Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Campaign là gì hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu
Campaign marketing là một yếu tố thiết yếu quyết định sự phát triển của một công ty. Đóng vai trò làm công cụ phát triển brand awareness, hấp dẫn khách hàng mới và tăng doanh thu, campaign marketing là thứ mọi marketer cần hiểu và biết cách áp dụng. Vậy campaign marketing là gì và thế nào là cách sử dụng chính xác?
Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Glints!
Campaign marketing là gì?
Campaign là thuật ngữ chỉ các chiến dịch. Vậy campaign marketing là nói về các chiến dịch tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau như truyền hình, báo in, nền tảng trực tuyến, và đài phát thanh. Chiến dịch marketing là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một nhãn hàng/thương hiệu.
Chiến dịch marketing hiệu quả không chỉ dựa trên quảng cáo mà còn nhiều khía cạnh như cách vận dụng truyền thông để hướng thông điệp tới người sử dụng. Các doanh nghiệp có thể nâng cao doanh số và độ nhân diện thương hiệu rất tốt nếu biết vận dụng campaign truyền thông một cách thông minh.
Vì nếu chiến dịch thành công, điều đó có nghĩa một lượng lớn khán giả đã biết đến bạn. Với sức mạnh của mạng xã hội, rất có thể campaign đã trở nên “viral”.
Các loại chiến dịch Marketing thường gặp
Để xây dựng được chiến dịch quảng bá hiệu quả, trước hết bạn cần biết các loại phổ biến nhất của campaign marketing là gì.
Digital Marketing Campaign
Digital marketing là một trong các cách thức hàng đầu giúp các doanh nghiệp phát triển trên nền tảng trực tuyến. Thông qua các loạt kênh đa dạng, bạn có thể thu hút lượng truy cập về cho website của mình, từ đó xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, và tạo ra doanh số.
Từng chiến dịch tiếp thị sẽ cần đến các phương tiện digital marketing khác nhau để có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn:
- SEO tạo lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) trên các thanh công cụ tìm kiếm, nâng cao độ nhân diện của các trang web.
- Mạng xã hội đem sự hiện diện của thương hiệu đến với người tiêu dùng, và tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
- Paid campaign (chiến dịch được trả phí) thì giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận nhanh chóng trong khoản thời gian ngắn.
TVC Campaign
TVC Campaign là gì? Viết tắt cho Television Commercials, chiến dịch marketing này là dạng quảng cáo bằng video hoặc hình ảnh để quảng bá cho sự kiện hoặc sản phẩm và dịch vụ của một nhãn hàng.
TVC campaign thường được chiếu trên TV xen kẽ giữa các chương trình. Tuy nhiên hiện nay, TVC còn xuất hiện trên cả mạng xã hội điển hình là Youtube, Facebook để các thương hiệu có thể quảng bá một cách tối đa.
TVC thường có thời lượng từ 10 – 30 giây, tùy thuộc vào thông điệp mà công ty và doanh nghiệp muốn giới thiệu đến người xem. Cũng có số ít các TVC quảng cáo có thời gian lên đến 60 giây.
Influencer Marketing Campaign
Điểm đặc biệt của loại hình này trong campaign marketing là gì? Chiến dịch influencer marketing có sự tham gia của các KOL, người nổi tiếng. Họ thường được biết đến nhiều và có fan hâm mộ trên nhiều nền tảng như Facebook, Instagram.
Ngoài xuất hiện trong các đoạn quảng cáo như một đại sứ thương hiệu, các influencer có thể chia sẻ ảnh, video, hoặc review về các sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng bá.
Cách này giúp người theo dõi của các influencer biết đến các sản phẩm/dịch vụ và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của hãng. Thực tế, marketing campaign này đã trở thành một trong các xu hướng marketing nổi bật nhất hiện nay.
Seasonal Push campaign
Chiến lược Seasonal Push (tạm dịch: Tiếp thị theo mùa) là loại chiến dịch quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu vào từng mùa, mùa lễ hội trong năm, hoặc các dịp sale lớn (như Black Friday). Đây là cách các thương hiệu tận dụng thời điểm người dùng có nhu cầu mua bán cao, từ đó kích cầu mua sắm.
Xem thêm: Mức giá làm website bán hàng chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Hình thức thường gặp nhất là Festive advertising – loại quảng cáo đưa có chủ đề theo mùa như Giáng sinh, Tết, v.v. Người xem sẽ biết đến các sản phẩm và chương tringh ưu đãi, khuyến mại, giảm giá qua đây.
Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các Seasonal push campaign mỗi khi mùa mua sắm rục rịch trở lại.
Sponsored marketing campaign
Chiến dịch sponsored marketing là khi một doanh nghiệp tài trợ cho sự kiện, báo chí, một bộ phim, music video, v.v. để quảng bá cho thương hiệu quả mình. Một trong các ví dụ cho chiến lược marketing này là sự xuất hiện rất thường xuyên của nhãn hàng Tiki trong các video âm nhạc của các ca sĩ Việt Nam.
Ngoài ra, các thương hiệu điện thoại như Xiaomi, Redmi cũng tài trợ cho các chương trình kịch, các trận đấu cricket. Người dùng có thể thấy logo của các nhãn hàng này được in trên áo, trên sân vận động, hoặc các ấn phẩm khác như một phần của chương tình tài trợ.
Hình thức này thường được dùng bởi các thương hiệu có mức chi lớn cho các marketing campaign.
Digital Ads Campaign
Tiếp theo cũng là một trong các chiến dịch marketing quen thuộc. Digital ads campaign là chiến dịch bỏ phí để quảng cáo theo lượt hiển thị, từ đó thu về lượt click và lượt xem để bán một dịch vụ và sản phẩm nhất định. Bạn có thể thấy hình thức này qua các Facebook ads, Instagram và Zalo ads.
Điểm đặc biệt của hình thức này trong campaign marketing là gì? Chiến dịch digital ads thường được triển khai bởi các Optimizer hoặc nhân viên Media trong Agency.
Hình thức này có thời gian thực thi và nghiên cứu thường ngắn hơn các chiến dịch khác.
Traditional Marketing Campaign
Hình thức campaign marketing truyền thống là hình thức thường yêu cầu khoản chi khá lớn để có thể quảng bá thương hiệu trên sách báo, bảng tin, đài phát thanh, và hơn thế nữa.
Các dạng quảng cáo này thường được áp dụng bởi các công ty có mức chi vừa phải và hướng đến đối tượng người dùng trong khu vực gần.
Các chiến dịch marketing trên đều có thể mang về lượng doanh thu và tầm ảnh hưởng nhất định cho doanh nghiệp nếu được sử dụng hợp lý.
Các bước xây dựng Campaign Marketing thành công
Quá trình để bạn có thể mang hiệu quả đến cho một campaign marketing là gì? Tham khảo các bước sau.
Nhận định độ phù hợp của chiến dịch marketing và kế hoạch tổng thể
Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến dịch tiếp thị là chọn ra chiến dịch phù hợp với kế hoạch và mục tiêu lớn nhất.
Trong quá trình xây dựng chiến dịch marketing, bạn sẽ phải cân nhắc các yếu tố như:
- Thị trường mục tiêu
- Đối tượng khách hàng
- Cách truyền tải thông điệp quảng bá
Đặt ra KPI và mục tiêu cho chiến dịch
Bước tiếp theo, bạn sẽ cần chú ý đến KPI hay chính là mục tiêu mà bạn cần đạt được khi chiến dịch kết thúc. Hãy liệt kê ra các tham số, chẳng hạn như thời gian, mức độ tiếp cận, tài chính, lợi nhuận và doanh thu sau chiến dịch, v.v.
Quyết định ngân sách cho marketing campaign
Xem thêm: Cách sử dụng dịch vụ SMS Gateway hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Sở hữu một ngân sách đủ để thực hiện chiến dịch là yếu tố rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và tổ chức chiến dịch.
Doanh nghiệp không nhất thiết phải luôn có mức ngân sách cao ngất ngưởng cho một chiến dịch tiếp thị. Điều cần thiết là phải biết lên kế hoạch và quản lý chi tiêu chặt chẽ để không bị vượt quá mức ngân sách đã đề ra.
Lựa chọn kênh truyền thông
Lựa chọn các kênh truyền thông và nền tảng phù hợp là bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược marketing. Từng loại sản phẩm sẽ cần đến kênh tiếp thị nhất định để bạn có thể có được hiệu quả cao nhất.
Theo một nghiên cứu của eMarketer, 59% marketer nhận định social media marketing là công cụ truyền thông giúp thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất.
Ví dụ, đối với đối tượng khách hàng trẻ như Gen Z, bạn có thể sử dụng nền tảng TikTok hoặc Instagram. Đối với đối tượng có độ tuổi cao hơn như Millennials, Gen X, bạn có thể xem xét đến quảng cáo TVC.
Tạo timeline cho chiến dịch
Ngoài xây dựng timeline và lên kế hoạch chính xác cho những gì bạn sẽ làm, bạn cần xác định những việc cần thực hiện trong thời gian đó. Dù việc xây dựng timeline không quá phức tạp, nhưng đây là một trong những yếu tố quyết định chiến lược của bạn có thành công hay không.
Bắt đầu chiến dịch
Khi thực hiện chiến dịch, bạn cần theo sát các deadline và công việc đã đặt ra để thực hiện đúng các mục tiêu. Ngoài ra, trong quá trình chạy campaign chắc chắn sẽ gặp nhiều trường hợp khó lường. Bạn cần có tính sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề để có thể đối đầu với các trường hợp xấu nhất.
Đo lường kết quả
Để theo dõi độ hiệu quả của chiến dịch marketing, đừng quên thường xuyên đo lường bằng cách so sánh kết quả thực với kế hoạch đã dự kiến.
Công thức để đo lường độ hiệu quả của chiến dịch marketing là:
Hiệu quả = Những gì sẽ đạt được + thời gian chạy chiến dịch tiếp thị.
Tuỳ chỉnh và lặp lại khi cần
Sau khi đo lường và nhận định độ thành bại của một chiến dịch, bạn có thể quyết định liệu chiến dịch này có nên chạy tiếp trong tương lai hoặc liệu nó có cần chỉnh sửa để được hoàn thiện hơn.
Bạn nên ghi lại mọi thông tin cần thiết để có thể tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho các chiến dịch sau.
Đọc thêm: Những Ví Dụ Về Chiến Lược Marketing Trên Social Media Ấn Tượng
Ví dụ thành công củaCampaign Marketing là gì?
Trên thế giới đã có nhiều chiến dịch marketing thành công hơn mong đợi và trở thành các thước đo chuẩn mực cho các thế hệ sau. Chúng ta có thể nhìn qua một số ví dụ sau.
Nike – You Can’t Stop Us
Một trong các campaign được nhắc đến rất nhiều trong giới thể thao là quảng cáo của Nike. You Can’t Stop Us gửi gắm thông điệp chống phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc. Yếu tố này được lồng ghép rất tinh tế bằng định dạng chia đôi màn hình cùng các đoạn video được ghép khớp gần như hoàn toàn.
Xem thêm: Hosting là gì? Giải thích web hosting cho người mới bắt đầu
TVC Campaign này đã nhận được sự ửng hộ của người xem toàn thế giới.
Spotify – Cosmic Playlists
57% thế hệ Millennial trẻ tin vào sự chính xác của cá cung hoàng đạo. Dựa trên số liệu này, nền tảng âm nhạc Spotify đã tạo các danh sách nhạc dành cho 12 cung hoàng đạo vào năm 2019.
Doanh nghiệp đã dựa vào phân tích của nhà chiêm tinh học và tạo các playlist với các bài hát dành cho cung hoàng đạo của người nghe. Đây là chiến dịch marketing rất thông minh và thành công.
Spotify sử dụng các sự kiện, poster, các mặt hàng lồng ghép với các cung hoàng đạo để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Trong thời gian ngắn, Spotify đã thu về hơn 20 triệu lượt nghe với chuỗi series rất đặc biệt dành cho tập thể người nghe này.
Lay’s – Do Us a Flavor
Đầu năm 2012, hãng khoai tây chiên Lay’s phát động chiến dịch Do Us a Flavor. Họ xin các gợi ý về hương vị khoai tây chiên mới từ khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và tin nhắn.
Với cách tiếp cận này, doanh số của Lay’s tăng 12% và lượng follower của hãng cũng tăng gấp 3 lần bình thường.
Aflac – Aflac Duck
Vào những năm 1990, AFLAC (the American Family Life Assurance Company) mất 9 năm để xây dựng tên tuổi dựa trên cách marketing truyền thống nhưng cũng chỉ nâng được độ nhận diện tầm 6-7%.
Nhưng bắt đầu từ năm 2000, sau khi sử dụng linh vật Vịt Aflac với tiếng kêu “Aflac!” đặc biệt trong quảng cáo, họ đã tăng tỷ lên nhận diện lên đến 90%.
Chú vịt trước hết được coi như yếu tố gây hài nhưng đã tình cờ trở thành nhân vật quan trọng trong chiến dịch marketing, mang thương hiệu của công ty bảo hiểm này đến với khán giả.
Điện Máy Xanh
Tại Việt Nam, quảng cáo của Điện Máy Xanh đã một thời làm mưa làm gió với sự hài hước và gần gũi. Hãng đã sử dụng các nhân vật nhảy múa với trang phục màu xanh đặc trung và bài hát vui nhộn khá bắt tai.
Lượng xem quảng cáo trên TV và Youtube của Điện Máy Xanh đã tăng rất cao. Hình tượng của nhãn hàng cũng có độ nhận diện rất lớn mạnh kể cả đến hiện tại.
Lời kết
Sức mạnh của campaign marketing là gì với các doanh nghiệp? Với một chiến dịch thành công, mức lợi nhuận và độ ảnh hưởng của các nhãn hàng đến người tiêu dùng là không tưởng.
Để tồn tại trên thị trường, các công ty và doanh nghiệp nên chú trọng việc xây dựng các chiến dịch Marketing gây ấn tượng mạnh đến khách hàng.
Mong rằng với thông tin của Glints về chủ đề Campaign Marketing, bạn có thể có được nguồn kiến thức hữu ích để xây dựng được chiến dịch hiệu quả nhất,
Tác Giả
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan