuẩn cho những thành viên trong nhóm của mình. Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh còn là người đốc thúc, tạo động lực cho các thành viên khác trong team làm việc.

Xem thêm: Tuyển tập 15 câu Slogan tiếng Anh cực đỉnh

Trong các doanh nghiệp, phòng kinh doanh được ví như một đơn vị độc lập và trưởng phòng kinh doanh là đảm bảo cho phòng hoạt động hiệu quả. Trưởng phòng còn là người huấn luyện, đào tạo cho các nhân sự của mình về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, vị trí này cũng tham gia vào quá trình setup nhân sự, tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp.

Quản lý nhu cầu của khách hàng

Bảng mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh không thể thiếu công việc quản lý nhu cầu, mối quan hệ của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Để tăng doanh thu, trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp với doanh nghiệp. Họ cũng là cầu nối giữa người mua và doanh nghiệp. Khi có sự cố, vấn đề từ phía khách hàng trưởng phòng kinh doanh sẽ là người đưa ra phương án giải quyết, hoặc báo cáo với quản lý trong thời gian sớm nhất.

Một số công việc khác

Ngoài các công việc trên, trưởng phòng kinh doanh sẽ thực hiện các công việc, nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo, giám đốc. Tuy nhiên, tùy vào từng quy mô doanh nghiệp mà mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh sẽ có sự khác nhau.

Đọc thêm: Trưởng Phòng Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Marketing 2022

Làm thế nào để làm trưởng phòng kinh doanh?

Về học vấn, kinh nghiệm

Trưởng phòng kinh doanh phải có bằng đại học liên quan đến các ngành như kế toán, marketing, tài chính, kinh tế. Đây là điều kiện đi kèm khi ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng.

Ngoài ra, yêu cầu về kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định nếu bạn muốn làm việc tại vị trí trưởng phòng kinh doanh.

Thông thường, từng doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau về số năm kinh nghiệm và thường là từ 1 – 5 năm.

Về kỹ năng

Tuyển dụng, tuyển chọn nhân tài

Là một trưởng phòng kinh doanh, bạn cần biết cách xác định những đại diện bán hàng tài năng trong suốt quá trình tuyển dụng.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ tác quyền nội dung – gobranding

Mặc dù, nhiệm vụ của bạn với tư cách là trưởng phòng kinh doanh sẽ liên quan đến việc thúc đẩy và đào tạo nhóm bán hàng hiện có. Tuy nhiên, việc xác định những tân binh tốt nhất để thay thế những nhân viên đã rời đi có thể giúp bạn củng cố đội bán hàng của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Tập trung vào những gì họ đang nói giúp cho trưởng phòng kinh doanh đặt những câu hỏi tiếp theo thông minh và cho họ biết bạn thực sự quan tâm đến những gì họ đang nói.

Đặc biệt, kỹ năng lắng nghe sẽ đảm bảo bạn có thể cung cấp cho họ các công cụ, tài nguyên hoặc sự trợ giúp phù hợp khi họ cần nhất.

Đào tạo

Để giúp nhóm bán hàng của bạn đạt kết quả tốt, điều quan trọng là phải tổ chức đào tạo và huấn luyện bán hàng.

Đào tạo bán hàng thường liên quan đến phương pháp bán hàng và kiến thức sản phẩm. Việc đào tạo bán hàng đề cập đến việc khuyến khích một hành vi cụ thể có thể thúc đẩy nhóm của bạn đạt được thành công lâu dài.

Khi bạn có kỹ năng huấn luyện vững chắc, bạn sẽ có nhiều kỹ năng giúp các thành viên trong nhóm của mình phát triển với tư cách là một nhân viên bán hàng.

Nghệ thuật giao tiếp

Phần lớn công việc của bạn với tư cách là trưởng phòng kinh doanh thường liên quan đến việc gặp gỡ và nói chuyện với nhân viên bán hàng trong nhóm của mình.

Vậy nên, điều quan trọng là bạn phải biết cách tương tác với những cá nhân đó. Ngoài ra, có kỹ năng giao tiếp tốt đảm bảo bạn đang cung cấp thông tin chính xác cho nhân viên của mình và các nhóm khác một cách hiệu quả thông qua phương tiện phù hợp.

Lãnh đạo nhóm

Để quản lý và hướng dẫn đội ngũ nhân viên kinh doanh, bạn không chỉ cần có kỹ năng lãnh đạo vững vàng mà còn phải biết vai trò của một người lãnh đạo.

Xem thêm: Top 10 Marketing Agency Việt Nam Chuyên Nghiệp, Uy Tín – Glints

Là một nhà lãnh đạo, trách nhiệm của trưởng phòng kinh doanh là thúc đẩy nhóm của mình và cung cấp cho họ các nguồn lực và công cụ cần thiết để nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. Lãnh đạo hiệu quả cũng cho phép bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh của nhân viên mình và cải thiện những thiếu sót.

Óc phân tích

Là một trưởng phòng kinh doanh, bạn phải làm việc và phân tích các con số một cách thường xuyên. Do đó, điều quan trọng là phải có kiến thức và kỹ năng toán học vững vàng.

Quản lý thời gian

Quản lý thời gian bao gồm việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ, duy trì công việc hiệu quả và dành nhiều thời gian cho một số nhiệm vụ nhất định. Vì người quản lý bán hàng phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, vì thế điều quan trọng là phải biết cách tận dụng thời gian của mình để hoàn tất công việc hiệu quả nhất.

Kỹ năng quản lý thời gian một cách hiệu quả cho phép bạn duy trì năng suất và hoàn thành phần lớn công việc, nhiệm vụ đúng thời hạn.

Giải quyết vấn đề

Khi bạn làm trưởng phòng kinh doanh, điều quan trọng là phải biết cách giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh.

Khi bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sẽ giúp nhân viên bán hàng trong nhóm của bạn thực hiện công việc của bán hàng của mình dễ dàng hơn. Từ đó nâng cao doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Hành Chính Và Thu Nhập 2022

Mức lương đáng mong đợi của sales manager

So với những năm trước đây, mức lương của trưởng phòng kinh doanh được cải thiện hơn rất nhiều, mức lương trung bình của vị trí công việc này là 20.800.000 VNĐ/tháng, bạn có thể tham khảo các mức sau đây:

  • Mức lương thấp nhất: 6.000.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương bậc thấp: 15.000.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương mức trung bình: 20.800.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương bậc cao: 26.600.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương cao nhất: 80.000.000 VNĐ/tháng

Lời kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, Glints đã giúp bạn dễ dàng hình dung hơn về công việc này khi làm việc trong các doanh nghiệp hiện nay.

Tác Giả

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend
5 Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend 2023
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media