Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Giáo dục địa phương là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về môn Giáo dục địa phương (GDĐP), hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn.
GDĐP là môn gì?
Nhiều người đặt câu hỏi môn GDĐP là môn gì? Giáo dục địa phương lớp 6 là môn gì? Theo đó, GDĐP là chữ viết tắt của cụm từ Giáo dục địa phương, một môn học trong chương trình học của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Môn Giáo Dục Địa Phương cung cấp cho học sinh kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương…
Giáo dục địa phương (GDĐP) là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tài liệu GDĐP được xem như sách giáo khoa. Trong năm học này, dù còn nhiều khó khăn nhưng một số trường học đã chủ động tổ chức các hoạt động tích hợp, trải nghiệm, giúp cho nội dung này trở nên hấp dẫn, gần gũi với học sinh.
Đặc điểm của môn Giáo dục địa phương (GDĐP)
Ở cấp tiểu học, nội dung GDĐP được tích hợp với hoạt động trải nghiệm của học sinh. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung này có thời lượng 35 tiết/năm học. Từ khung thời lượng, các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ căn cứ nhu cầu thực tế để lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục phù hợp.
Môn Giáo dục địa phương cần áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề.
HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.
Xem thêm: [Tổng hợp] 50+ hình vẽ trà sữa cute nhất 2022 – Bangxephang
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống địa phương), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học đặc biệt là công nghệ thông tin.
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, trải nghiệm, dự án nghiên cứu; tham quan; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tùy theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Có hai đặc điểm lớn đối với môn giáo dục địa phương ở đa số các trường học công lập cũng như dân lập trên cả nước, cụ thể:
Nhiều giáo viên cùng dạy
Các trường được chủ động chọn phương thức dạy học linh hoạt như: sắp xếp thời khóa biểu dạy như môn học độc lập, tổ chức chủ đề dạy học trong hoặc ngoài lớp học, đưa vào chương trình hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp liên môn… Vì nội dung GDĐP gồm nhiều phân môn, do đó các trường thường chủ động phân công giáo viên dạy các chủ đề theo môn học. Ví dụ, chủ đề về văn học sẽ do giáo viên Ngữ văn dạy, chủ đề âm nhạc sẽ do giáo viên môn Âm nhạc dạy… Trong cùng một nội dung GDĐP sẽ có nhiều giáo viên dạy. Điều này khiến nhà trường, giáo viên lúng túng trong khâu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Dù có không ít khó khăn, bất cập khi triển khai nội dung GDĐP trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên, theo nhận xét của đa số giáo viên, nội dung GDĐP có thể trở thành “mảnh đất màu mỡ” để giáo viên tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm hoặc xây dựng chủ đề dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Điều này sẽ khiến cho nội dung GDĐP trở nền gần gũi, hấp dẫn với học sinh.
Xem thêm: Ngày Quốc tế Phụ nữ: Lịch sử và ý nghĩa ngày 8/3
Yêu cầu của Bộ GD-ĐT về tài liệu GDĐP là phải được biên soạn theo hướng mở, giúp phát triển phẩm chất, năng lực người học. Bên cạnh đó, nội dung tài liệu phải tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương; giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực, thế mạnh của bản thân…
Tham khảo thêm:
- Công văn 3280 của Bộ Giáo dục hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT
- Công văn 2345 của Bộ giáo dục và đào tạo – Kế hoạch giáo dục tiểu học
Nội dung Giáo dục của địa phương cấp Tiểu học
a) Theo CTGDPT 2018, nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về:
– Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
– Địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
– Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
b) Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh… góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
c) Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học đảm bảo một số yêu cầu sau:
Xem thêm: Tả Cánh Đồng Vào Buổi Sáng Quê Em❤15 Bài Văn Điểm 10
– Cụ thể hóa mục tiêu của CTGDPT 2018 đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lý…) ở từng lớp cấp tiểu học.
– Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
– Tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học, tùy điều kiện từng địa phương, được sưu tầm, biên soạn đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm bảo chính xác và yêu cầu của xuất bản phẩm tham khảo; được sử dụng và quản lý theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Nội dung Giáo dục của địa phương cấp THCS-THPT
Đối với cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông thì nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Và, từ khung thời lượng này, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp cho địa phương mình.
Đối với cấp trung học, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương của một tỉnh có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp. Tài liệu giáo dục địa phương được biên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Giáo dục địa phương (GDĐP) là môn gì và nội dung môn GDĐP. Trân trọng
Tham khảo thêm:
- Mẫu giáo án theo công văn 5512 Bộ giáo dục và đào tạo
- Thông tư 3175/BGDĐT – GDTrH – Bộ GD về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Môn Giáo dục địa phương (GDĐP) là môn gì? Nội dung GDĐP chuẩn nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan