Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Các kiểu câu trong văn bản hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu
Các loại câu trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Vì thế, các em cần nắm rõ khái niệm các kiểu câu khác nhau, để diễn đạt câu văn phù hợp với ngữ cảnh. Để củng cố kiến thức về các loại câu, các em hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cấu trúc câu trong tiếng Việt
Để phân biệt các kiểu câu trong tiếng Việt, các em cần hiểu cấu trúc cơ bản của câu. Một câu đúng ngữ pháp cần các thành phần sau: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là thành phần trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì? Và Cái gì?. Chúng thường được tạo nên từ danh từ (hoặc cụm doanh từ), và là thành phần bắt buộc để tạo trúc hoàn chỉnh cho câu.
Vị ngữ là gì?
Vị ngữ là thành phần trả lời cho câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là gì?. Chúng thường được tạo nên do động từ (hoặc cụm động từ); tính từ (hoặc cụm tính từ); danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ mô tả hành động, trạng thái, tính chất hay quan hệ của chủ ngữ trong câu.
Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, trả lời cho câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao? Thế nào?. Chúng dùng để xác định thời gian, mục đích, nguyên nhân, nơi chốn,… của chủ ngữ trong câu.
Từ cấu trúc câu tiếng Việt đơn giản trên, các em có thể rút ra các kiểu câu sau trong tiếng Việt: câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu rút gọn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Dưới đây là đặc điểm và công dụng chính của các kiểu câu nêu trên.
Câu đơn là gì?
Khái niệm
Câu đơn là dạng câu hoàn chỉnh được tạo thành từ tập hợp từ ngữ kết hợp theo một quy tắc nhất định. Một câu cần có mục đích hoặc đối tượng nói đến để diễn đạt được một ý tương đối trọn vẹn
Cách nhận biết và phân loại
Câu đơn đa phần chỉ gồm 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Trong văn viết, câu đơn thường kết thúc bằng: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Trong văn nói, câu đơn được nhận biết thông qua ngữ điệu kết thúc câu.
VD: Cô Trang sắp sang nhà (bao gồm: “Cô Trang” là chủ ngữ, “sắp sang nhà” là vị ngữ)
Trong tiếng Việt thường được phân loại thành các kiểu câu đơn như sau: câu kể và câu đơn rút gọn. Trong đó, câu kể là những câu dùng để kể hoặc miêu tả sự vật, sự viết hoặc tâm tư tình cảm của người viết (người nói). Cấu trúc câu kể giống như cấu trúc cơ bản của câu.
Xem thêm: Thơ 4 Chữ Về Ông Bà, Cha Mẹ ❤ 25+ Bài Thơ Hay Nhất
VD: Trẻ em đi chăn trâu.
Câu đơn rút gọn là dạng câu chỉ xuất hiện chủ ngữ hoặc vị ngữ. Câu thường được dùng trong một ngữ cảnh cụ thể, mà người nói (hoặc người viết) và người nghe (hoặc người đọc) cùng trong ngữ cảnh đó. Nếu không cùng ngữ cảnh, câu đơn rút gọn không có khả năng truyền đạt thông tin. Câu thường dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu ý nghĩa về một sự vật, sự việc.
VD: Nắng rồi! (Thay cho câu đầy đủ “Trời nắng rồi!)
Câu ghép là gì?
Khái niệm
Câu ghép là kiểu câu được ghép nối từ nhiều vế câu đơn lại với nhau. Các câu liên kết với nhau từ các mối quan hệ nhất định
VD: Nếu em học giỏi thì mẹ em sẽ rất vui!
Các cách tạo nên câu ghép
Các vế câu ghép thường được kết nối và tạo thành từ 4 phương pháp sau:
- Nối bằng các từ ngữ quan hệ có tác dụng nối câu: nên, nhưng, còn, hoặc, hay, và,…
VD: Trời mưa nên em đi học trễ
- Nối vế câu bằng dấu câu như: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm,…
VD: Em bé đã sinh ra đời, em cảm thấy hạnh phúc.
- Nối các vế câu bằng các cặp từ hô – ứng: vừa…đã, chưa….đã, càng…càng
VD: Bài học càng khó em càng phải cố gắng hơn.
- Nối câu ghép bằng các cặp từ quan hệ. Như đã nói trên, câu câu trong câu ghép liên kết với nhau từ các mối quan hệ nhất định. Vậy có những mối quan hệ gì trong câu tiếng Việt?
Các mối quan hệ các vế trong câu ghép
Câu ghép trong tiếng Việt có mối quan hệ được thể hiện qua các cặp từ quan hệ sau:
- Nguyên nhân – kết quả: vì … nên, bởi vì… nên, do… nên
VD: Vì em được mới tiệc sinh nhật nên mẹ mua cho em váy mới
- Giả thuyết – kết quả hoặc điều kiện – kết quả: nếu…thì, giá như…thì, hễ… thì
Xem thêm: Văn Tả Bạn Thân Lớp 6 Của Em ❤ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
VD: Nếu em đạt học sinh giỏi thì em sẽ mẹ thưởng cho xe mới
- Tương phản: Mặc dù…nhưng, Tuy…nhưng,
VD: Tuy em bị bệnh nhưng em vẫn hoàn thành bài tập về nhà
- Tăng tiến: Không chỉ… mà còn, Không những…mà còn, càng…càng
VD: Bạn Trang không những học giỏi mà còn rất tốt bụng
- Mục đích: Để…thì
VD: Để đat được điểm cao trong kỳ thi cuối kỳ thì em cần chăm chỉ hơn
Định nghĩa câu hỏi là gì?
Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn được cấu trúc thành từ câu đơn hoặc câu ghép và thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Vậy câu hỏi có có đặc điểm gì?
Khái niệm
Câu hỏi là dạng câu dùng để giải đáp hoặc trả lời các thắc mắc trước sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà ta thường gặp trong cuộc sống. Trong câu hỏi thường xuất hiện các từ ngữ nghi vấn như: ai, thế nào, hả, bao nhiêu, bao lâu, chăng, gì, sao, tại sao…
VD: Sao bầu trời lại có mưa?
Các loại câu hỏi trong tiếng Việt
Bên cạnh chức năng giải đáp các thắc mắc thường gặp, câu hỏi còn có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Vậy có các loại câu hỏi nào?
- Câu hỏi dùng để khẳng định hoặc phủ định một sự vật – sự việc
VD: Không phải cậu làm thì ai làm?
- Câu hỏi dùng để thể hiện sự khen – chê trước một người, sự vật hoặc sự việc
VD: Sao bạn Trang học giỏi thế nhỉ?
- Dùng để nhờ vả hoặc yêu cầu một người hoặc một nhóm người
VD: Trang trực nhật giúp tới nhé?
Xem thêm: Văn mẫu 10 Phân tích lời nhờ cậy Thuý Kiều khi Trao duyên
Tùy vào từng trường hợp và người đối diện, các em có thể sử dụng câu hỏi phù hợp với ngữ cảnh. Cần thưa gửi khi hỏi nếu người đối diện là người lớn tuổi hoặc có vai vế cao hơn mình.
Các loại câu khác
Ngoài câu hỏi, trong tiếng Việt còn các loại câu khác có cấu trúc đặc biệt. Dưới đây là khái niệm và đặc điểm chung của các loại câu đó
Câu rút gọn
Câu rút gọn là câu thường được sử dụng trong giao tiếp, thường được lược bỏ các thành phần câu. Câu được sử dụng khi người nói và người nghe ở trong cùng một ngữ cảnh.
VD: Đoạn hội thoại giữa bạn A và bạn B:
A: Cậu làm bài chưa?
B: Làm rồi mà bài tập khó lắm!
Câu cầu khiến
Câu cầu khiến là câu được dùng để nói lên yêu cầu, mong muốn hoặc đề nghị của người nói (hoặc người viết) đến người nghe (hoặc người đọc). Kết thúc câu cầu khiến thường dùng dấu chấm hoặc dấu chấm than. Trong câu cầu khiến thường xuất hiện các từ hãy, chớ, đi, nào,…
VD: Mình đi chơi ngoài công viên nhé các cậu!
Câu cảm thán
Là loại câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước con người, sự vật hoặc sự việc. Các cảm xúc được nhắc đến trong câu thường là: hân hoan, tức giận, buồn bã, ngạc nhiên,… Trong câu cảm thán thường xuất hiện những từ chào, chà, ôi, lắm,… và thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
VD: Quê hương em biết bao tươi đẹp!
Bài biết trên đây đã giúp các em phân biệt các loại câu trong tiếng Việt bao gồm có những kiểu câu nào và cách nhận biết dạng câu. Mong rằng thông qua bài viết này có thể giúp các em hiểu rõ khái niệm về các loại câu trong tiếng Việt. Ngoài ra, cha mẹ và các em cũng có thể tham khảo thêm các khóa học phụ đạo tiếng Việt trên POPS Kids Learn để củng cố kiến thức và làm bài tập dễ dàng hơn
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan