Vở bài tập Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ – Cánh diều

Dưới đây là danh sách Giải vở bài tập toán lớp 7 tập 1 hay nhất và đầy đủ nhất

Với giải Vở bài tập Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ

I. Kiến thức trọng tâm

Câu 1 trang 5 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng……………………..

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là……………………

Lời giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab với a, b ∈ ℤ; b ≠ 0.

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là ℚ.

Câu 2 trang 5 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Trên trục số, hai số hữu tỉ (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc được gọi là ………………

Số đối của số hữu tỉ a, kí hiệu là ………………..

Lời giải:

Trên trục số, hai số hữu tỉ (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc được gọi là hai số đối nhau.

Số đối của số hữu tỉ a, kí hiệu là – a.

Câu 3 trang 5 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số………………

Số hữu tỉ bé hơn 0 gọi là số ……………………….

Lời giải:

Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.

Số hữu tỉ bé hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.

II. Luyện tập

  • Câu 1 trang 5 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Các số 21; – 12; -7-9; – 4,7; – 3,05 là số hữu tỉ vì ……………………………………………………………………………………………

    Lời giải:

    Các số 21; – 12;-7-9; – 4,7; – 3,05 là số hữu tỉ vì 21 = 211 ; -12 = -121 ; -7-9 ; -4,7 = -4710 ; -3,05 = -305100 đều viết được dưới dạng phân số ab với a, b ∈ ℤ; b ≠ 0.

    Câu 2 trang 5 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Biểu diễn số hữu tỉ – 0,3 trên trục số.

    Lời giải:

    Biểu diễn số hữu tỉ - 0,3 trên trục số

    Từ – 1 đến 0 chia thành 10 đoạn đơn vị mới, mỗi đoạn bằng 0,1 đơn vị cũ.

    Số – 0,3 < 0 nên nằm bên trái 0 và cách 0 một khoảng bằng 3 đơn vị mới.

  • Câu 3 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:a) Số đối của số 29 là ……..

    b) Số đối của số – 0,5 là ……..

    Lời giải:

    a) Số đối của số 29 là – 29.

    b) Số đối của số – 0,5 là 0,5.

  • Câu 4 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Điền dấu “<”; “>”; “=” thích hợp vào chỗ (…..):

    a) – 3,23 ….. – 3,32;

    b) −73 ….. – 1,25.

    Lời giải:

    Xem thêm: Tính Khử Là Gì – Chất Oxi Hóa Là Gì » KHO TRI THỨC VIỆT

    a) – 3,23 > – 3,32;

    Giải thích: Hai số – 3,23 và – 3,32 là hai số hữu tỉ âm nên ta đi so sánh hai số đối của nó là 3,23 và 3,32. Vì 3,32 > 3,23 nên – 3,32 < – 3,23 hay – 3,23 > -3,32.

    b) −73 < -1,25.

    Giải thích: Vì −73 và -1,25 = -125100 = -54 là hai số hữu tỉ âm nên ta đi so sánh hai số đối của nó là 73 và 54 . Vì 73=2812, 54=1512 và 2812>1512 nên 73>54 hay – 73 < -1,25.

  • III. Bài tập

    • Câu 1 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Các số 13; – 29; – 2,1; 2,28; −12−18 có là số hữu tỉ không? Vì sao?

      Lời giải:

      Các số 13; – 29; – 2,1; 2,28; −12−18 là các số hữu tỉ vì 13 = 131; -29 = −291; -2,1 = −2110; 2,28 = 228100; −12−18 đều viết được dưới dạng phân số ab với a, b ∈ ℤ; b ≠ 0.

    • Câu 2 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Viết kí hiệu “∈”; “∉” thích hợp vào chỗ (….):

      a) 21 …. ℚ;

      b) -7 …. ℕ;

      c) 5−7…..ℤ;

      d) 0 …. ℚ;

      e) -7,3 …. ℚ;

      g) 329….ℚ.

      Lời giải:

      a) 21 ∈ ℚ;

      b) -7 ∉ ℕ;

      c) 5−7∉ℤ;

      d) 0 ∈ ℚ;

      e) -7,3 ∈ ℚ;

      g) 329∈ℚ.

    • Câu 3 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? (Phát biểu đúng ghi Đ, phát biểu sai ghi S vào ô trống).

      a) Nếu a ∈ ℕ thì a ∈ ℚ. □

      b) Nếu a ∈ ℤ thì a ∈ ℚ. □

      c) Nếu a ∈ ℚ thì a ∈ ℕ. □

      d) Nếu a ∈ ℚ thì a ∈ ℤ. □

      e) Nếu a ∈ ℕ thì a ∉ ℚ. □

      g) Nếu a ∈ ℤ thì a ∉ ℚ. □

      Lời giải:

      a) Nếu a ∈ ℕ thì a ∈ ℚ Ð vì mọi số tự nhiên đều là số hữu tỉ.

      b) Nếu a ∈ ℤ thì a ∈ ℚ Ð vì mọi số nguyên đều là số hữu tỉ.

      c) Nếu a ∈ ℚ thì a ∈ ℕ S vì chẳng hạn có -5 là số hữu tỉ nhưng không là số tự nhiên.

      d) Nếu a ∈ ℚ thì a ∈ ℤ S vì chẳng hạn có 13 là số hữu tỉ nhưng không là số nguyên.

      e) Nếu a ∈ ℕ thì a ∉ ℚ S vì mọi số tự nhiên đều là số hữu tỉ.

      g) Nếu a ∈ ℤ thì a ∉ ℚ S vì mọi số nguyên đều là số hữu tỉ.

    • Xem thêm: Giải thích ý nghĩa câu hát ca dao ‘trong đầm gì đẹp bằng sen’ – VOH

      Câu 4 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Quan sát trục số sau:

      Quan sát trục số sau, các điểm A, B, C, D lần lượt biểu diễn các số

      Các điểm A, B, C, D lần lượt biểu diễn các số ……………………..

      Lời giải:

      Các điểm A, B, C, D lần lượt biểu diễn các số −97;−37;27;67.

      Giải thích: Vì đoạn thẳng đơn vị (từ 0 đến 1) được chia thành 7 phần bằng nhau. A nằm về phía bên trái O và cách O một khoảng 9 đơn vị mới nên biểu diễn số −97. Tương tự như vậy ta có các đáp án trên.

    • Câu 5 trang 6 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:

      a) Số đối của 925 là…..

      b) Số đối của −827 là…..

      c) Số đối của −1531 là…..

      d) Số đối của 5−6 là…..

      e) Số đối của 3,9 là…..

      g) Số đối của -12,5 là…..

      Lời giải:

      a) Số đối của 925 là – 925.

      b) Số đối của −827 là 827.

      c) Số đối của −1531 là 1531.

      d) Số đối của 5−6 là 56.

      e) Số đối của 3,9 là -3,9.

      g) Số đối của -12,5 là 12,5.

    • Câu 6 trang 7 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Biểu diễn số đối của mỗi số đã cho trên trục số sau:

      Biểu diễn số đối của mỗi số đã cho trên trục số

      Lời giải:

      Số đối của 76 là – 76;

      Số đối của 1 là – 1;

      Số đối của 0 là 0;

      Số đối của −13 là 13;

      Số đối của 5−6 là 56.

      Ta biểu diễn các số đối lên trục số như sau:

    • Câu 7 trang 7 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Điền dấu “<”, “>”, “=” thích hợp vào chỗ chấm (….):

      a) 2,4 ….235;

      b) -0,12 ….−25;

      c) −27…. -0,3.

      Lời giải:

      a) 2,4 < 235

      Giải thích: Ta có 235 = 2,6 mà 2,4 < 2,6 nên 2,4 < 235.

      Xem thêm: Bài 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 trang 79, 80 SGK Toán

      b) -0,12 > −25

      Giải thích: Ta có −25 = -0,4 mà -0,12 và -0,4 là hai số hữu tỉ âm nên ta đi so sánh hai số đối của chúng là 0,12 và 0,4. Vì 0,12 < 0,4 nên -0,12 > -0,4. Do đó, -0,12 > −25

      c) −27 > -0,3

      Giải thích: Ta có -0,3 = −310. Vì −310=−2170 và −27=−2070. Do -20 > -21 nên −2070>−2170 hay > -0,3.

    • Câu 8 trang 7 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:

      a) Các số −37;0,4;−0,5;27 viết theo thứ tự tăng dần là:

      …………………………………………….

      b) Các số −56;−0,75;−4,5;−1 viết theo thứ tự giảm dần là:

      ……………………………………………….

      Lời giải:

      a) Các số −37;0,4;−0,5;27 viết theo thứ tự tăng dần là:

      -0,5; −37;27;0,4.

      Giải thích: Ta chia thành hai nhóm gồm nhóm số hữu tỉ âm và nhóm số hữu tỉ dương.

      Nhóm số hữu tỉ dương 0,4 và 27; Nhóm số hữu tỉ âm -0,75 và −56.

      +) Ở nhóm số hữu tỉ dương ta có: Ta có: 0,4=410=4.710.7=2870; 27=2.107.10=2070.

      Vì 28 > 20 nên 2870>2070 hay 0,4 > 27.

      +) Ở nhóm hữu tỉ âm ta có: −0,5=−3570; −37=−3070.

      Vì – 35 < – 30 nên −3570<−3070 hay −0,5<−37

      Vì số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm nên ta có kết quả như trên.

      b) Các số −56;−0,75;−4,5;−1 viết theo thứ tự giảm dần là:

      −0,75;−56;−1;−4,5

      Giải thích: Quy đồng phân số ta được

      −56=−1012; − 0,75 = −34=−912;− 4,5 = −92=−5412; − 1 = −11=−1212.

      Vì − 9 > − 10 > − 12 > − 54 nên −912>−1012>−1212>−5412.

      Do đó, −0,75>−56>−1>−4,5.

    • Câu 9 trang 7 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Bạn Linh đang cân khối lượng (Hình 1), ở đó các vạch ghi 46 và 48 lần lượt ứng với số đo 46 kg và 48 kg. Khi nhìn vị trí mà chiếc kim chỉ vào, bạn Minh đọc số đo là 47,15 kg, bạn Dương đọc số đo là 47,3 kg, bạn Quân đọc số đo là 47,65 kg. Bạn nào đã đọc đúng số đo? Vì sao?

      Lời giải:

      Bạn Linh đang cân khối lượng (Hình 1), ở đó các vạch ghi 46 và 48

      Hướng dẫn giải

      Từ vạch ghi 46 đến vạch ghi 48 lần lượt ứng với các số đo 46 kg và 48 kg thì vạch đậm chính giữa hai vạch này chỉ số đo 47 kg.

      Từ vạch chỉ số đo 47 kg đến vạch chỉ số đo 48 kg được chia thành 10 đoạn nhỏ nên mỗi đoạn tương ứng với 0,1 kg.

      Do đó, chiếc cân chỉ 47,3 kg.

      Vậy bạn Dương đã đọc đúng số đo.

    • Câu 10 trang 7 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Cô Hạnh dự định xây tầng hầm cho ngôi nhà của gia đình. Một công ty tư vấn xây dựng đã cung cấp cho cô Hạnh lựa chọn một trong sáu số đo chiều cao của tầng hầm như sau: 2,3 m; 2,35 m; 2,4 m; 2,55 m; 2,5 m; 2,75 m. Cô Hạnh dự định chọn chiều cao của tầng hầm lớn hơn 135 m để đảm bảo ánh sáng, thoáng đãng, cân đối về kiến trúc và thuận tiện trong sử dụng. Em hãy giúp cô Hạnh chọn đúng số đo chiều cao của tầng hầm.

      Lời giải:

      Đổi: 135=2,6. Số đo chiều cao tầng hầm mà cô Hạnh dự định chọn là 2,75 m vì trong sáu lựa chọn mà công ty đưa ra chỉ có 2,75 m lớn hơn 2,6 m.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử