Duới đây là các thông tin và kiến thức về đi không há lẽ trở về không hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu
2 Đề đọc hiểu Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ) có đáp án chi tiết được THPT Lê Hồng Phong tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 2 bộ đề Đi thi tự vịnh đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
Đọc hiểu Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ) – Đề số 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
ĐI THI TỰ VỊNH
Đi không há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ) có đáp án chi tiết
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệ
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Trích Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ)
Câu 1. Dựa vào văn cảnh, có thể thấy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
Lời giải:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Đang trên đường đi thi để trả nợ công danh
- Con đường thi cử lận đận và gian truân
Câu 2. Điển cố “tang điền” giúp anh/chị hiểu như thế nào quan niệm của Nguyễn Công Trứ về chí làm trai.
Lời giải:
Điển cố “tang bồng”:
- Sống trên đời, người con trai phải có chí lớn.
- Hai vai gách vác sơn hà
- Tung hoành ngang dọc khắp bốn phương trong trời đất
Câu 3. Chép lại ít nhất một câu thơ đã học về quan niệm chí làm trai trong xã hội phong kiến. Cho biết sự khác nhau giữa “tiếng” và “danh” trong câu thơ:
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
Lời giải:
– Quan niệm chí làm trai trong xã hội phong kiến:
- Trai thì đọc sách ngâm thơ/ Dùi mai kinh sử để chờ nở hoa (Ca dao)
- Công danh nam tử còn vương nợ / Luống thẹn tại nghe chuyện Vũ Hầu (Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão)
- Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ)
- Làm trai phải lạ trên đời / Há để càn khôn tự chuyển dời (Xuất dương lưu biệt, Phan Bội Châu)
- Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn / Lừng lẫy làm cho lở núi non (Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh)
– Sự khác nhau giữa “tiếng” và “danh”:
- Tiếng: Chỉ thân phận nam nhi trong trời đất, những việc làm thực hiện hoài bão ngang dọc.
- Danh: Sự ghi nhận việc làm đó trên bia đá bảng vàng, để lại tiếng thơm muôn đời nhờ tài năng, công đức.
Xem thêm: So sánh bài thi tiếng Anh B1, B2, C1 theo định … – Anh ngữ VIVIAN
Câu 4. Tư tưởng trên có gì mâu thuẫn với tư tưởng của Cao Bá Quát? Phải chăng không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp. Cần tránh xa vòng danh lợi để rước họa vào thân?
Xưa nay phường danh lợi
Tất cả trên đường đời
Đầu gió hơi men theo quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người
(Trích Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát)
Lời giải:
– Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ:
- Coi danh gắn liền với nợ
- Đỗ đạt làm quan để giúp dân
- Khát khao theo đuổi công danh
– Tư tưởng của Cao Bá Quát:
- Danh vị giống như thứ rượu ngon làm say lòng người
- Danh gắn với sự vụ lợi và ích kỉ
- Danh phải gắn với thực để thay đổi thời đại
Đọc hiểu Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ) – Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
ĐI THI TỰ VỊNH
Đi không há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệ
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Trích Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Lời giải:
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Lời giải:
Xem thêm: 10 chú khủng long đáng yêu nhất – EFERRIT.COM
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: Biểu cảm
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Lời giải:
Rắp mượn điền viên vui tuế ngược Dở đem thân thế hẹn tang bồng
Điền viên: thú vui làm vườn
Tang bồng: chí làm trai, con trai theo tục truyền cũ phải tung hoành ngang dọc
Hai câu thơ đối nhau về mặt nội dung. Câu thơ thứ nhất nói về cái cảnh an nhàn, thú vui tao nhã của cuộc đời là làm vuờn, hòa mình với thiên nhiên. Câu thơ thứ hai nói về chí làm trai, cái sức trẻ nhiệt huyết phải được bộc phá, ngạo nghễ, khí phách. Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần nếm trải cay đắng, thất bại, lui mình về chốn điền viên nhưng ”hẹn tang bồng” khiến ông không thể bỏ cuộc, luôn lạc quan với niềm vui phơi phới. Một sĩ tử có tài năng đích thực mới có sự thách thức và niềm tin mạnh mẽ như vậy.
Câu 4. Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ.
Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông
Lời giải:
Mẫu trả lời số 1:
Quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ.
“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”
Sinh là đấng nam nhi, phải là người ngang dọc trời đất có một tầm hoạt động rộng rãi ở trong trời đất cho nên phải có tiếng tốt đối với núi sông. Danh mà tác giả đề cập ở đây là công danh, là tiếng thơm, tiếng tốt, tên tuổi của một con người gắn liền với thời đại. Chí làm trai thể hiện ở sự cống hiến, hi sinh vì quê hương đất nước …. Với kẻ sĩ đi thi, “phải có danh” trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng bia đá, được vinh quy bái tổ “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. “Phải có danh gì với núi sông” là có tài năng đích thực, giúp vua, giúp nước, cứu đời, cứu dân. Có danh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn, an dân, làm cho dân giàu nước mạnh.
Mẫu trả lời số 2:
Hai câu thơ đã thể hiện quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”
Không gian ở đây mang tầm vóc vũ trụ – “trong trời đất”, “núi sông”. Hai tiếng “Phải có” vang lên dõng dạc với âm hưởng hào hùng khẳng định ý chí quyết tâm lập công danh của người anh hùng. “Danh” ở đây mang ý nghĩa là “công danh sự nghiệp” – một phạm trù theo quan niệm Nho giáo, đồng thời cũng là lí tưởng của bậc nam nhi thời phong kiến. Trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, công danh sự nghiệp đã vượt thoát khỏi quan niệm cá nhân thông thường và được nâng cao mang ý nghĩa cộng đồng, song hành sóng đôi với hình tượng “núi sông” – cách nói ẩn dụ cho giang sơn, tổ quốc. Theo Nguyễn Công Trứ: con người phải lưu danh, làm nên nghiệp lớn bằng việc vượt thoát danh lợi cá nhân và gắn bó công danh của bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc.
Câu 5. Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Lời giải:
Thông điệp ở bài thơ có ý nghĩa với em đó là: Con người cần phải có lí tưởng và hoài bão đẹp về công danh, tự tin và lạc quan trong học tập và thi cử. Con người ấy đáng để ta học tập. Câu thơ về “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ giống như một câu danh ngôn mang ý nghĩa sâu sắc. “Núi sông” là đất nước, ngày nay là Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần có nhiều tài năng lỗi lạc “có danh” và làm nên sự nghiệp lớn “đào núi và lấp biển” như Bác Hồ đã dạy thanh niên.
Câu 6. Nhận xét thái độ của nhà thơ.
Lời giải:
Xem thêm: Đời thừa | Truyện ngắn Nam Cao – Đọc Sách Online – Bigone.vn
Nhà thơ thể hiện thái độ tự tin, đĩnh đạc và hào hùng qua những vần thơ của mình => Từ đó thể hiện con người tài năng, chí khí …
Câu 7. Anh/chị hãy bình luận ý thơ sau:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Lời giải:
Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả có quan niệm độc đáo về chí khí anh hùng, chí làm trai, chí nam nhi – một trong những phạm trù quen thuộc của nền văn học trung đại bằng giọng điệu thơ mang âm hưởng hào hùng. Điều này đã được thể hiện rõ qua tác phẩm “Đi thi tự vịnh”, đặc biệt là qua hai câu thơ:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”
Ở câu thơ đầu tiên, trong bối cảnh và không gian mang tầm vóc vũ trụ – “trong trời đất”, chủ thể trữ tình xuất hiện với lời tuyên bố dõng dạc và khẩu khí của bậc đại trượng phu: “Phải có danh gì với núi sông”. Hai tiếng “Phải có” vang lên với âm hưởng hào hùng khẳng định ý chí quyết tâm lập công, lập danh của người anh hùng. “Danh” ở đây mang ý nghĩa là “công danh sự nghiệp” – một trong những phạm trù quen thuộc trong hệ hình tư tưởng Nho giáo, đồng thời cũng là lí tưởng của bậc nam nhi thời phong kiến. Tuy nhiên, trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, chữ “danh” đã vượt thoát khỏi quan niệm cá nhân thông thường và được nên cao, song hành sóng đôi với hình tượng “núi sông” – cách nói ẩn dụ cho giang sơn, Tổ quốc, dân tộc. Điều này thể hiện sự tích cực trong nội dung khái niệm của chữ “danh” mà Nguyễn Công Trứ nêu ra: con người phải lưu danh, làm nên nghiệp lớn bằng việc vượt thoát danh lợi cá nhân và gắn bó công danh của bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc.
Quan niệm lập công, lập danh tích cực của Nguyễn Công Trứ chính là sự tiếp nối lí tưởng công danh của các bậc anh hùng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Qua những trang sử vẻ vang, hào hùng trong công cuộc dựng nước, giữ nước, chí nam nhi đã trở thành ánh sáng lí tưởng và kim chỉ nam của những trang hào kiệt. Đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với quyết tâm “không chết già nơi xó cửa” và ý chí đánh bại giặc Nguyên xâm lược. Đó là Phạm Ngũ Lão với nỗi lòng ngời sáng chí làm trai mang tinh thần tích cực của tư tưởng Nho giáo trong tư thế “cầm ngang ngọn giáo”. Dù đã có những đóng góp tiêu biểu đối với sự nghiệp bảo vệ giang san bờ cõi nhưng ông vẫn mang trong mình nỗi “thẹn” với mong muốn có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng để cứu nước, giúp đời.
“Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
(Trích “Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão)
Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần đề cập đến chí làm trai gắn liền với “công danh”:
“Chẳng công danh chi đứng giữa tuần hoàn? Chí tang bồng hẹn với giang san”
(“Nợ tang bồng”)
Hay như:
“Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
(“Chí anh hùng”)
“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất, Không công danh thời nát với cỏ cây “
(Phận sự làm trai)
Như vậy, quan niệm lập công, lập danh mang tính tích cực, thoát khỏi cái “danh cá nhân” để lưu danh cùng sông núi bằng sự nghiệp giúp nước, cứu đời đã hình thành một hệ thống tư tưởng độc đáo, tạo nên bản ngã riêng biệt của tác giả trong nền văn học Việt Nam. Đồng thời, những quan điểm đó còn thể hiện rõ ý thức cùng lời khẳng định về tài năng cá nhân, vị thế cá nhân của tác giả.
Qua hai câu thơ trên, chúng ta có thể thấy được cái nhìn tiến bộ của tác giả về chí nam nhi – một phạm trù vốn có nguồn gốc từ hệ hình tư tưởng Nho giáo. Đồng thời, ý thơ tràn đầy quyết tâm lập công, lập danh để trường tồn với giang sơn, đất nước đã khẳng định nhân cách, tài năng của Nguyễn Công Trứ. Đó là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống có hoài bão, có trách nhiệm cùng quyết tâm thực hiện lí tưởng và gắn sự nghiệp cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp chung của dân tộc.
*****************
Trên đây là 2 Đề đọc hiểu Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ) có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan