Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án, chọn lọc
Tài liệu 500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 bám sát nội dung chương trình Ngữ văn, Tiếng việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn học giỏi môn Ngữ văn lớp 8.
Trắc nghiệm Tôi đi học
Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?
A. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Trong lòng mẹ.
D. Lão Hạc.
Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản “Tôi đi học”?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.
Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
Xem thêm: Phân Tích Khổ 1 Từ Ấy ❤ 15 Mẫu Phân Tích Khổ Đầu Hay Nhất
D. Nhân vật “tôi”
Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả ba yếu tố trên
Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình
B. Tính cách
C. Tâm trạng
D. Hành động
Câu 9: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn ” Tôi đi học”?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật ” tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 11: Sức cuốn hút của tác phẩm “Tôi đi học” là:
A. Bản thân tình huống truyện.
B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Câu văn “Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
Xem thêm: Soạn bài Rút gọn câu | Soạn văn 7 hay nhất – VietJack.com
B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
C. Cậu bé quá hồi hộp.
D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
………………………..
Trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
Câu 2: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 3: Các từ “học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống” đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhà trường”. Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
C.
D.
Câu 4: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
Câu 5: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
Xem thêm: Nghị luận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh hay chọn lọc
D. Canh, nem, rau xào, cá rán.
Câu 6: Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:
A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
D. Tất cả các ý B, C đều đúng.
Câu 7: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?
“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Cảm giác.
B. Hình dáng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Câu 8: Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
A. Phổ quát
B. Bao quát
C. Phổ biến
D. Tổng quát
Câu 9: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. Con người.
B. Tính cách.
C. Nghề nghiệp.
D. Môn học.
Câu 10: Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?
A. Giằng co
B. Du đẩy
C. Sấn sổ
D. Hành động
………………………..
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả – Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt – Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan