10 đề thi môn Tiếng Việt (đọc – hiểu) cuối học kì 2 lớp 5 – Thư viện

Duới đây là các thông tin và kiến thức về đề thi tiếng việt lớp 5 học kì 2 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

13 đề thi môn Tiếng Việt (đọc – hiểu) cuối học kì 2 lớp 5 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải.Các đề thi học kì 2 lớp 5 này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5, giúp các em hệ thống lại các bài học đã được học trong chương trình học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt, mời các em tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 1

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 – TV5/ Tập 2)

2. Con gái (Trang 189 – TV5/Tập 2)

3. Thuần phục sư tử (Trang 198 – TV5/Tập 2)

4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 – TV5/Tập 2)

5. Công việc đầu tiên (Trang 215 – TV5/Tập 2)

6. Út Vịnh (Trang 232 – TV5/Tập 2)

7. Những cánh buồm (Trang 241 – TV5/Tập 2)

8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.

B. Nói nhanh không ngừng nghỉ khiến mọi người khó theo dõi.

C. Bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.

D. Nói chậm dãi, nghỉ nhiều khiến ai cũng sốt ruột khi nghe anh ta nói

2. Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.

B. Trở thành một người không có cảm xúc

C. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.

D. Đánh mất khả năng học hỏi.

3. Sau khi đánh mất dấu chấm hỏi, anh chàng trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.

B. Không thể diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu.

C. Trở thành người ăn nói cộc lốc, trống không.

D. Chẳng bao giờ hỏi ai nữa, đánh mất khả năng học hỏi.

4. Sau khi đánh mất dấu hai chấm, anh chàng trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)

A. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.

B. Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.

C. Trở thành người trầm cảm, u uất, không thể giao tiếp với mọi người.

D. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.

5. Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép? (0.5 điểm)

A. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.

B. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.

C. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.

D. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.

6. Nối cột A với cột B để được hậu quả đằng sau việc đánh mất những dấu câu? (0.5 điểm)

Đánh mất dấu câu

Hậu quả

1. Đánh mất dấu phẩy

a. Thiếu quan tâm đối với mọi điều

2. Đánh mất dấu chấm than

b. Chỉ suy nghĩ được những điều đơn giản

3. Đánh mất dấu chấm hỏi

c. Đổ lỗi cho tất cả, trừ mình

4. Đánh mất dấu hai chấm

d. Thờ ơ đối với mọi chuyện

7. Theo em, câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” Nghĩa là anh chàng có kết thúc ra sao khi đã đánh mất các dấu câu? (1 điểm)

8. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? (1 điểm)

9. Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng cách nào ? (1 điểm)

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

ÚT VỊNH

Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

– Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 1

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.

2. (0.5 điểm) B. Trở thành một người không có cảm xúc

3. (0.5 điểm) D. Chẳng bao giờ hỏi ai nữa, đánh mất khả năng học hỏi.

4. (0.5 điểm) B. Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.

5. (0.5 điểm) A. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.

6. (0.5 điểm)

1 – b: Đánh mất dấu phẩy – Chỉ suy nghĩ được những điều đơn giản

2 – d: Đánh mất dấu chấm than – Thờ ơ đối với mọi chuyện.

3 – a: Đánh mất dấu chấm hỏi – Thiếu quan tâm đối với mọi điều

4 – c: Đánh mất dấu hai chấm – Đổi lỗi cho tất cả, trừ mình.

7. (1 điểm)

Câu trả lời phải nêu được ý: Anh ta trở thành một người không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.

8. (1 điểm)

Anh // bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.

Các từ khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu đều có chung nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho động từ nói.

Thế nên dấu phẩy trong câu trên có nhiệm vụ ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói.

9. (1 điểm)

– Câu 1 và câu 2 nối bằng cách thay thế cụm từ “một người” bằng từ “anh ta”.

– Câu 2 và câu 3 nối với nhau bằng cách lặp từ ngữ : “những câu đơn giản”.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

– Giới thiệu được cô giáo mà em muốn tả

– Giờ học đó là giờ học nào

B. Thân bài (2.5 điểm)

1. Tả bao quát cô giáo đang say sưa giảng bài: (0.5 điểm)

2. Tả chi tiết cô giáo đang say sưa giảng bài (2 điểm)

a. Tả ngoại hình cô giáo trong giờ học đó

b. Tả lời nói, cử chỉ, hành động của cô trong giờ học đó

c. Hình ảnh cô giáo đang giảng bài đối với em có gì đặc biệt

C. Kết bài (0.75 điểm)

Nêu cảm nghĩ của em đối với hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài

* Về hình thức:

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 năm 2022

  • Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 năm 2022 Đầy đủ các môn
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Toán Có đáp án năm 2022
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Có đáp án năm 2022
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Có đáp án năm 2022
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử – Địa lý Có đáp án năm 2022
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tin học năm 2022

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 2

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 – TV5/ Tập 2)

2. Con gái (Trang 189 – TV5/Tập 2)

3. Thuần phục sư tử (Trang 198 – TV5/Tập 2)

4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 – TV5/Tập 2)

5. Công việc đầu tiên (Trang 215 – TV5/Tập 2)

6. Út Vịnh (Trang 232 – TV5/Tập 2)

7. Những cánh buồm (Trang 241 – TV5/Tập 2)

8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)

4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)

Xem thêm: Hình ảnh chiếc lá đẹp – Kiến Thức Vui

6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)

nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? (0.5 điểm)

A. Bờ sông nơi có những bụi tầm xuân

B. Bụi tầm xuân trong vườn

C. Cành cây xanh lá

D. Khu rừng lá vàng

2. Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng? (0.5 điểm)

A. Vì nó vừa được hót bên bụi tầm xuân vừa nhặt nhạnh được rất nhiều đồ ăn

B. Vì nó được cất tiếng hót đem lại niềm vui cho cuộc đời

C. Vì được tự do bay lượn, uống nước mát lành trong khe suối.

D. Vì tìm thấy được khe suối đầy nước mát lành.

3. Trong câu sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng hót của chim họa mi? (0.5 điểm)

Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. So sánh và điệp từ

4. Tìm trong bài những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim họa mi”? (0.5 điểm)

A.

B. Nó, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi

C. Nó, ca sĩ với giọng hát thánh thót

D. Chú chim non, chú chim yêu đời

5. Chim họa mi đã làm gì khi phương đông vẩn bụi hồng? (0.5 điểm)

A. Say ngủ trong một bụi tầm xuân

B. Tìm vài con sâu ăn lót dạ

C. Xù lông rũ hết những giọt sương

D. Hót vang lừng chào nắng sớm

6. Em hình dung gì về hình ảnh chú chim họa mi trong bài? (0.5 điểm)

A. Có giọng hót hay làm mọi người say mê

B. Tự do bay lượn, cất tiếng hót đem niềm vui cho cuộc đời.

C. Lười biếng ngủ vùi khi ngày mới đến

D. Còn nhỏ dại nên yêu thích dong chơi

7. Trong câu: “Nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sáng bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi ” Có mấy vị ngữ? (1 điểm)

8. Xác định tác dụng của dấu phẩy trong câu sau? (1 điểm)

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

9. Tìm hai từ ghép có tiếng “truyền” với nghĩa “trao lại cho người khác”? (1 điểm)

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 4

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi …… dần biến đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào?

A. Lúc ban trưa

B. Lúc ban mai

C. Lúc hoàng hôn

2 Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.”muốn nói điều gì?

A. Rừng phương Nam rất vắng ngườiB. Rừng phương Nam rất hoang vuC. Rừng phương Nam rất yên tĩnh

3. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào?

A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng câyB. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơiC. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng

4. Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì?

A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh độngB. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mìnhC. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác

5. Em hiểu”thơm ngây ngất”nghĩa là thơm như thế nào?

A. Thơm đậm, đến mức làm cho ta khó chịuB. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vậtC. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú

6. Dòng nào dưới dây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng.”

A. ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.B. ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.C. ồn ào, nhộn nhịp. tĩnh lặng.

7. Từ “tuôn”thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

8. Vị ngữ trong câu”Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến mất.”là:

A. Rừng ban mai dần dần biến mấtB. Phút yên tĩnh của rừng ban maiC. Dần dần biến mất

9. Đặt câu theo yêu cầu sau:

a/ Câu có cặp quan hệ từ: Vì …. nên:b/ Câu có cặp quan hệ từ Chẳng những ……. mà còn:

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 5

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

* Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nên chọn tên nào cho bài văn?

A. Một buổi sáng Đà LạtB. Một buổi chiều Đà LạtC. Những âm thanh ở Đà Lạt

2. Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?

A. đồi núi

B. tiếng chim

C. cây thông

D. Suối

E. hồ nước

G. thời tiết

3. Thời tiết ở Đà Lạt như thế nào?

A. nóng ẩm

B. mát mẻ

C. lạnh và khô

4. Nghe tiếng hoàng anh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?

A. Màu nắng của những ngày đẹp trờiB. Rừng thông xanh và và mặt hồ màu ngọc bíchC. Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông

5. Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì?

A. Sôi động và náo nhiệtB. Lắng đọng và trầm buồnC. Yên tĩnh và thơ mộng

6. Từ “tưởng tượng”thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. động từ

C. tính từ

7. Câu “Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng”có:

A. ba từ đơn, ba từ ghépB. ba từ đơn, một từ ghép, hai từ láyC. ba từ đơn, hai từ ghép, một từ láy

8. Từ “trong”ở cụm từ “không khí nhẹ và trong”và từ “trong”ở cụm từ “trong không khí mát mẻ”có quan hệ với nhau như thế nào?

A. là hai từ đồng âmB. là một từ nhiều nghĩaC. là hai từ đồng nghĩa

9. Gạch chân các quan hệ từ trong câu sau:

Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.

10. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu:”Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.”

A. Cảnh bao laB. Cảnh bao la của núi rừngC. Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ

11. Trong câu: “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”đại từ “em”dùng để làm gì?

A. Thay thế danh từB. Thay thế động từC. Để xưng hô

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 6

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?

A. Cảnh trăng lên ở làng quêB. Cảnh sinh hoạt của làng quêC. Cảnh làng quê dưới ánh trăng

2 Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?

A. Cánh đồng lú, tiếng hát, lũy treB. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đaC. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát

3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?

A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nướcB. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hátC. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát

4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?

A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹpB. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹC. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bayD. Vì chú thấy mẹ buồn và đang khóc

5. Cách nhân hóa trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già”cho thấy điều gì hay?

A. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quêB. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ giàC. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người

6. Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “nhô”trong câu: “Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.”

A. mọc, ngoi, dựngB. mọc, ngoi, nhúC. mọc, nhú, đội

7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “chìm”trong câu”Trăng chìm vào đáy nước”?

A. trôi

B. lặn

C. nổi

D. bay

8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?

A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.

9. Đặt câu để phân biệt nghĩa của hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật)

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 7

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Xem thêm: Hướng dẫn viết sổ đoàn viên mới nhất 2022 – Nhà Xinh Plaza

1. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?

A. Nước sông đầy ắp

B. Những con lũ dâng đầy

C. Dòng sông đỏ lựng phù sa

D. Những cánh buồm xuôi ngược

2. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh ví gì?

A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.

B. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

C. Màu áo của những người thân trong gia đình.

D. Màu của dòng sông đỏ lựng phù sa.

3. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió?

A. Những cánh buồm đi như dong chơi

B. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ

C. Những cánh buồm chung thủy cùng con người vượt qua bao sóng nước, thời gian

4. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người?

A. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người

B. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay

C. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ nhơ con người

D. Vì những cánh buồm mang màu áo của những người lao động vất vả

5. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ ” to lớn”?

A. Một từ. Đó là:……………………………………………

B. Hai từ. Đó là:…………………………………………….

C. Ba từ. Đó là:………………………………………………

6. Trong câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”Có mấy cặp từ trái nghĩa?

A. Một cặp từ. Đó là:………………………………………

B. Hai cặp từ. Đó là:………………………………………

C. Ba cặp từ. Đó là:……………………………………….

7. Từ “trong”ở cụm từ phấp phới trong gió và từ “trong”ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào

A. Từ nhiều nghĩa

B. Từ đồng âm

C. Từ đồng nghĩa

8. Trong câu”Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi”có mấy quan hệ từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

9. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: với ; nhưng ; và (mỗi quan hệ từ đặt một câu)

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 8

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Câu văn nào nêu được ý chính của bài?

A. Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.

B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền.

C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

2. Những hình ảnh nào được tả sau cơn mưa?

A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.

B. Trời, núi tím biếc, mây ôm ấp dải núi

C. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi; vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây.

3. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hoá

B. So Sánh

C. So Sánh và nhân hoá

4. Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?

A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng

B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả tia nắng

C. Dùng đại từ chỉ người để tả tia nắng

5. Trong câu nào dưới đây, “rừng”được dùng với nghĩa gốc?

A. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh

B. Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa

C. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương

6. Từ nào không đồng nghĩa với từ “rọi”trong câu : “ Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống” ?

A. chiếu

B. nhảy

C. toả

7.Từ “rách mướp”thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

8. Từ đồng nghĩa với từ “mừng rỡ”là từ nào?

A. mừng vui

B. buồn bã

C. phấn khởi

D. rực rỡ

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 9

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1 / Nhân dân ta thường trồng cây đề ở đâu?

A. Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ.

B. Cạnh giếng nước, mái đình.

C. Bên cạnh thác nước.

D. Trồng ở cuối làng.

2 / Cây đề ra lộc vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

3 / Khi miêu tả lá đề, tác giả đã khéo léo dùng những từ chỉ màu sắc nào dưới đây?

A. Đỏ au, ánh tím, xanh óng, vàng hoe, nâu đỏ

B. Đỏ au, xanh óng, vàng hoe, ánh tím, đẫm nước

C. Đỏ au, ánh tím, xanh óng, nuột nà, nâu thẫm

D. Đỏ au, vàng hoe, nâu thẫm, nuột nà, xanh ngắt

4 / Gốc cây đề có điểm gì đặc biệt?

A. Vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục

B. Gốc có màu nâu thẫm và nhiều rễ

C. Không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững

D. Gốc đề là nơi mọi người ngồi tránh nắng những khi trưa hè

5/ Trong tâm khảm người Việt nam, cây đề là:

A. Kỉ niệm thời thơ ấu

B. Niềm sùng kính

C. Biểu tượng của tình mẹ con

D. Biểu trưng của thời hiện đại

6 / Trong câu “Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim.” Tác giả đã miêu tả rất thành công với biện pháp:

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nhân hóa và so sánh

D. Liên kết câu

7/ Từ đồng nghĩa với từ “hòa bình” là:

A. Lặng yên

B. Thanh bình

C. Bình thản

D. Yên tĩnh

8/ Từ trái nghĩa với từ “cuối cùng”trong câu “Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.”:

A. Giữa

B. Ban đầu

C. Cuối

D. Đoạn cuối

9/ Từ “nước” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

10/ Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

A. Mày, ông, cái cò

B. Cái cò, cái vạc, cái nông

C. Mày, ông

D. Lúa, cò

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 10

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì?

A. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh

B. Bầu không khí trong lành, mát mẻ

C. Cả hai ý trên

2 Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì?

A. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn

B. Có khói bếp cùng với làn sương Lam

C. Cả hai ý trên

3. Dòng nào nêu đúng thời gian mà bạn nhỏ yêu thích?

A. Buổi trưa

Xem thêm: Hóa học 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất

B. Buổi trưa mùa hè

C. Buổi trưa mùa đông

4. “nhẹ, êm và dễ chịu”là đặc điểm của buổi trưa mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?

A. Nhờ buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun

B. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm

C. Nhờ buổi trưa mùa hè mà bạn nhở hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương

6. Bài viết nhằm mục đích gì

A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê

B. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ

C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo

7. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với “Một nắng hao sương”?

A. Thức khuya dậy sớm

B. Cày sâu cuốc bẫm

C. Đầu tắt mặt tối

8. Câu “Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè.”thuộc kiểu câu gì?

A. Câu kể

B. Câu cảm

C. Câu khiến

9. Tìm 5 từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên?

10. Đặt câu với thành ngữ: Một nắng hai sương.

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 11

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

* Đề bài: Những cánh buồm (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 140 – 141)

Dựa vào bài tập đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi dưới đây:

1. Theo em, tại sao nhà thơ lại đặt tựa đề cho bài thơ là Những cánh buồm?

A. Vì bài thơ miêu tả những cánh buồm

B. Vì bài thơ mở đầu bằng hình ảnh những cánh buồm

C. Vì những cánh buồm là hình ảnh gợi cho hai nhân vật cha và con nhiều cảm xúc

2. Hai cha con đi dạo trên bãi biển vào khoảng thời gian nào?

A. Vào buổi sáng khi ánh mặt trời đang rực rỡ giữa biển xanh

B. Vào buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời sắp lặn

C. Sau trận mưa đêm rả rích

3. Những câu hỏi ngây thơ của đứa con cho thấy con có ước mơ gì?

A. Ước mơ được cùng cha đi dạo trên biển một lần nữa

B. Ước mơ được đi khám phá những nơi mà cha chưa đến, những điều chưa biết trong cuộc sống

C. Ước mơ được có một cánh buồm

4. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình

B. Ước mơ của con gợi cho cha gặp lại bạn bè của mình

C. Cả hai ý trên đều đúng

5. Từ lênh khênh là từ láy gì?

A. Láy tiếng

B. Láy âm đầu

C. Láy vần

6. Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào?

A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi

B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi

C. Người dưới 16 tuổi

7. Thành ngữ nào sau đây diễn đạt ý nghĩa: Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn?

A. Trẻ lên ba, cả nhà học nói

B. Trẻ người non dạ

C. Tre non dễ uốn

8. Dấu ngoặc kép trong những dòng thơ:

“Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Có ý nghĩa như thế nào?

A. Tường thuật lại lời nói trực tiếp của một nhân vật trong bài thơ

B. Giải thích, nhấn mạnh những từ được đặt trong ngoặc kép

C. Cả hai ý trên đều đúng

9. Dấu phẩy trong câu: “Người con ước mơ được đến những vùng đất mới, đến những nơi mà cha cậu chưa hề đi đến.” Có tác dụng như thế nào?

A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép

10. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?

A. Cát càng mịn, biển càng trong

B. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa

C. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 12

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào?

A. Người đàn ông, cô bé

B. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé

C. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô

2. Vì sao cô bé khóc?

A. Vì cô bé không có đủ tiền mua hoa tặng mẹ

B. Vì mẹ cô bé đã mất

C. Vì không có ai đi cùng

3. Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?

A. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ

B. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ

C. Cả hai ý trên

4. Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa?

A. Vì ông muốn thăm mẹ.

B. Vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện.

C. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự tay trao bó hoa tặng mẹ.

5. Trong bài đọc có ba lần sử dụng dấu hai chấm. Mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì?

A. Dấu hai chấm thứ nhất và dấu hai chấm thứ ba báo hiệu bộ phận sau đó là lời cô bé; dấu hai chấm thứ hai báo hiệu sau đó là lời người đàn ông.

B. Cả 3 lần dấu hai chấm đều là báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của người kể chuyện.

C. Cả 3 lần dấu hai chấm đều báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của cô bé.

6. Tìm và ghi lại 3 từ láy trong bài. Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

7. Đặt một câu có dùng từ “tặng”.

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 13

A – BÀI KIỂM TRA ĐỌC

I – Đọc thành tiếng (5 điểm)

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?

A. xanh, nâu, đỏ

B. xanh, trắng, vàng

C. vàng, đỏ, tím

2. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?

A. Bầu trời mùa thu

B. Mùa thu ở đồng quê

C. Cánh đồng mùa thu

3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?

A. hình ảnh, màu sắc

B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm

C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh

4. Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào?

A. Thời gian

B. Không gian

5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?

A. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê

B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay

C. Bầu trời, hồ nước

6. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?

A. Con cò

B. Hồ nước

C. Sóng lúa

7. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong veo”?

A. trong sạch

B. trong lành

C. trong vắt

8. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt

B. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm

C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành

9. “ thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

A. đồng âm

B. đồng nghĩa

C. nhiều nghĩa

10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?

A. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ

B. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ

C. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải

Để tải thêm các đề thi học kì 2 lớp 5 khác, mời các bạn tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 5 được tải nhiều nhất dưới đây:

  • Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22
  • 35 đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 CÓ ĐÁP ÁN
  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 có bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22
  • 88 đề cảm thụ văn học lớp 5 có gợi ý
  • 100 câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
  • Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2014-2015 trường TH&THCS Vĩnh Trung, Quảng Ninh

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử