Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Giải bài 37 sgk toán 7 tập 1 trang 68 hay nhất và đầy đủ nhất
Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 phần tổng ôn lại kiến thức về Mặt phẳng tọa độ – Chương 2 Hàm số và đồ thị đại số lớp 7 tập 1 và đồng thời cung cấp phần gợi ý giải bài 37 trang 68 sgk toán 7 tập 1, Kiến Guru xin gửi tới các em học sinh bài soạn tham khảo dưới đây.
Hy vọng rằng, đây sẽ là nguồn tài liệu đầy đủ và hữu ích dành cho các em học sinh tìm hiểu và học tập. Mời các em cùng tham khảo bài viết!
I. Lý thuyết áp dụng giải bài 37 trang 68 sgk toán 7 tập 1
1. Mặt phẳng toạ độ:
Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại O. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
Trong đó: Ox, Oy gọi là các trục tọa độ.
– Ox gọi là trục hoành.
– Oy gọi là trục tung.
– O gọi là gốc tọa độ.
* Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
Lưu ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.
2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ:
– Trên mặt phẳng tọa độ Oxy mỗi điểm được xác định bởi một cặp số duy nhất (x; y).
– Ngược lại, mỗi cặp số (x; y) được biểu diễn bởi một điểm M duy nhất và được kí hiệu là M (x;y).
– Cặp số (x; y) gọi là tọa độ của điểm M:
x: hoành độ điểm M
y: tung độ điểm M
II. Hướng dẫn giải bài 37 trang 68 sgk toán 7 tập 1
Xem thêm: Vl, Vkl, Vcl là gì trên Facebook và nguồn gốc của nó – StudyTiengAnh
Chúng ta hãy cùng đi vào phần Luyện tập trang 68, cụ thể hướng dẫn giải quyết bài tập sgk toán 7 tập 1 dưới đây
1. Bài 37 (trang 68 SGK Toán 7 Tập 1)
Phương pháp giải:
Để viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x;y) ta liệt kê các cặp giá trị theo từng cột được cho trong bảng giá trị.
Cách biểu diễn M (a;b) trên hệ trục toạ độ
Từ hoành độ x = a ta vẽ đường vuông góc với Ox và tung độ y = b ta vẽ đường vuông góc với Oy. Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm M.
Hàm số y được cho bảng sau:
x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8
a) Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên
b) Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a
Lời giải:
a) Tất cả các cặp giá trị tương ứng (x; y) là
(0; 0) ; (1; 2) ; (2; 4) ; (3; 6) ; (4; 8)
b) Trên hệ trục tọa độ 0, A, B, C, D là vị trí của các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y trong câu a.
III. Gợi ý lời giải các bài tập trang 68 sgk toán 7 tập 1
Nối tiếp bài học hôm nay, mời các em học sinh cùng tiếp tục tham khảo phần hướng dẫn giải bài tập sgk bài 6 mặt phẳng tọa độ chương 2 đại số lớp 7 tập 1, qua phần tổng hợp về mặt phẳng tọa độ qua các giải các bài tập trong sách giáo khoa
1. Bài 34 (trang 68 SGK Toán 7 Tập 1)
Xem thêm: H2s ra So2 | Cân bằng phương trình H2S + O2 → SO2 + H2O
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu ?
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu ?
Lời giải:
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0
- Bài 35 (trang 68 SGK Toán 7 Tập 1)
Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20.
Dựa vào hệ trục tọa độ Oxy ta có tọa độ các điểm:
A(0,5 ; 2) ; B(2,2) ; C(2,0) ; D(0,5 ; 0)
P(-3 , 3) ; Q(-1 , 1) ; R(-3 , 1)
Bài 36 (trang 68 SGK Toán 7 Tập 1)
Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(-4;-1); B (-2;-1); C(-2;-3) ; D(-4;-3). Tứ giác ABCD là hình gì ?
Lời giải:
– Vẽ trục tọa độ Oxy và biểu diễn các điểm:
Xem thêm: Phenol + NaOH? Phenol có tác dụng với NaOH không? Giải thích
Nhìn hình ta có thể suy ra => Tứ giác ABCD là hình vuông.
2. Bài 38 (trang 68 SGK Toán 7 Tập 1)
Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (hình 21). Hãy cho biết:
a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu ?
b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn ?
Lời giải:
Theo hình 21 ta thấy:
Đào cao 15dm, Hồng cao 14dm, Hoa cao 14dm và Liên cao 13dm.
Đào 14 tuổi, Liên 14 tuổi, Hoa 13 tuổi, Hồng 11 tuổi.
a) Đào là người cao nhất và cao 15dm.
b) Hồng là người ít tuổi nhất và là 11 tuổi.
c) Hồng cao hơn Liên và Liên nhiều tuổi hơn Hồng.
IV. Kết luận
Trên đây là phần nội dung Bài 6 mặt phẳng tọa độ Chương 2 Hàm số và đồ thị đại số lớp 7 tập 1. Với mong muốn cung cấp đầy đủ kiến thức trọng tâm, nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ và nắm chắc kiến thức về hệ trục tọa độ; biết cách vẽ và xác định được tọa độ của 1 điểm trên mặt phẳng; cách tìm được một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. Đồng thời chúng mình còn cung cấp thêm những phần hướng dẫn giải bài 37 trang 68 sgk toán 7 tập 1 và các bài tập cùng phần lý thuyết bám sát cùng các yêu cầu trong sgk.
Hy vọng qua bài tham khảo mà Kiến Guru đã cung cấp, các em học sinh có thể dễ dàng áp dụng kiến thức đó vào việc tự học tại nhà và tự nâng cao điểm số của bản thân trong các bài kiểm tra. Chúc các em luôn đạt được điểm cao trong môn Toán học.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan