Câu kể Ai làm gì – Tiếng Việt lớp 4 – VietJack.com

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Câu kể ai làm gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Video Câu kể ai làm gì

Câu kể Ai làm gì

Câu kể Ai làm gì là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc phần Câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các con học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!

Trước hết, câu kể(còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

– Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

VD:

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)

Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)

Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.( câu kể dùng để kể)

– Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

VD:

Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)

Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm )

– Cuối câu kể thường có dấu chấm.

Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

Khái niệm: Trong câu kể Ai làm gì? Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Chức năng:

+ Dùng để kể về hành động, hoạt động củacon người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ..

Ví dụ:

+ Dế Mèn // bênh vực chị Nhà Trò.

Xem thêm: GHz là gì? Có thực sự cần thiết phải quan tâm đến GHz khi mua

CN là con vật được nhân hóa

+ Mẹ // em đang nấu cơm.

CN là người

+ Chú mèo // đang rình chuột.

CN VN

– Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

VD:

+ Học sinh // đang chăm chú nghe giảng.

CN là danh từ

+ Những học sinh ấy // đang chăm chú nghe giảng.

CN là cụm danh từ

Phân biệt 3 loại câu kể theo chức năng:

+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ:

– Minh quét nhà giúp mẹ.

– Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 6 chương trình song bằng 2023

– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ:

– Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

– Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

– Bài tập minh họa

Bài 1: Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

1. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Xem thêm: Tóm Tắt Văn Bản Lão Hạc Ngắn Gọn Nhất – Kiến Guru

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Bài 2: Xác định chủ ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

Bài 3: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể “Ai làm gì?” chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,…) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Bài 4: Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

– Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

  • Câu kể Ai là gì
  • Câu kể Ai thế nào
  • Câu khiến là gì
  • Cụm động từ là gì
  • Danh từ là gì ? Chức năng, phân loại danh từ

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 3-4-5 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử