Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về De thi lich su 11 hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Bộ 200 Đề thi Lịch sử lớp 11 năm học 2022 – 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch sử 11.
Mục lục Đề thi Lịch Sử 11 năm 2023 (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử 11
-
Đề thi Lịch sử 11 Giữa học kì 1 có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (5 đề)
Xem đề thi
-
Bộ 10 Đề thi Lịch sử 11 Giữa kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử 11 năm 2022 có ma trận (10 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 1 Lịch sử 11
-
Top 30 Đề thi Lịch sử 11 Học kì 1 năm học 2022 – 2023 có đáp án
Xem đề thi
-
Đề thi Học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (6 đề)
Xem đề thi
-
Bộ 8 Đề thi Lịch sử 11 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất
Xem đề thi
-
Đề thi Học kì 1 Lịch sử 11 năm 2022 có ma trận (10 đề)
Xem đề thi
Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 11
-
Top 30 Đề thi Lịch sử 11 Giữa kì 2 năm 2022 – 2023 có đáp án
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 11 có đáp án (6 đề)
Xem đề thi
-
Bộ 8 Đề thi Lịch sử 11 Giữa kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2023 có ma trận (10 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 2 Lịch sử 11
-
Top 15 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 11 năm học 2022 – 2023 có đáp án
Xem đề thi
-
Đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 có đáp án (5 đề)
Xem đề thi
-
Bộ 5 Đề thi Lịch sử 11 Học kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất
Xem đề thi
-
Đề thi Học kì 2 Lịch sử 11 năm 2023 có ma trận
Xem đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. Mác-tuên.
D. Ban-dắc.
Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là
A. phe Liên minh và phe Trục.
B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.
D. phe Đồng minh và phe Trục.
Câu 3. Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?
A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 4. Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.
C. Tạo ra một liên minh kinh tế – chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 5. Cho các dữ kiện sau :
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ?
A. 2, 4, 1, 3.
B. 1, 2, 4, 3.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 2, 4, 3, 1.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên.
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1-A 2-B 3-D 4-D 5-A 6-C
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”? 3
a. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911)
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
+ Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911), thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
Xem thêm: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – Văn mẫu 7
– Diễn biến chính:
+ Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.
+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống, đứng đầu chính phủ lâm thời.
+ Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
– Kết quả – Ý nghĩa:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
b. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để
– Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
– Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi còn tồn tại nhiều hạn chế:
+ Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 2 Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên. 4 a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
* Nguyên nhân sâu xa
– Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.
– Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
– Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
* Duyên cớ
– 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”
* Phát biểu ý kiến:
“Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định
– Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc:
+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
– Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.
– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng
A. “Chính sách mới”.
B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. “Kế hoạch Mácsan”.
D. “Láng giềng thân thiện”.
Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1920 – 1921) để
A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.
B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.
C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
D. thành lập liên minh chính trị – quân sự ở châu Âu.
Câu 3. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?
A. Kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới thành lập liên minh chống phát xít.
B. Giữ thái độ trung lập – không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
C. Hợp tác với Anh, Pháp, Liên Xô để thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
D. Ủng hộ, hợp tác với thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.
Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?
A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.
C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941?
A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.
C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.
D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam?
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười? 4
a. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
– Đối với nước Nga:
+ Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. 0.25
+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. 0.25
– Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. 0.25
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. 0.25
b. Vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
– Lê-nin là người đứng đầu Đảng Bôn-sê-vish Nga, sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Cách mạng tháng Mười. 0.5
– Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai, Lê-nin đã soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối và phương pháp đấu tranh để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. 1
– “Luận cương tháng Tư” của Lê-nin đã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng, thúc đẩy cách mạng Nga tiếp tục phát triển đi lên.
– Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lê-nin đã quyết định táo bạo, mau lẹ, kịp thời chuyển cách mạng Nga từ giai đoạn đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. => Quyết định táo bạo, kịp thời chớp thời của Lê-nin là một trong những yếu tố đảm bảo sự toàn thắng của Cách mạng tháng Mười. 0.5
– Lê-nin trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân lao động Nga để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản. 0.5
=> Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga gắn liền với tên tuổi và sự chỉ đạo sáng suất của Lê-nin. 0.5
Câu 2 Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam? 3 a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
– Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.5
– Chính trị – xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 0.5
– Quan hệ quốc tế:
Xem thêm: Acp là gì? Tại sao ai cũng dùng cụm từ này trên Facebook và Tiktok?
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 0.5
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 0.5
b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam
– Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp): 0.5
+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm. 0.25
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. 0.25
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929 là
A. Đảng Quốc Đại.
B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.
C. Đảng Đại hội dân tộc.
D. Đảng dân chủ.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa của A-cha Xoa.
B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
C. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.
Câu 3. Tư tưởng đấu tranh hòa bình, bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì
A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.
B. dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
C. phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
Câu 4. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.
C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
D. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.
B. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.
C. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.
D. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
A. Sau hai cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.
B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.
C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.
D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm).Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919).
Câu 2 (4 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919). 3
a. Nguyên nhân
– Dưới ách áp bức của đế quốc, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc lâm vào tình trạng khổ cực, bần cùng. 0.5
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Trung Quốc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 0.25
– Tại hội nghị Véc-xai (1919 – 1920), các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản. 0.25
=> Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc bùng lên mạnh mẽ. 0.25
b. Diễn biến chính
– Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 – 5 – 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. 0.25
– Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp 22 tỉnh, 150 thành phố trong cả nước. 0.25
– Phong trào đấu tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân. 0.25
c. Kết quả: Chính quyền Trung Hoa dân quốc buộc phải thả những người bị bắt và từ chối kí vào Hòa ước Véc-xai => phong trào Ngũ tứ giành thắng lợi. 0.25
d. Ý nghĩa
– Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. 0.25
– Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 0.25
– Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc. 0.25
Câu 2 Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”? 4
a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
– Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 0.5
– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,… Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới. 0.5
– Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng. 0.5
b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?
* Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác. 0.5
* Chứng minh nhận định
– Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 0.5
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 0.25
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 0.25
– Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 0.5
=> Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 0.5
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I. trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
A. thuộc địa.
B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Xem thêm: Công Thức Hình Học 12 Thể Tích Khối Đa Diện Dễ Nhớ – Kiến Guru
Câu 2. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
A. Tiến công ra Bắc Kì.
B. Chinh phục từng gói nhỏ.
C. Đánh nhanh thắng nhanh.
D. Vừa đánh vừa đàm.
Câu 3. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.
D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do
A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.
B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.
C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.
D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.
Câu 5. Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
A. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
Câu 6. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Phần II. tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội đó như thế nào?
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương? 3
* Hoàn cảnh bùng nổ của phong trào Cần vương
– Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885) thất bại, Tôn Thất Thuyết buộc phải đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). 0.25
– Tại sơn phòng Tân Sở, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua kháng chiến. Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm. 0.25
* Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
– Giai đoạn từ năm 1885 – 1888
+ Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung KÌ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
+ Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã kiên quyết cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi). 0.75
– Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
+ Phong trào tiếp tục phát triển, đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Địa bàn đấu tranh thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
+ Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo…
+ Năm 1896, phong trào Cần vương chấm dứt. 0.75
* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương
– Nguyên nhân khách quan: phong trào Cần vương nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh, có ưu thế vượt trội về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật,… do đó Pháp đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa còn thiếu tính thống nhất. 0.25
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Hạn chế về mặt đường lối và giai cấp lãnh đạo: đường lối cứu nước theo khuynh hướng phong kiến nhằm khôi phục chế độ phong kiến đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ là độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Các văn thân, sĩ phu yêu nước còn hạn chế về tầm nhìn nên không đủ sức nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0.5
+ Phong trào diễn ra lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc. 0.25
Câu 2 Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội đó như thế nào?
* Chuyển biến về kinh tế
– Chuyển biến tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. 0.25
+ Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. 0.25
+ Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,…), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai…),… 0.25
– Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. 0.25
+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. 0.25
+ Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. 0.5
* Chuyển biến về xã hội
– Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:
+ Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. 0.5
– Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:
+ Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,…); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,…), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước. 1
– Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX. 0.25
* Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:
– Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. 0.25
– Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0.25
………………………………
………………………………
………………………………
Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Lịch Sử lớp 11 năm học 2022 – 2023 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!
Lưu trữ: Bộ đề thi Lịch Sử lớp 11 cũ
Xem thêm các đề thi các môn học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
-
Mục lục Bộ Đề thi Toán 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Ngữ văn 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Vật Lí 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Hóa 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Tiếng Anh 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Tiếng Anh 11 mới
-
Mục lục Bộ Đề thi Sinh học 11
-
Đề kiểm tra Địa Lí 11
-
Mục lục Bộ Đề thi GDCD 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Công nghệ 11
-
Mục lục Bộ Đề thi Tin học 11
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan