Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Chiếu cầu hiền của ngô thì nhậm hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
“Chiếu cầu hiền” là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giả Ngô Thì Nhậm. Đây cũng là phần văn bản cực kỳ quan trọng mà các bạn học sinh cần đặc biệt chú trọng. Trong bài viết dưới đây, các bạn học sinh hãy cùng tham khảo hướng dẫn đọc hiểu cũng như soạn bài chi tiết văn bản này nhé!
1. Tìm hiểu chung hỗ trợ soạn bài Chiếu cầu hiền
Trước khi bước vào tìm hiểu chi tiết bài “Chiếu cầu hiền”, chúng ta hãy cùng điểm qua một số nét thông tin quan trọng về tác phẩm cũng như tác giả Ngô Thì Nhậm nhé!
1.1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746, mất năm 1803, hiệu là Hi Doãn. Ông là người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Hiện nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Ông là một danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn. Ngoài ra, ông cũng là người có công lao cực kỳ lớn trong việc giúp quân Tây Sơn đánh đuổi quân Thanh.
Chân dung tác giả Ngô Thì Nhậm – Vị tướng thân cận của vua Quang Trung
- Trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Thì Nhậm, ông đã đóng góp cho nền văn thơ Việt Nam các tập thơ nổi tiếng như: “Thủy vân nhàn đàm”, “Bút hải tùng đàm”,….
- Ngoài ra, Ngô Thì Nhậm cũng để lại cho đời nhiều bài phú hay, đặc biệt phải kể đến V 17 bài chép ở tập “Kim mã hành dư”.
- Đối với các tác phẩm văn, ông có một số bài văn tiêu biểu phải kể đến là “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”. Đây là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học xuyên suốt cuộc đời của Ngô Thì Nhậm.
1.2. Tác phẩm
1.2.a. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết tác phẩm vào khoảng năm 1788 – 1789. Tác phẩm ra đời với mục đích thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
1.2.b. Thể loại tác phẩm
- Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” thuộc thể loại chiếu – loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra để triều đình và nhân dân thực hiện.
– Chiếu có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược được vua đơn cử viết thay vua.
1.2.c. Bố cục tác phẩm
– Phần 1: Từ đầu đến “…người hiền vậy”: Chỉ rõ mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
– Phần 2 Từ phần tiếp đến “…hay sao? : Hiện thực và những nhu cầu thiết yếu của thời đại
– Phần 3 Phần còn lại: Chỉ ra đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
2. Hỗ trợ soạn Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
Để nắm rõ những nội dung cũng như thông điệp mà tác giả gửi đến trong tác phẩm, các bạn soạn bài kỹ càng và trả lời một số câu hỏi sau:
2.1. Câu 1 trang 70 sgk Ngữ văn 11 tập 1
Xem thêm: Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 lớp 6 (trang 107-108-109)
Đề bài: Anh (chị) hãy cho biết một bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần đó. Từ đây, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.
Gợi ý soạn bài: Thông thường, một bài chiếu gồm 3 phần:
– Phần mở đầu bắt đầu từ đầu tới “… ý trời sinh ra người hiền vậy” : Nêu lên những quan điểm về sứ mệnh của người hiền tài
– Phần nội dung: Từ tiếp đến “… vì mưu lợi mà phải bán rao”: Thông điệp chiêu mộ người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng, khen thưởng người hiền của nhà nước.
– Phần kết: Phần còn lại: Lời bố cáo
Hướng dẫn soạn bài “Chiếu cầu hiền” đơn giản, dễ hiểu
b. Nội dung chính của tác phẩm “Chiếu cầu hiền” là một văn kiện quan trọng nêu lên những chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn. Với mục đích động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước, bài Chiếu làm nổi bật một số nội dung như sau:
– Người hiền tài xưa nay bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng đối với công cuộc trị nước.
Xem thêm: Opposed đi với giới từ gì và bài tập vận dụng có đáp án – Bhiu.edu.vn
– Cho phép nhân dân tiến cử người hiền tài
– Cho phép người hiền tài tự tiến cử bản thân.
2.2. Câu 2 trang 70 sgk Ngữ văn 11 tập 1
Đề bài: Các bạn hãy cho biết: Bài “Chiếu cầu hiền” được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục là gì? Có thực sự phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác phẩm “Chiếu cầu hiền”.
Gợi ý soạn bài:
– Đối tượng mà tác phẩm “Chiếu cầu hiền” hướng đến: người hiền tài, trên thực tế là các nho sĩ, trí thức Bắc Hà nhằm thuyết phục họ tham gia chính sự với triều Tây Sơn.
– Các luận điểm được tác phẩm “Chiếu cầu hiền” đưa ra để thuyết phục người hiền tài bao gồm:
+ Bài viết trước hết mở đầu bằng những lời văn khích lệ. Những câu văn này đã làm nổi bật vai trò và sứ mệnh của người hiền tài. Điều này khiến cho những người hiền tài còn e sợ, né tránh hay băn khoăn phải suy nghĩ.
+ Tiếp đến, mạch lập luận của tác phẩm được tiếp diễn bằng những lời văn đầy sự khoan thai, trân trọng nhằm thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của vua Quang Trung. Tác giả cũng không quên bổ sung thêm chính sách tuyển dụng và ưu ái của nhà nước đối với người hiền tài nhằm thuyết phục họ cống hiến.
– Theo Ngô Thì Nhậm, bởi những biến cố, thay đổi loạn lạc mà nhiều hiền tài đã giấu mình, xảy ra muôn nơi trong đất nước mà nhiều vị hiền tài đã chọn không tham gia chính sự. Tuy nhiên, ở thời điểm lúc bấy giờ, đất nước đã lập lại hoà bình vì vậy rất cần đến sự đóng góp trí tuệ, tài năng của những người hiền tài.
Xem thêm: Tranh tô màu Số đếm cho bé – Kiến Thức Vui
Vua Quang Trung đã thể hiện sự chân thành, vô cùng mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài trong đất nước. Thế nên, trong tác phẩm “Chiếu cầu hiền” , tác giả đã hết sức đề cao vai trò của các bậc hiền tài. Tác giả không đề cập tới sự bất hợp tác ở một số người bởi lẽ điều này sẽ tác động tới lòng tự trọng của nhiều vị hiền tài. Bài Chiếu ý tứ nêu lên sự cần thiết cấp bách của người hiền tài trong công cuộc xây dựng giai đoạn lịch sử mới. Ngoài ra, tác phẩm cũng thuyết phục đối tượng bằng hệ thống lập luận cực kỳ chặt chẽ cùng thái độ khiêm nhường, khéo léo, phù hợp với đối tượng là các bậc hiền tài.
– Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng một số nghệ thuật trong lập luận: Ngô Thì Nhậm đã dùng đã sử dụng những lập luận vô cùng logic, sắc sảo với mục đích chỉ ra cho đối tượng thấy trách nhiệm vô cùng quan trọng của họ với đất nước. Bên cạnh đó, nghệ thuật lập luận này cũng đã nêu bật lên nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp của vua Quang Trung. Chỉ mới vừa lên ngôi không lâu nhưng lúc bấy giờ, vua Quang Trung đã đề ra chính sách trọng dụng nhân tài vô cùng hợp lý. Một bài cũng có bố cục hợp lý logic cực kỳ chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung chính sau đây:
- Khẳng định vấn đề: Người hiền tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.
- Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà lúc bấy giờ đối với triều đình Tây Sơn: Các vị hiền tài chưa thực sự ủng hộ cũng như nhiệt tình góp sức. Từ đây chỉ ra tính chất của thời đại cũng như vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
- Cuối cùng chỉ ra các con đường để người hiền ra sức cống hiến và đóng góp cho đất nước.
2.3. Câu 3 trang 70 sgk Ngữ Văn 11 tập 1
Đề bài: Thông qua bài “ Chiếu cầu hiền”, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung đối với đất nước.
Câu trả lời: Bài “Chiếu cầu hiền” đã thể hiện vua Quang Trung là một vị lãnh tụ sở hữu nhiều đức tính và phẩm chất tốt đẹp. Ông vừa là người có trí tuệ, một lòng nhiệt thành với đất nước, khiêm tốn, chân thành. Tất cả tấm lòng của vua Quang Trung đều hướng đến sự nghiệp chung, hướng đến tương lai. Đặc biệt, ông vô cùng tinh tế khi không gợi lại quá khứ khi có một số sĩ phu Bắc Hà không nhiệt tình hợp tác với Tây Sơn.
Vua Quang Trung cũng ý thức được việc lấy dân làm trọng. Từ đó, mọi tầng lớp nhân dân đều có thể đề cử người tài giúp nước. Vua Quang Trung cũng là người sở hữu hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: tìm nhân tài đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau, tuyệt đối không phân biệt tầng lớp nhân dân nào, sử dụng tình cảm chân thành để bày tỏ tấm lòng mong muốn tìm kiếm hiền tài cho đất nước.
“Chiếu cầu hiền” làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của vua Quang Trung
Kết Luận
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin hướng dẫn soạn bài chi tiết cho bài “Chiếu cầu hiền” của tác giả Ngô Thì Nhậm. Hãy nhanh tay ghi chép những kiến thức bổ ích này để hiểu được kiến thức của toàn bộ văn bản này một cách đơn giản và nhanh chóng nhất nhé!
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan