Văn Mẫu và Dàn Ý Giải Thích “Thất Bại Là Mẹ Thành Công”

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Giải thích tục ngữ thất bại là mẹ thành công hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Có rất nhiều phương pháp để học giỏi môn Văn như tự học, tham khảo bạn bè và tìm gia sư Văn tại nhà… Các em học sinh có thể tham khảo để có thể học tốt hơn nhé. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách lập dàn ý và bài văn giải thích câu nói “Thất Bại Là Mẹ Của Thành Công”

I. Dàn Ý Giải Thích “Thất Bại Là Mẹ Thành Công”

1, Mở bài giải thích câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”

– Giới thiệu về câu tục ngữ cần giải thích: “Thất bại là mẹ thành công”.

Văn Mẫu và Dàn Ý Giải Thích “Thất Bại Là Mẹ Thành Công”

2, Thân bài giải thích câu “thất bại là mẹ thành công”

Giải thích

*Nghĩa đen:

– Thất bại: là những lần làm việc hỏng, những lần gặp khó khăn trong cuộc sống và chưa đạt được mục đích bản thân đề ra.

– Thành công: trái ngược với thất bại, đây là kết quả tốt đẹp theo ý muốn.

– Mẹ: là người sinh thành ra con, nhờ mẹ mà có con.

-> Chính những thất bại đã tạo nên thành công, nhờ có thất bại mà có thành công.

*Nghĩa bóng:

Đây là lời khuyên, động viên với mỗi con người khi đứng trước thất bại: không nên nhụt chí sau những lần vấp ngã mà cần coi đó là bài học, là kinh nghiệm để đứng lên và bước tiếp.

b, Tại sao thất bại lại dẫn đến thành công?

Xem thêm: Top 5 địa chỉ đồ chơi gỗ cho bé sơ sinh chất lượng tại Hà Nội

– Mâu thuẫn: thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau mà ở đây lại làm tiền đề cho nhau.

– Hợp lí:

+ Vì không có thành công nào dễ dàng đạt được mà phải đánh đổi bằng nỗ lực, cố gắng và khó khăn.

+ Những lần thất bại chính là lúc ta tìm ra những khuyết điểm bản thân, những điều cần khắc phục và tránh phạm phải những sai lầm cũ.

c, Chứng minh

– Những đứa trẻ kiên trì chập chững tập đi.

– Walt Disney từng bị từ chối 302 lần trước khi thành lập hãng phim truyện hoạt hình Disney nổi tiếng thế giới.

– Đoàn Nguyên Đức được gọi với cái tên thân quen: bầu Đức. Ông từng bốn lần thi trượt đại học, làm thuê khắp nơi để nuôi thân nhưng giờ đây lại là người đứng sau những thành công của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, đưa bóng đá nước nhà lên một tầm cao mới.

d, Phê phán

– Phê phán những người tự ti, dễ bỏ cuộc.

– Hậu quả: họ sẽ mãi sống trong sợ hãi và không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình.

e, Bài học nhận thức và hành động

Xem thêm: Tháng 12 có ngày lễ gì? Những ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 12

– Bài học nhận thức:

+ Tự nhận thức và ý thức về thất bại của bản thân, lấy nó làm nền tảng để xây đắp những viên gạch thành công.

+ Có lòng kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão, chiến thắng nỗi sợ bản thân.

– Bài học hành động: nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân; khắc phục những yếu điểm.

3, Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ đối với đời sống mỗi con người.

II. Giải Thích Ý Nghĩa Câu Tục Ngữ “Thất Bại Là Mẹ Thành Công”

1, Mở bài

Cuộc đời mỗi con người thực chất đều được Thượng Đế trải những lớp sỏi sắc nhọn. Chúng có thể khiến ta vấp ngã, khiến ta chảy máu. Người mạnh mẽ sẽ dũng cảm bước tiếp, người yếu hèn sẽ lùi bước về sau. Những con người dám bước tiếp chắc chắn sẽ đi tới cuối con đường mà gặp thành công bởi họ có nỗ lực, có khổ luyện, họ có thể biến những vấp ngã thành bài học cho bản thân mình. Chẳng những thế mà ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ thành công.” Đây là một bài học vô cùng quý báu cho muôn thế hệ! Hãy cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này.

2, Thân bài

Vậy thất bại nên được hiểu như thế nào? Thất bại chính là những lần làm việc hỏng, những lần gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa đạt được mục đích của bản thân đề ra. Thất bại thường mang tới cảm giác chán nản, tuyệt vọng. Ngược lại với nó chính là thành công. Đây là kết quả tốt đẹp theo ý muốn, khiến con người ta phấn chấn, hạnh phúc hơn. Mẹ chính là người sinh thành ra con, nhờ mẹ mới có con. Từ đó, câu tục ngữ mang nghĩa: chính những thất bại đã tạo nên thành công, nhờ có thất bại mà có thành công. Nói cách khác, thất bại chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công. Đây là lời khuyên động viên với mỗi con người khi đứng trước thất bại: không nên nhụt chí sau những lần vấp ngã mà cần coi đó là bài học, là kinh nghiệm để đứng lên và bước tiếp. Có thế, con người ta mới có thể tiến bộ từng ngày.

Vậy lí do nào mà thất bại lại dẫn được đến thành công? Nếu đọc qua, ta sẽ thấy câu tục ngữ vô cùng phi lí khi đặt hai khái niệm đối lập nhau cạnh nhau, làm tiền đề cho nhau: thất bại và thành công. Nhưng như một tách trà ngon, mới đầu lưỡi thì đắng chát nhưng càng nhấm nháp, thưởng thức mới thấy nó càng đặc biệt, câu tục ngữ phải nghiền ngẫm kĩ mới có thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Trong cuộc sống, không có một thành công nào dễ dàng đạt được mà phải đánh đổi bằng nỗ lực, cố gắng, trải qua muôn vàn thử thách và khó khăn. Điều ấy cũng được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong bài thơ “Giã gạo”:

Xem thêm: Những cái nhất của các vua triều Lý | Tạp chí Tuyên giáo

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Vứt bản thân dưới những “chày giã gạo” của cuộc đời, dù thất bại nhưng ta lại hiểu hơn về những khuyết điểm của bản thân, những điều cần khắc phục và tránh phạm phải những sai lầm cũ. Để đạt được những thành công thì chắc hẳn những thiếu sót, thất bại là không thể tránh khỏi.

Hãy nhìn những đứa trẻ ở quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta thôi, chúng chính là những tấm gương phi thường về việc đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Những bước chân chập chững tập đi trong những năm tháng đầu đời không thể thiếu đi những lần ngã đau đớn. Chúng có bỏ cuộc không? Không hề! Nếu có, thì con người sẽ giống các loài động vật bậc thấp khác: đi bằng bốn chân chứ không phải hai chân. Nhìn ra ngoài thế giới là bao hình ảnh tài ba khác. Walt Disney từng bị từ chối 302 lần trước khi thành lập hãng phim truyện hoạt hình Disney nổi tiếng thế giới. Ông liên tục bị “lừa” và phá sản nhiều lần. Trước bao nhiêu sự thất bại đau đớn ấy, ông lại coi nó là động lực và bài học để tiến lên phía trước. Cuối cùng, thành công không chỉ cho bản thân ông và còn cho toàn thế giới, những đứa trẻ có thể sống mãi trong những mảnh vườn tuổi thơ. Quay lăng kính về phía nước nhà, ta không thể không kể tới Đoàn Nguyên Đức mà từ lâu đã được gọi với cái tên thân quen: bầu Đức. Con người ấy từng bốn lần thi trượt đại học, làm thuê khắp nơi để nuôi thân nhưng giờ đây lại là người đứng sau những thành công của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, đưa bóng đá nước nhà lên một tầm cao mới. Phải nói rằng, lần đầu tiên Việt Nam có thể ưỡn ngực với nền bóng đá khu vực dưới bàn tay vị chủ tướng tài ba ấy. Nếu những thất bại đầu đời hạ gục ông thì không biết, toàn thể người dân Việt Nam có thể sống trong niềm vui chiến thắng vang dội như những ngày qua hay không.

Nhưng lại đáng buồn thay, có những con người không đủ dũng khí để vượt lên những thất bại ấy. Họ tự ti với yếu kém của bản thân, họ bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình không thể làm được và kết quả là họ sống mãi trong nỗi sợ hãi và không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình. Cho đến giờ, tôi rất tâm đắc với một câu nói: “Chỉ những người dám thất bại lớn mới đạt được thành công lớn” (Robert F. Kennedy). Lại có những người hiểu câu tục ngữ trên theo một cách tiêu cực: mù quáng theo đuổi những điều không có kết quả. Điều quan trọng sau mỗi lần thất bại là biết nhìn nhận đúng sai chứ không phải cứ lao đầu vào làm sai cùng một lỗi hết lần này đến lần khác mà vẫn ưỡn ngực tự hào vì những “thất bại” của bản thân.

Sau tất cả, hiểu được giá trị câu tục ngữ cũng là lúc ta cần rút ra được những bài học cho bản thân mình. Ta cần nhận thức và ý thức được về thất bại của bản thân, biến chúng thành nền tảng để xây đắp những viên gạch thành công. Theo đó là một lòng kiên trì theo đuổi những ước mơ, hoài bão, chiến thắng nỗi sợ bản thân. Hãy suy nghĩ một cách tích cực và lạc quan về cuộc sống: “Hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn.” Quan trọng hơn là biến nhận thức thành hành động bằng cách nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân để khắc phục những yếu kém. Đừng quá u sầu vì một bài kiểm tra bị điểm kém, vì bị thầy cô phê bình, vì bố mẹ trách mắng kết quả học tập, hãy chứng minh bằng nỗ lực thay đổi của chính bản thân mình.

3, Kết bài

Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” có ý nghĩa thật lớn với đời sống của mỗi con người. Thành công sẽ không gõ cửa những người e sợ thất bại. Đây là một triết lí sống cao đẹp không dành riêng cho bất cứ một cá nhân, tập thể nào mà dành cho tất thảy chúng ta. Hãy nhìn cảm nhận về thành và bại cởi mở, lạc quan hơn nữa!

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn giải thích “Thất bại là mẹ thành công” hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Mong rằng đây sẽ sẽ nguồn tư liệu hữu ích cho chúng mình. Không nên sao chép để đảm bảo sự tiến bộ trong môn Văn nhé! Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ tới bạn bè nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

. trẻ tự kỷ

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử