Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Giá trị nhân đạo vợ chồng a phủ hay nhất và đầy đủ nhất

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

phan tich gia tri nhan dao cua truyen ngan vo chong a phu

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Bạn đang xem: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

I. Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

2. Thân bài:

a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:

Xem thêm: H2O + KCl → H2 + KClO3 | , Phản ứng oxi-hoá khử

– Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hiện đại hàng đầu Việt Nam với những sáng tác đa dạng về thể loại như kí, truyện, kịch bản phim,…- “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm đặc sắc hơn cả của tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết khi ông có chuyến đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng.

b. Giải thích giá trị nhân đạo là gì:

– Giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cốt lõi của tác phẩm. Giá trị nhân đạo được tạo nên bởi tấm lòng thương cảm của nhà văn trước những số phận bất hạnh trong cuộc sống.- Qua đó nhà văn còn thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng, niềm trân trọng của mình trước những vẻ đẹp tâm hồn của những số phận bất hạnh.

c. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”:

– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, chân thành của nhà văn dành cho những con người bị áp bức bóc lột.+ Nhân vật Mị và A Phủ trong truyện là hiện thân cho những con người có số phận đau khổ, bị áp bức bóc lột, bất công.=> Nếu không có niềm thương cảm sâu sắc thì nhà văn không thể hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu những tâm trạng tinh tế, phức tạp của Mị cũng như những đau khổ mà A Phủ chịu đựng.

– Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép tố cáo giai cấp thống trị miền núi trước ách áp bức, bóc lột của thống lí:

* Sự tàn bạo của cường quyền:+ Cha con thống lí Pá Tra là hiện thân của tội ác đại diện cho chế độ lãnh chúa phong kiến còn duy trì ở miền núi trước cách mạng.+ Cảnh xử kiện đánh đòn phạt vạ A Phủ cho thấy sự tham lam, tàn bạo của những tên chúa đất miền núi.+ Cảnh A Sử trói Mị một cách lạnh lùng, tàn nhẫn cho thấy sự vô lương tâm, mất hết nhân tính của giai cấp thống trị.

* Sự tàn bạo về thần quyền:+ Thủ tục trình ma đã cướp đi sự sống và cả khát vọng giải thoát ở những con người lao động bị áp bức bằng con ma vô hình.+ Giai cấp thống trị đã cột chặt chế độ nô lệ đối với những người lao động trong ngục tù của cường quyền và thần quyền.- Nhà văn đã khám phá, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp và sức sống tiềm tàng của họ:

* Vẻ đẹp tâm hồn Mị:+ Mị yêu tự do, hiếu thảo và là người có sức sống tiềm tàng.+ Trong tình cảnh là người con dâu gạt nợ nhưng thực chất là một nô lệ, Mị vẫn chắt chiu, ấp ủ sức sống tiềm tàng trong tâm hồn.+ Bố cục tác phẩm chia làm hai phần: Phần một nói về cuộc đời của Mị và A Phủ, phần hai nói về sự tự do của hai người ở khu du kích Phiềng Sa cho thấy niềm tin vào vào sự đổi đời của những con người bất hạnh mà tác giả gửi gắm.+ Hình ảnh Mị và A Phủ đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi thể hiện niềm tin vào những con người nô lệ biết tựa vào nhau để vươn tới bầu trời tự do.

Xem thêm: Hàm EXP – Hàm tính lũy thừa cơ số e của một số mũ trong Excel

d. Đánh giá:

– Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn vừa mang nội dung truyền thống, vừa có dấu ấn của thời đại mới.- Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc là bởi tấm lòng của nhà văn đã gắn bó gần gũi với con người Tây Bắc.

3. Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Chuẩn)

Mỗi một sáng tác văn học đều được những nhà văn, nhà thơ coi như những đứa con tinh thần của mình để mà nâng niu, yêu thương nó. Với nhà văn Tô Hoài cũng vậy, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” chính là đứa con tinh thần đã tạo nên dấu ấn của cây bút Tô Hoài. Tác phẩm đã chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm đến Mị và A Phủ cũng như toàn bộ người dân lao động phải chịu áp bức, bóc lột lúc bấy giờ.

Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hiện đại hàng đầu Việt Nam với những sáng tác đa dạng về thể loại như kí, truyện, kịch bản phim, … Ông là người có vốn hiểu biết sâu rộng, những sáng tác của ông chủ yếu hướng về cuộc sống giản dị, bình thường của người dân. “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm đặc sắc hơn cả của tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết khi ông có chuyến đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng. Tác phẩm đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, chân thành của nhà văn dành cho những con người bị đàn áp. Đó cũng là tiếng lòng của nhà văn khi muốn lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị.

Giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cốt lõi của tác phẩm. Giá trị nhân đạo được tạo nên bởi tấm lòng thương cảm của nhà văn trước những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Qua đó nhà văn còn thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng, niềm trân trọng của mình trước những vẻ đẹp tâm hồn của những số phận bất hạnh. Dù trong bất cứ hoàn cảnh cực khổ nào thì những con người lao động ấy vẫn giữ trọn những vẻ đẹp đáng kính và điều đặc biệt đó chính là họ đã tìm thấy ánh sáng lớn nhất giúp họ giải thoát khỏi ách áp bức bóc lột đó chính là con đường đi theo cách mạng.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, chân thành của nhà văn dành cho những con người bị áp bức bóc lột. Nhân vật Mị và A Phủ trong truyện là hiện thân cho những con người có số phận đau khổ, bị áp bức bóc lột, bất công. Mị là một cô gái xinh đẹp, có nhiều tài lẻ và được nhiều chàng trai theo đuổi nhưng lại bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí nhưng thân phận không bằng con trâu, con ngựa nhà thống lí. Khi mới bị bắt về nhà thống lí Pá Tra “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị đã nhiều lần tìm đến cái chết để giải thoát nhưng vì thương cha nên Mị lại thôi và sống trong cái khổ lâu dần Mị cũng không còn nghĩ đến cái chết nữa. Cũng chung số phận với Mị, A Phủ vì bảo vệ lẽ phải nên đã đánh A Sử và bị bắt, bị trói đem về “vứt huỵch xuống đất cứ thở phè phè”. Giai cấp thống trị đã dùng cường quyền để cướp đoạt mọi sự sống của con người. A Phủ đã bị trói mấy ngày đêm, bị đánh đập đau đớn “hai má xám đen lại” và thần chết đã gõ cửa nếu như Mị không cởi trói cho A Phủ. Nếu không có niềm thương cảm sâu sắc thì nhà văn không thể hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu những tâm trạng tinh tế, phức tạp của Mị cũng như những đau khổ mà A Phủ chịu đựng.

Xem thêm: Một điều nhịn chín điều lành là gì – Reader.com.vn

Qua tác phẩm, nhà văn không chỉ thể hiện niềm thương cảm trước những số phận bất hạnh mà đây còn là bản cáo trạng đanh thép tố cáo giai cấp thống trị miền núi trước ách áp bức, bóc lột của thống lí. Giai cấp thống trị đã dùng cường quyền một cách tàn bạo để đàn áp sự sống của những người yếu thế. Cha con thống lí Pá Tra chính là hiện thân của tội ác, đại diện cho chế độ lãnh chúa phong kiến còn duy trì ở miền núi trước cách mạng. Cảnh xử kiện đánh đòn phạt vạ A Phủ cho thấy sự tham lam, tàn bạo của những tên chúa đất miền núi bởi cha con nhà thống lí là kẻ kiện nhưng cũng đồng thời là quan tòa và bản án cũng đã được định trước. Chúng hành hạ thể xác con người một cách vô nhân đạo khiến cho “mặt A Phủ sung lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu” và chúng còn rất thủ đoạn trong việc bóc lột sức lao động của con người khi A Phủ không có tiền nộp vạ. Chịu chung số phận với A Phủ, Mị cũng chính là nạn nhân của giai cấp cường quyền. A Sử trói Mị một cách lạnh lùng, tàn nhẫn cho thấy sự vô lương tâm, mất hết nhân tính của giai cấp thống trị. Khi mùa xuân đến, Mị cũng muốn được đi chơi như bao người nhưng lại bị A Sử dùng thắt lưng trói hai tay Mị, hắn còn “xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà”, “cuốn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Không những Mị và A Phủ bị trói mà còn có những người phụ nữ bị trói đứng đến chết khô, chết héo trong nhà. Do vậy, có thể nói cách đánh đập trói đứng, đánh cho đến chết đã trở thành một tập tục quen thuộc trong nhà thống lí Pá Tra.

Bên cạnh sự tàn bạo về cường quyền, giai cấp thống trị còn duy trì sự tàn bạo về thần quyền là thủ tục trình ma đã cướp đi sự sống và cả khát vọng giải thoát ở những con người lao động bị áp bức bằng con ma vô hình. Khi Mị bị bắt về nhà A Sử, A Sử cũng đem mị ra trình ma nhà rồi mới sang thông báo cho bố của Mị. Còn với A Phủ khi bị bắt phải lấy sức lao động để trả nợ một cách vô lí thì thống lí Pá Tra đã “đốt hương lên, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ”. Phải chăng giai cấp thống trị đã cột chặt chế độ nô lệ đối với những người lao động trong ngục tù của cường quyền và thần quyền khiến cho người đọc phải day dứt khi nghĩ về Mị và A Phủ.

Trước những số phận bất hạnh, nhà văn đã khám phá, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp và sức sống tiềm tàng của họ. Mị yêu tự do, hiếu thảo và là người có sức sống tiềm tàng. Trong tình cảnh là người con dâu gạt nợ nhưng thực chất là một nô lệ “đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm lẫn ngày” nhưng Mị vẫn chắt chiu, ấp ủ sức sống tiềm tàng trong tâm hồn. Càng ngày Mị càng trở nên ít nói, “Mị lùi lũi nuôi con rùa nuôi trong xó cửa” nhưng khi những âm thanh vang rộn của tiếng sáo, tiếng trẻ con cười đùa khi mùa xuân đang tới gần đã khiến cho Mị phơi phới trở lại. Bố cục của tác phẩm được chia làm hai phần: Phần một nói về cuộc đời của Mị và A Phủ, phần hai nói về sự tự do của hai người ở khu du kích Phiềng Sa cho thấy niềm tin vào vào sự đổi đời của những con người bất hạnh mà tác giả muốn gửi gắm. Chính sức sống tiềm tàng của Mị đã giúp Mị trốn thoát khỏi thế giới ngục tù, sức sống đó khi có điều kiện đã vươn dậy hòa thành hành động tự giải thoát ra khỏi cảnh đen tối. Trong đêm đông, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ và hai người cùng nhau trốn thoát. Hình ảnh Mị và A Phủ đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi làm cho tác phẩm vừa giống như bản tình ca lại vừa giống như bản hùng ca ca ngợi và tin tưởng vào những con người nô lệ biết tựa vào nhau hợp thành sức mạnh “phá cũi sổ lồng” để vươn tới bầu trời tự do.

Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” vừa mang nội dung truyền thống lại vừa có dấu ấn của thời đại mới. Tác phẩm đã kế thừa giá trị truyền thống ở chỗ tác giả đã cảm thông với số phận khổ đau, bất hạnh của con người và phát hiện, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ. Dấu ấn thời đại của tác phẩm được biểu hiện ở việc nhà văn đã phát hiện sức mạnh vùng lên tự giải phóng để mở ra một tương lai tươi sáng của người lao động. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” có giá trị nhân đạo sâu sắc là bởi tấm lòng của nhà văn đã gắn bó gần gũi với con người Tây Bắc và có lẽ nhà văn đã yêu con người nơi đây nên mới có thể để lại những cảm nhận sâu sắc và mới mẻ như vậy.

Gấp lại trang sách, những dư âm về sức sống quật cường của Mị và A Phủ vẫn còn đọng lại trong tâm trí của mỗi chúng ta. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã tạo nên một dấu ấn riêng biệt của nhà văn Tô Hoài, từ đó giúp chúng ta biết yêu thương, trân trọng những vẻ đẹp của con người hơn.

—————-HẾT——————-

Hi vọng qua bài Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trước những mảnh đời cơ cực. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những bài viết sau để hiểu rõ hơn về tác phẩm Vợ chồng A Phủ: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Cảm nhận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử