Saccarozo Là Gì? Công Thức Cấu Tạo Của Saccarozo C12H22O11

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về C12h22o11 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Saccarozo có tính ứng dụng rất cao trong thực tế, được biết đến là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể con người. Nhưng rất ít người biết đến Saccarozo là gì? Saccarozo được làm từ đâu? công thức cấu tạo của Saccarozo như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết này để tổng hợp lại kiến thức bạn nhé.

Saccarozo là gì? công thức cấu tạo của Saccarozo

Saccarozơ là một chất hữu cơ có sẵn trong nhiều loại thực vật tự nhiên. Trong hóa học, Saccarozo được biết đến là disaccharide (glucose + fructose).

Công thức ở dạng phân tử của nó là: C12H22O11

Công thức cấu tạo của Saccarozo là: C12H22O11 là:

công thức cấu tạo của Saccarozo (C12H22O11)

Nhìn vào công thức ta thấy đây là một chất hữu cơ được hình thành từ 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ. Giữa hai gốc liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glicozit. Ở giữa hai gốc là nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2). Ở C2 nhóm OH – hemiaxetal của phân tử không còn nên saccarozơ là chất không thể mở vòng để tạo nhóm -CHO.

Các tính chất vật lý của Saccarozo (C12H22O11)

Saccarozơ ở trạng thái bình thường là một chất kết tinh màu trắng hoặc không màu. Khi hòa vào nước nó dễ dàng tan ra nhanh chóng, uống sẽ có vị ngọt đậm đà hơn Glucozo.

Nhiệt độ nóng chảy của Saccarozo (C12H22O11) là: 185 độ C.

Xem thêm: Tìm hiểu nghị luận xã hội là gì? – Dinhnghia

Saccarozo tồn tại ở nhiều loại đường như: Đường kính, đường mía, đường phèn, đường ăn, đường nâu, đường cát, đường trắng, đường củ cải, đường thốt nốt.

Các tính chất hóa học của Saccarozo (C12H22O11)

Theo như cấu tạo, Saccarozo C12H22O11 không có nhóm chức Andehit (-CH=O). Vì thế nên nó không thể hiện tính khử như Glucozo (hay còn gọi là không có phản ứng tráng bạc). Các tính chất hóa học điển hình của Saccarozo C12H22O11 chỉ là phản ứng của Ancol đa chức và phản ứng đisaccarit (phản ứng thủy phân).

Tính chất hóa học của nhóm ancol đa chức

Chúng ta có thể thấy rõ tính chất hóa học của nhóm Ancol đa chức trên Saccarozo C12H22O11 bằng cách cho dung dịch Saccarozo C12H22O11 phản ứng với dung dịch Cu(OH)2. Kết quả sẽ tạo thành dung dịch phức đồng – saccarozơ có màu xanh lam.

Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành dung dịch phức đồng như sau:

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → C12H22O112Cu + 2H2O

Tính chất hóa học đisaccarit (thủy phân)

Saccarozơ khi gặp nhiệt độ và trong môi trường giàu axit cộng với xúc tác enzim sẽ bị thủy phân tạo ra Glucozo (C6H12O6) và Fructozo (C6H12O6).

Phương trình hóa học của phản ứng thủy phân Saccarozo (C12H22O11) như sau:

Những ứng dụng của Saccarozo (C12H22O11) trong thực tế

Saccarozo (C12H22O11) được sử dụng rất phổ biến trong thực tế, có trong rất nhiều loại thực phẩm, nước giải khát, nước ngọt. Trong lĩnh vực dược phẩm, nó còn được sử dụng để điều chế các loại thuốc, làm đường Glucose uống giải độc, điện giải cơ thể.

Xem thêm: Dropcap trong word là gì? Cách làm chữ to đầu dòng trong word

Saccarozo được sản xuất công nghiệp, chiết từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

||Tham khảo thêm bài viết:

  • Magie Sunfat là chất gì? MgSO4 có kết tủa không? Màu gì?
  • Bari Clorua là gì? BaCl2 có kết tủa không? Kết Tủa Màu gì?

Đồng phân của Saccarozo (C12H22O11) – Đường Mantozo

Công thức phân tử là: Mantozo (C12H22O11)

Công thức cấu tạo: Mantozo (C12H22O11) được tạo thành từ 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:

công thức cấu tạo của Saccarozo (C12H22O11)

Trái với Saccarozo (C12H22O11) – Đường Mantozo (C12H22O11) vẫn giữ nguyên nhóm chức Andehit (-CH=O), cộng thêm các nhóm -OH liền nhau nên Mantozo (C12H22O11) thể hiện cả tính khử ở nhóm andehit, tác dụng của nhóm Ancol đa chức và thủy phân.

Dung dịch đường Mantozo (C12H22O11) khi tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 sẽ cho kết quả phức đồng – mantozơ có màu xanh lam.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → C12H22O112Cu + 2H2O

Xem thêm: Tên tiếng Hoa cho bé gái đáng yêu dễ thương – Luật ACC

Khử [Ag(NH3)2]OH và dung dịch Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozo (C12H22O11) thuộc loại đisaccarit sẽ khử bạc ra ngoài và sinh ra dung dịch amoniac.

C12H22O11 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → 2Ag + NH4NO3 + C12H22O12

Mantozo (C12H22O11) cũng bị thủy phân trong điều kiện có mặt axit xúc tác hoặc enzim cho kết quả sinh ra 2 phân tử Glucozo (C6H12O6).

C12H22O11 + H2O → 2Glucozo (C6H12O6)

Ngoài ra Mantozo (C12H22O11) được điều chế bằng phương pháp thủy phân tinh bột trong môi trường enzim amilaza. Đây cũng là phản ứng thủy phân tinh bột trong hệ tiêu hóa của cơ thể người.

||Xem thêm: Điều chế Etilen trong phòng thí nghiệm | Phương trình, phản ứng

Phía trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn hình ảnh công thức cấu tạo của Saccarozo (C12H22O11) và đồng phân của nó. Đây là một hợp chất hữu cơ phổ biến, có tính ứng dụng cao trong thực tế. Ngoài ra nó còn thường xuyên xuất hiện ở các dạng bài tập hóa hữu cơ. Vì thế hãy nắm vững để làm bài tập, bài thi tốt nhất bạn nhé.

||Bài viết liên quan khác:

  • Cách Điều Chế axetilen (C2H2) Trong Phòng Thí Nghiệm
  • Điều chế Etyl Axetat trong phòng thí nghiệm (CH3COOC2H5)
  • Cách điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm | Phương trình
  • Các Chất Lưỡng Tính Thường Gặp Trong Hoá Học Và Dạng Bài Tập

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử