Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn hay nhất và đầy đủ nhất
Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài giảng: Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải – Cô Phạm Thị Huệ Chi (Giáo viên VietJack)
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa về phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ:
Phương trình 2x – 3 = 0 là phương trình bậc nhất ẩn x.
Phương trình y – 4 = 2 là phương trình bậc nhất ẩn y.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình
a) Quy tắc chuyển vế
Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
Ví dụ: Giải phương trình x + 3 = 0
Xem thêm: Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp … – Monkey
Hướng dẫn:
Ta có x + 3 = 0 ⇔ x = – 3. (chuyển hạng tử + 3 từ vế trái sang vế phải và đổi thành – 3 ta được x = – 3 )
b) Quy tắc nhân với một số
Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.
Ví dụ: Giải phương trình x/2 = – 2.
Xem thêm: Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp … – Monkey
Hướng dẫn:
Ta có x/2 = – 2 ⇔ 2.x/2 = – 2.2 ⇔ x = – 4. (nhân cả hai vế với số 2 ta được x = – 4 )
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Cách giải:
Bước 1: Chuyển vế ax = – b.
Bước 2: Chia hai vế cho a ta được: x = – b/a.
Bước 3: Kết luận nghiệm: S = { – b/a }.
Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:
ax + b = 0 ⇔ ax = – b ⇔ x = – b/a.
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { – b/a }.
Ví dụ: Giải các phương trình sau
a) 2x – 3 = 3.
b) x – 7 = 4.
Xem thêm: Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp … – Monkey
Hướng dẫn:
Xem thêm: Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 trang 159 SBT Toán 9 Tập 1
a) Ta có: 2x – 3 = 3 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 6/2 = 3.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = { 3 }.
b) Ta có x – 7 = 4 ⇔ x = 4 + 7 ⇔ x = 11.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { 11 }
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: Giải các phương trình sau:
a) 7x – 35 = 0
b) 4x – x – 18 = 0
c) x – 6 = 8 – x
Xem thêm: Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp … – Monkey
Hướng dẫn:
a) Ta có: 7x – 35 = 0 ⇔ 7x = 35 ⇔ x = 35/7 = 5.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 5.
b) Ta có: 4x – x – 18 = 0 ⇔ 3x – 18 = 0 ⇔ 3x = 18 ⇔ x = 18/3 = 6.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 6.
c) Ta có: x – 6 = 8 – x ⇔ 2x = 14 ⇔ x = 14/2 = 7.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 7.
Xem thêm: Chứng minh đời sống tổn hại nếu không bảo vệ môi trường lớp 7
Bài 2:
a) Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau nhận x = – 5 làm nghiệm: 2x – 3m = x + 9.
b) Tìm giá trị của m, biết rằng phương trình: 5x + 2m = 23 nhận x = 2 làm nghiệm
Xem thêm: Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp … – Monkey
Hướng dẫn:
a) Phương trình 2x – 3m = x + 9 có nghiệm là x = – 5
Khi đó ta có: 2.( – 5 ) – 3m = – 5 + 9 ⇔ – 10 – 3m = 4
⇔ – 3m = 14 ⇔ m = – 14/3.
Vậy m = – 14/3 là giá trị cần tìm.
b) Phương trình 5x + 2m = 23 có nghiệm là x = 2
Khi đó ta có: 5.2 + 2m = 23 ⇔ 2m = 23 – 10
⇔ 2m = 13 ⇔ m = 13/2.
Vậy m = 13/2 là giá trị cần tìm.
Bài giảng: Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải – Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:
- Lý thuyết Mở đầu về phương trình
- Bài tập Mở đầu về phương trình
- Bài tập Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
- Lý thuyết Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
- Bài tập Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải bài tập Toán 8
- Giải sách bài tập Toán 8
- Top 75 Đề thi Toán 8 có đáp án
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan