Dưới đây là danh sách Brand manager là gì hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong thị trường kinh tế ngày càng khốc liệt thì yếu tố thương hiệu nhất định phải được xem trọng. Vì vậy, vị trí Brand Manager ngày càng xuất hiện nhiều hơn và góp phần không nhỏ trong sự phát triển lâu dài và bền vững của các công ty.
Brand Manager là gì? Công việc và trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp là gì? Các kỹ năng để trở thành một Brand Marketing giỏi cũng như con đường sự nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này.
Brand Manager là gì?
Brand Manager (hay còn gọi là Giám đốc Thương hiệu hoặc Trưởng phòng Thương hiệu) là người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu và giúp thương hiệu được nhận diện trên thị trường.
Brand Manager là một danh từ tiếng Anh chuyên ngành, trong đó “Brand” nghĩa là “thương hiệu” – các giá trị vô hình chỉ thuộc tính của một sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí con người như: tên, tuổi, bao bì, giá thành, câu chuyện đằng sau,… và “Manager” được hiểu là “người quản lý”.
Đọc thêm: Brand Marketing là gì?
Công việc của một Brand Manager là gì?
Vị trí Brand Manager có vai trò quản trị sự phát triển của thương hiệu, đưa công ty lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hoặc sản phẩm. Đây là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng khi mang đến nhiều cơ hội và thách thức lớn.
“Đọc vị” thị trường và đối thủ cạnh tranh
Trong việc xây dựng chiến lược truyền thông nói chung, mọi người vẫn thường coi trọng sự sáng tạo hơn cả thảy và xem nó là cốt lõi thành bại.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc phát triển thương hiệu lại giống như một cuộc thi chạy tiếp sức đường dài “khốc liệt” với các đối thủ cạnh tranh và chiến thắng cuối cùng là thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.
Để làm được điều này, Giám đốc Thương hiệu phải là người biết cách “đọc vị” không chỉ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, mà còn cần hiểu rõ vị thế của chính doanh nghiệp của mình như: khách hàng mục tiêu, nhà cung cấp, nhà phân phối,… điểm mạnh và cả điểm yếu trong “thương trường như chiến trường này”.
Lên chiến lược định vị thương hiệu
Việc đầu tiên bạn cần làm khi đảm nhận vị trí Brand Manager là xây dựng định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là quá trình xác định giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng thông qua mô hình 6Ps – “Kim Chỉ Nam” của thương hiệu bao gồm:
- Proposition – “Lời hứa” của thương hiệu với khách hàng hay còn được hiểu là “tính cách” thương hiệu và cách tiếp cận của nó vào trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu tốt là một thương hiệu thể hiện những gì người tiêu dùng thích và cần.
- Product – “Chất lượng là vàng!”. Dù sản phẩm của bạn được bán như thế nào thì điều đầu tiên phải đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là giá trị cốt lõi mà người tiêu dùng quan tâm.
- Place – Điểm bán nhưng “không chỉ là điểm bán”. Không đơn thuần là một nơi buôn bán sản phẩm mà nó gồm tất cả những hoạt động và ưu đãi khiến khách hàng nhớ về sản phẩm và thúc đẩy mua hàng.
- Price – Làm sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”. Đây cũng được xem là yếu tố quyết định quan trọng trong việc định vị giá trị và lưu lượng khách hàng của thương hiệu.
- Packaging – “Tốt gỗ” phải “tốt cả nước sơn”. Bao bì độc đáo và có tính ứng dụng cao sẽ lưu giữ sâu trong tâm trí người tiêu dùng và ngược lại với kiểu bình thường, không có điểm nhấn.
- Promotion – “Người kể chuyện” cho thương hiệu. Hãy tiếp cận một cách khéo léo và thu hút với việc kết hợp các công cụ và phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch
Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, Brand Manager phải có một kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn hạn và dài hạn bổ trợ lẫn nhau theo một định hướng chung.
Xem thêm: Cách tạo Fanpage bán hàng thu hút triệu lượt like – GoAcademy
Một chiến lược hay là một chiến lược độc đáo khác biệt nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của thương hiệu như: sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chung của doanh nghiệp đó.
Quản lý phòng ban thiết kế và sáng tạo
Một trong những công việc cũng không kém phần quan trọng của Brand Manager là làm việc với các phòng ban liên quan, đặc biệt là hai bên có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng: thiết kế và sáng tạo nội dung.
Giám đốc Thương hiệu phải đảm bảo được tính thống nhất của bộ nhận diện thương hiệu như logo, kiểu chữ, slogan, màu sắc hay nhân vật đại diện,… Đây đều là những yếu tố cần sự độc đáo nhưng phải dễ tiếp cận tâm trí khách hàng.
Triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả truyền thông
Từ kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn và dài hạn, Brand Manager có trách nhiệm tiếp tục trao đổi với nhân sự của mình cũng như các phòng ban liên quan để triển khai nó thành các chương trình và hoạt động cụ thể.
Từ đó, quản trị các chiến dịch thương hiệu bằng cách theo dõi tiến độ thực thi và đánh giá hiệu quả của chúng với khách hàng mục tiêu thông qua các chỉ số. Cuối cùng điều chỉnh các phương án và kế hoạch trong tương lai cho phù hợp.
Quản lý tài chính để dự đoán doanh thu và điều chỉnh
Brand Manager cũng có trách nhiệm quản lý ngân sách sử dụng cho hoạt động quản trị thương hiệu của phòng ban mình. Từ đó, đặt ra các KPI không chỉ là các chỉ số liên quan đến mặt nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng, mà còn là doanh thu hay lợi nhuận hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp đó.
Đọc thêm: Assistant Brand Manager là gì?
7 Kỹ năng cần để trở thành giám đốc thương hiệu xuất sắc
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu của thương hiệu
Có thể hiểu đơn giản rằng, một thương hiệu tốt muốn đáp ứng được nhu cầu vô hình của khách hàng, luôn cần một quá trình thu thập thông tin, nghiên cứu và rút ra kết luận từ một người làm Brand Manager.
Thương hiệu giúp định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và làm hài lòng đối tượng khách hàng mục tiêu. Mức độ hài lòng càng cao, giá trị của thương hiệu càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy, việc “đọc vị” được khách hàng là kỹ năng quan trọng của một Brand Manager.
Thông thạo kiến thức Marketing
Về kiến thức, Brand Manager chắc chắn phải hiểu rõ bản chất của mô hình 6P bao gồm: Price (giá cả) – Promotion (truyền thông) – Product (sản phẩm) – Place (điểm bán) – Packaging (bao bì) – Proposition (định vị thương hiệu) trong việc quản trị thương hiệu.
Bên cạnh đó, Brand Manager đủ kiến thức để vận dụng mô hình 6P cùng kinh nghiệm khác của bản thân để hoạch định một chiến lược quản trị thương hiệu phù hợp. Nếu thành công thì kết quả là sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ tiếp cận đến rộng rãi khách hàng mục tiêu hơn và ngược lại.
Nắm vững nguyên tắc quản trị thương hiệu
Nằm lòng và vận dụng linh hoạt những nguyên tắc quản thương hiệu vào thực tiễn là kỹ năng cần có của Brand Manager để giúp thương hiệu bền vững.
Xem thêm: Club house là gì? Giá trị clubhouse đối với các khu đô thị
Hình ảnh thương hiệu với tính cách và tinh thần độc đáo sẽ mãi mãi ở trong tâm trí người tiêu dùng mỗi khi họ lựa chọn và ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ nào đó.
Kỹ năng lãnh đạo và teamwork
Giám đốc thương hiệu không một mình đối mặt với những khó khăn trong việc quản trị thương hiệu và cũng không phải là người duy nhất nhận được thành công khi thương hiệu tỏa sáng.
Brand Manager sẽ cần kỹ năng và trí tuệ để phối hợp công việc với các thành viên trong nhóm và các bộ phận có liên quan khác với một mục tiêu chung vì phát triển thương hiệu.
Đọc thêm: Teamwork và Bài Học Kết Nối Giữa Các Thành Viên
Khả năng biến dữ liệu thô thành dữ liệu “biết nói”
Giám đốc Thương hiệu luôn luôn cần kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch quản trị thương hiệu thông qua các chỉ số phức tạp.
Từ đó, họ sẽ vạch ra được những chiến lược, kế hoạch trong tương lai một cách hiệu quả hơn.
Tư duy sáng tạo
Sự hấp dẫn thương hiệu phải rõ ràng, tức là chỉ trong 3 – 5 giây, hình ảnh thương hiệu phải gây ấn tượng được với khách hàng.
Vì vậy, đôi khi Giám đốc Thương hiệu cũng cần có những kỹ năng tư duy sáng tạo để hiểu rõ về hình ảnh và màu sắc cũng như ngôn từ truyền tải được thông điệp đầy đủ và thú vị.
Khả năng giải quyết rủi ro
Ở cấp điều hành, Giám đốc Thương hiệu phải có kế hoạch dự phòng để quản lý rủi ro và khủng hoảng thương hiệu. Cần triển khai thông qua việc truyền thông những điểm mạnh, những thành tựu nổi bật hoặc những chính sách có lợi mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng.
Ngoài ra, Brand Manager cũng cần khôn khéo để xử lý các tình huống với báo chí, tạo ra sự đồng cảm và có cách giải quyết vấn đề hợp lý, tránh mất điểm trong công chúng.
Phân biệt Brand Manager và Marketing Manager
Nếu vai trò của Marketing Manager là tìm kiếm và thúc đẩy khách hàng quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ. Thì trong khi đó, Brand Manager là tập trung phát triển hình ảnh thương hiệu, từ đó biến khách hàng hoặc công chúng mục tiêu trở thành “fan” trung thành của mình.
Xem thêm: Plesk là gì? Hướng dẫn sử dụng Plesk Control Panel từ A – Z
So sánh với việc làm Marketing thì việc xây dựng thương hiệu có thể đem lại giá trị trừu tượng và to lớn hơn. Thương hiệu là những gì còn lại sau khi một chiến dịch Marketing kết thúc. Những ấn tượng còn sót lại trong tâm trí chính là sợi dây kết nối với sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp với khách hàng.
Brand Manager cần đạt KPI gì?
KPI về lượt tương tác của các kênh Online
Các chỉ số về tương tác và lưu lượng trên các kênh truyền thông trực tuyến như: mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, TikTok,…), kênh website của công ty hay các bài PR cho thương hiệu trên các kênh báo chí, đài,… là một trong những tiêu chí đánh giá thành công của hoạt động quản trị thương hiệu.
KPI về độ nhận biết thương hiệu ở thị trường thực
Bên cạnh các kênh truyền thông trực tuyến, sự quan tâm và thái độ của khách hàng đối với các ấn phẩm ngoài trời của thương hiệu như áp phích, băng rôn, video quảng bá trong thang máy, phương tiện công cộng,… cũng là chỉ số để đo lường quan trọng để đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu trong mắt công chúng.
Chỉ số ROI của doanh nghiệp
Chỉ số ROI hay còn được biết đến là chỉ số lợi nhuận trên chi phí bỏ ra. Nếu giá trị ROI càng lớn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu về càng cao và nó thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu đó tăng lên. Đó cũng là một chỉ số đo lường hiệu quả quản trị thương hiệu của Brand Manager trong việc quản lý ngân sách.
Triển vọng nghề nghiệp của Brand Manager
Yêu cầu và lộ trình trở thành Giám đốc Thương hiệu
Về kiến thức, bạn cần có nền tảng cơ bản trong Marketing, Kinh tế, Kinh doanh,… Ngoài ra, công việc của Brand Manager khá đa dạng linh hoạt nên kinh nghiệm thực tế sẽ luôn được ưu tiên hơn.
Bạn có thể bắt đầu với những công việc có cấp bậc nhỏ nhất như thực tập sinh cho một agency hoặc doanh nghiệp ngay khi còn là sinh viên, sau đó tiếp tục học hỏi không ngừng nghỉ để tiếp thu kiến thức và triển khai nó trong thực tiễn để thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Mức lương kỳ vọng đối với Giám đốc Thương hiệu
Mức lương của vị trí Giám đốc Thương hiệu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số năm kinh nghiệm và hiệu quả công việc. Đối với các Brand Manager có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm thì mức thu nhập dao động từ 20 – 25 triệu/tháng.
Còn đối với các Brand Manager dày dạn kinh nghiệm hơn (trên 5 năm) dao động từ 30 triệu/tháng trở lên và thậm chí nếu hoàn thành xuất sắc KPI thì mức thu nhập có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
Đây chắc hẳn là một con số đáng mơ ước bạn nhỉ, tuy nhiên nó hoàn toàn xứng đáng với công việc và trách nhiệm đòi hỏi cao ở một người làm Brand Manager.
Kết luận
Bài viết trên đây của Glints đã cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Brand Manager là gì và các tố chất cần có của một Brand Manager giỏi.
Hy vọng từ đó, nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong tương lai ở việc quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ có thêm một góc nhìn bao quát hơn cũng như định hướng rõ ràng con đường việc làm tương lai của bản thân.
Tác Giả
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan