Giáo án Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) chi tiết nhất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Giáo án người lái đò sông đà hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn giáo án Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) chi tiết nhất nhé.

1. Khái quát tác giả, tác phẩm

giáo án người lái đò sông đà

Khái quát tác giả, tác phẩm

1.1. Khái quát tác giả Nguyễn Tuân

  • Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

  • Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội

  • Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo

  • Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến

  • Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

  • Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam

  • Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  • Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:

+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

1.2. Khái quát tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà

Hoàn cảnh ra đời

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

– Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà

– Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà

– Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

Giá trị nội dung

– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Giá trị nghệ thuật

– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm

– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị

– Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn

– Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa

2. Mục tiêu bài học

2.1. Kiến thức

Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó hiểu được tình yêu say đắm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.

2.2. Kĩ năng

Xem thêm: Top 100 Đề thi Toán lớp 1 (năm 2023 có đáp án) – VietJack.com

Tự nhận thức về vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc dựng xây và phát triển đất nước; thấy được tấm lòng nâng niu, trân trọng các giá trị con người của tác giả.

2.3. Thái độ, tư tưởng

Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, độc đáo trong cách thể hiện hình tượng sông Đà và hình tượng người lái đò trong cuộc vượt thác.

3. Phương tiện thực hiện

  • Sách giáo khoá và sách giáo viên.

  • Thiết kế bài dạy – học.

4. Phương pháp

  • Tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kế hợp với hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

  • Phát huy tính chủ động, tích cực, cùng tinh thần độc lập suy nghĩ của HS.

  • Đọc diễn cảm một số đoạn chọn lọc trong tác phẩm.

5. Hoạt động dạy & học

Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV tổ chức cho HS nhớ lại và trình bày những nét cơ bản về tác giả đã được học ở bài Chữ người tử tù lớp 11.

? Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm?

? Người lái đò sông Đà được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

? Thiên tùy bút đã kế thừa những nét riêng biệt, đặc sắc nào trong phong cách nghệ thuật của NT về đề tài, nguồn cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ?

? Vì sao có thể nói rằng, so với những tập tùy bút viết trước CM, Người lái đò sông Đà nói riêng và tập Sông Đà nói chung đã cho thấy diện mạo của một Nguyễn Tuân đã căn bản đổi thay, để trở thành một nhà văn mới trong thời đại mới?

? Từ điều vừa mổ xẻ, thử phát biểu cảm hứng chủ đạo của tác phẩm?

GV gọi HS đọc các đoạn văn ở trang 186,187.

Tổ chức cho HS thảo luận câu 2 SGK: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo? Gợi ý:

– Nhóm 1,2: Tác giả đã khắc họa sự hung bạo ấy trên nhiều dạng vẻ. Chỉ ra những dạng vẻ đó?

Nhóm 1 trả lời, nhóm 2 bổ sung.

– Nhóm 3,4: Để diễn tả chính xác và sinh động những gì Nguyễn Tuân quan sát thấy về sự hung bạo của dòng sông, tác giả đã thêm vào rất nhiều nét tài hoa vốn có nào? Thử nêu vài dẫn chứng minh họa?

Nhóm 3 trả lời, nhóm 4 bổ sung.

? Nguyễn Tuân còn cho ta thấy, bên cạnh và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sông vẫn nổi bật lên như một biểu tượng cho điều gì?

? Nếu phải cho một lời nhận xét ngắn gọn về khả năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân, em sẽ nói thế nào?

GV lưu ý: Dòng Đà giang chỉ thực sự trữ tình khi đã chảy qua Chợ Bờ, và đã để lại những hòn đá thác xa xôi trên thượng nguồn Tây Bắc.

Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191.

? Chứng minh rằng những đoạn văn viết về vẻ trữ tình của sông Đà cũng là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một người nhất quyết không bao giờ chịu bằng lòng với những tri thức hời hợt? Ví dụ: Để chắc chắn dòng Đà không hề đenàmấy lần bay tạt ngang trên con sông, quan sát kĩ càng để đi đến quả quyết:

+ Vào mùa xuân: nước sông Đà có sắc xanh – xanh ngọc bích.

+ Mỗi độ thu về: lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

? Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3, SGK)

I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả: (Xem lại phần tiểu dẫn bài Chữ người tử tù, SGK Ngữ văn 11, tập I, tr 107).

2.Tác phẩm Người lái đò Sông Đà:

– Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

– Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.

– Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất.

Xem thêm: Nhân vật ông hai làng kim lân – Bài viết – 123doc

– Cho thấy diện mạo của một Nguyễn Tuân mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời (không giống với Nguyễn Tuân trước cách mạng, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây cảm giác ″thiếu quê hương″)

– Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn ″thiếu quê hương″.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Hình tượng con sông Đà:

a. Con sông Đà hung bạo:

– Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:

+ Trong phạm vi một lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng.

+ Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa.

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

+ Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.

+ Âm thanh luôn thay đổi: oán trách à khiêu khích, chế nhạo → rống lên.

– Mượn ở các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.

+ Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên ″cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện″.

+ Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.

+ Lấy hình ảnh ″ô tô sang số nhấn ga″ trên ″quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực″ để ví von với cách chèo thuyền…

+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nướcà cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.

+ Dùng lửa để tả nước:

→ Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.

→ Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, không ai làm nổi).

b. Con sông Đà trữ tình:

* Sự tài hoa đã làm nên sức gợi cảm của một dòng chảy trữ tình:

– Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,…

– Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.

+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.

+ Nắng cũng ″giòn tan″ và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi ″yên hoa tam nguyệt″

+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.

+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.

+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.

* Đây là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một người nhất quyết không bằng lòng với những tri thức hời hợt, hoặc đã quen nhàm (Dẫn chứng: miêu tả nước sông Đà thay đổi theo mùa).

→ Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.

→ Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.

Gọi HS đọc đoạn miêu tả 1 quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà.

?Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung bạo?

Gợi ý:

+ Thoạt nhìn, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến?

Xem thêm: Tổng hợp một số mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có đáp

+ Kết quả ra sao?

+ Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người có hề bí ẩn không? Đó chính là điều gì?

?Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?

? Thử phát hiện nét độc đáo trong cách khắc hoạ nhân vật ông lái đò?

Hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh Người lái đò sông Đà với Chữ người tử tù viết trước cách mạng ở phương diện khắc họa con người.

? Có thể xem Người lái đò sông Đà như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì?

? Qua tác phẩm, em có thể rút ra được điều gì về tác giả Nguyễn Tuân?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

– Làm bài tập 1,2 phần Luyện tập ở nhà.

2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo

– Tính chất cuộc chiến: không cân sức

+ Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm → dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.

+ Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.

– Kết quả: Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên.

+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.

+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

– Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh.

* Nhận xét:

+ Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười →trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.

+ Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

+ Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.

⇒ Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:

– Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.

– Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.

– Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá

tính, giàu chất tạo hình.

* Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.

III. Tổng kết:

– Tác phẩm: Ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

– Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Tình yêu đất nước say đắm, thiết tha.

+ Lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần cù, công phu.

+ Tài hoa, uyên bác trong việc dùng chữ nghĩa.

IV. Luyện tập

– Làm câu 5 phần Hướng dẫn học bài ở lớp

Trên đây là giáo án Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) chi tiết nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử