2 bài văn mẫu Cảm nhận về cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cảm nhận chữ người tử tù hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Đề bài: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Trình bày những nét tiêu biểu nhất về tác giả Nguyễn Tuân: Một nhà văn tài hoa uyên bác

– Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và cảnh cho chữ: Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân và cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngăn này

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh diễn ra cảnh cho chữ

– Vị trí: Cuối tác phẩm

– Hoàn cảnh: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường chịu án chém

2. Nội dung cảnh cho chữ:

• Cảnh cho chữ diễn ra trong:

– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…

Xem thêm: Đặt tên con trai họ Nguyễn hay, ý nghĩa, độc đáo nhất

• Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :

– Thông thường, việc cho chữ, xin chữ thường được diễn ra ở những nơi thanh cao; ở đây lại diễn ra trong buồng giam tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

– Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:

+ Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do lại nổi bật và đẹp đẽ, hiên ngang dậm tô nét chữ vuông tươi tắn ⇒ trở thành người nghệ sĩ.

+ Người nhận chữ: viên quản ngục- một người ngày thường nắm quyền cai quản tù nhân trong tay nay khúm núm, kính cẩn thu những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ

– Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau: trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị…một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng – bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa, cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho( mùi mực)- ẩm mốc( mùi nhà giam phân chuột, phân gián)

⇒ Tất cả những lí do trên đã làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

• Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở (khuyên về nhà quê) rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ bởi nếu cứ tiếp tục ở chốn “lao xao” thì sẽ ” khó giữ thiên lương cho lành vững” .

⇒ Sâu xa hơn việc cho chữ chính là bài học về lẽ sống rất chân thành.

• Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

3. Nghệ thuật xây dựng cảnh cho chữ

Xem thêm: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – Thông tin tuyển sinh

– bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa

– nghệ thuật đối lập

– khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình

– nhịp văn chậm rãi càng làm cho những câu, chữ ấy thấm sâu hơn vào lòng độc giả.

4. Ý nghĩa cảnh cho chữ

-Giữa chốn ngục tù tàn bạo, chính người tử tù lại là người làm chủ.Nhưng nhìn sâu xa hơn,trong khoảnh khắc ấy, cả hai dường như rũ bỏ mọi sự ràng buộc lễ giáo để trở thành những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu.

– Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm đượcthể hiện sâu sắc , đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác…

-Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

⇒ Đoạn văn thể hiện sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

III. Kết luận

– Khẳng định lại đây là cảnh tượng tiêu biểu nhất làm nên thành công của tác phẩm

Bài văn mẫu 1

Làm nên giá trị cho tác phẩm, kết tinh giá trị tư tưởng của văn bản trong Chữ người tử tù không gì khác chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó là kết tinh nghệ thuật, hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và là kết tinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Tuân.

Xem thêm: Vcl là gì? Nguồn gốc cách hiểu thú vị của từ Vcl có thể bạn chưa biết

Huấn Cao vốn là một người Nho sĩ, vì bất mãn với thực tại xã hội đương thời, đã đứng lên khởi nghĩa, nhưng cuối cùng thất bại ông bị bắt giam và chờ ngày hành quyết. Ông là một người tài hoa, có tài viết chữ đẹp mà ai cũng ao ước gặp gỡ. Ông gặp quản ngục tại nơi mà ông bị giam giữ. Không gian gặp gỡ của họ là chốn tù lao, nơi chỉ có lừa lọc và chém giết lẫn nhau. Đây đồng thời cũng là ngày sống cuối cùng của người tử từ Huấn Cao. Vị thế của các nhân vật có sự thay đổi khác nhau, trên bình diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù, mang trong mình mong muốn lật đổ và thay đổi trật tự xã hội, còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, là người đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Trên bình diện xã hội, họ là những người đối nghịch với nhau. Còn trên bình diện nghệ thuật: Huấn Cao là một người nghệ sĩ với tài năng viết chữ đẹp, được biết bao người coi trọng, mếm mộ; còn viên quản ngục là kẻ liên tài, là người trân trọng cái đẹp và cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Ở đây họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Còn trên bình diện nhân cách: Huấn Cao là người có khí phách kiên cường, có thiên lương trong sáng, trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ; quản ngục là người biết biết kính mến khí phách và chính là tấm lòng trong thiên hệ. Trong quan hệ này họ cũng là những người tri âm. Như vậy mối quan hệ giữa họ vô cùng phức tạp, với những vị thế khác nhau khiến cho mối quan hệ trở nên chồng chéo.

Trong những ngày ở nhà lao tỉnh Sơn, viên quản ngục có thái độ biệt đãi đặc biệt với ông Huấn Cao: cặp mắt hiền từ khi nhận tù nhân, đồ ăn thức uống trong những ngày ông Huấn trong ngục, không chỉ vậy quản ngục còn đích thân xuống nhà lao gặp Huấn Cao với sự lễ độ, khúm núm, dù bị Huấn Cao đuổi ra ngoài vẫn khiêm nhường, lặng lẽ mà không hề nổi cáu. Bởi quản ngục mong muốn có được nét chữ ông Huấn để treo trong nhà. Ngày nhận tin Huấn Cao sẽ bị giải đi, quản ngục lặng người đi bởi ông biết có thể cả đời sẽ không bao giờ có được chữ ông Huấn Cao. Và chính trong hoàn cảnh đó, thầy thơ lại đã đánh liều xin với Huấn Cao, và được Huấn Cao nhận lời cho chữ. Đây chính là bối cảnh dẫn đến cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

Không gian cho chữ vô cùng đặc biệt, người ta chỉ xin chữ và cho chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, trang trọng còn trong tác phẩm cảnh cho chữ lại diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, đó là nơi chỉ tồn tại cái xấu, cái ác, lừa lọc và giả dối với nhau. Thời gian cho chữ cũng là một điểm đặc biệt khac: Huấn Cao cho chữ khi mà chỉ đến sáng mai sẽ phải đi chịu án tử hình. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời để vừa hoàn thành nguyện ước cho quản ngục, vừa để lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất cho cuộc đời. Trong không gian tăm tối ấy ánh lên là tấm vải lụa trắng bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ. Mỗi chữ quản ngục viết ra “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” còn thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực”. Trước cái đẹp, con người ta dường như không quan tâm tới bất cứ chuyển động nào từ thế giới bên ngoài, họ chỉ nhìn thấy Huấn Cao và những nét chữ ông đậm tô, thành kính và thiêng liêng trước khoảnh khắc cái đẹp được tạo tác. Ông Huấn Cao viết xong phần lạc khoản, lặng lẽ thở dài và đỡ viên quản ngục dậy. Ông thương cho quản ngục phải ở nơi đen tối, làm nghề này thì khó có thể giữ được thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến lem luốc cả đời lương thiện đi. Chính cái đẹp đó đã có sức mạnh cải hóa con người. Giữa người cho chữ và nhận chữ có sự chuyển đổi vị thế cho nhau, cho thấy sự cảm hóa của cái đẹp. Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục. Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù. Qua đó Nguyễn Tuân muốn truyền tải thông điệp: niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, của cái thiện.

Cảnh cho chữ đã được Nguyễn Tuân vận dụng thủ pháp đối lập tương phản triệt để, đem lại hiểu quả nghệ thuật cao. Không khí cổ xưa của một thời đã cách xa hàng trăm năm đã được Nguyễn Tuân gợi lại qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Cảnh cho chữ là một bức tranh giàu chất hội họa, đồng thời ông vận dung linh hoạt kĩ thuật điện ảnh, liên tục chuyển góc, chuyển cảnh, quay cận rồi quay xa giúp người đọc có cái nhìn trọn vẹn về nhân vật.

Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, “xưa nay chưa từng có”, kết tinh giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân, làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật. Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định, giữa chốn nhà lao tù ngục, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mọi thứ mà chính người tử tù với tài năng và cốt cách làm chủ. Qua đó, ông cũng ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

Bài văn mẫu 2

Nguyễn Tuân là tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một con người có nhân cách văn hóa mẫu mực suốt một đời “đi tìm cái đẹp, cái thật” trong văn chương. Nhà văn duy mỹ ấy ông say đắm, ngợi ca và tôn thờ cái đẹp. Điều đó được ông thể hiện tài tình qua cảnh cho chữ nơi cửa ngục của người tử tù Huấn Cao và viên quan coi ngục. Đây được coi là đoạn văn quan trọng nhất hội tụ được giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tô đậm thêm vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục với bút pháp tương phản và lí tưởng hóa cái đẹp.

Đoạn văn tả cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, là đỉnh cao của tình huống truyện éo le. Người tử tù Huấn Cao bị bắt giam nơi cửa ngục vì tội làm phản chống lại triều đình, viên quan coi ngục là người có nhiệm vụ trông coi phạm nhân nhưng cũng là một người say mê cái đẹp, khao khát có được chữ của ông Huấn. Biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài và tấm chân tình của viên quan coi ngục Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Với nghệ thuật tương phản rõ rệt cảnh cho chữ đã tháo cởi nút thắt của tình huống truyện, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Trước tiên, sự tương phản về vị trí giữa người cho và người nhận. Người cho chữ ở đây là tên tử tù sắp phải chịu án chém đầu, tên tội phạm nguy hiểm “có tài bẻ khóa và vượt ngục”_kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình . Kẻ xin chữ là viên quan coi ngục_người đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình ấy. Xét về địa vị xã hội họ là hai người đối nghịch nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ cùng ham mê, say đắm cái đẹp. Một người có tài viết chữ đẹp, người kia lại suốt một đời ngưỡng mộ tài năng ấy. Chính điều đó đã làm cho địa vị trí trong xã hội bị xóa nhòa để làm nổi bật lên sự đồng điệu của hai tâm hồn. Xét về một bình diện khác Huấn Cao là một người tù bị gông cùm xiềng xích và giam giữ về nhân thân nhưng tự do về nhân cách còn người kia tự do về nhân thân nhưng nhân cách lại bị cầm tù.

Thứ hai, tương phản giữa thời gian và không gian cho chữ. Thời gian ở đây là đêm cuối cùng của một đời người anh hùng ở trong khoảnh khắc đếm từng canh bởi ngày mai ông cùng các bạn của mình sẽ bị áp giải vào kinh lĩnh án hành hình. Không gian cũng thật đối lập bởi thông thường cái đẹp phải được sáng tạo ở nơi trong sạch, nghệ thuật thư pháp_thú vui tao nhã và thanh tao phải được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật trong thư phòng sang trọng ngào ngạt của mùi hương trầm lan tỏa, có ánh đèn lung linh huyền ảo. Nhưng cảnh cho chữ trong tác phẩm trái lại hoàn toàn được Nguyễn Tuân đánh giá là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi nó diễn ra ở một nơi là buồng giam của tử tù, nơi tăm tối và “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” dưới “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, ánh sáng trắng của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn đã xóa tan đi bóng tối và mùi mực thơm thanh khiết áp đảo mùi hôi bẩn thỉu đó là sự thắng thế của cái đẹp với cái phàm tục dơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tốn công sức, giấy mực để miêu tả không gian nơi đây tất cả chi tiết đều có dụng ý nghệ thuật. Nhà văn tả cái bẩn thỉu để làm nổi bật lên giá trị của cái đẹp. Thế là không còn cái nhà ngục nào tồn tại với mùi ẩm mốc, mạng nhện… chỉ còn cái mùi của thiên lương thuần khiết, thanh cao hiện hữu.

Thứ ba, tương phản về vị thế và tâm tế của người cho và kẻ xin chữ. Người cho chữ là “Một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Huấn Cao lúc này không còn là một tên tử tù sắp bị tử hình mà là một người nghệ sĩ tài ba sáng tạo ra cái đẹp, nhà tù phong kiến giam giữ được thân hình ông nhưng không trói nổi nhân cách, tâm hồn ông. Đối lập với tư thế ung dung, tự do tự tại của người tử tù là sự “khúm núm” của viên quan coi ngục và “run run” của thầy thơ lại_ những con người đại diện cho quyền uy lại khép nép đến thế. Cái “khúm núm” của quan coi ngục không phải là cái cúi đầu hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Ông cúi đầu thành kính trước cái đẹp đó là một điều nên làm ở trong đời. Vị thế và tâm thế bị đảo ngược hoàn toàn. Người có quyền lại không có uy, người tử tù lại giữ trong tay quyền sát quyền sinh, người đáng lẽ phải giáo dục, giáo hóa tội phạm thì nay lại được tội phạm giáo dục lại. Đây không còn là một cảnh cho chữ bình thường mà là cảnh giáo hóa thiêng liêng về nhân cách làm người của người cho và người nhận chữ thông qua đoạn cuối là khi Huấn Cao cho viên quan coi ngục lời khuyên vô giá. Bởi theo ông “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Giọng văn chậm rãi, từng câu từng chữ như thước phim quay chậm cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” làm nổi bật lên nhân cách của con người hiện thân cho cái đẹp.

Truyện ngắn Chữ người tử tù (dàn ý + 30 mẫu)

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử