Giáo Lý Cơ Bản Đạo Cao Đài, Khoa Học Tâm Linh

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Giáo lý cao đài hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Video Giáo lý cao đài
Giáo Lý Cơ Bản Đạo Cao Đài

Tam kỳ phổ độ

Thuyết giáo của đạo Cao Đài cho rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo. Theo thời gian, tùy theo địa phương, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với 3 nhánh khác nhau:

– Nhất kỳ Phổ độ: Là thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáo, Kì Na giáo ở Ấn Độ, Lão giáo, Nho giáo ở Trung Hoa, Do Thái giáo ở Trung Đông. Thời kỳ này Thượng đế mặc khải cho các đệ tử đầu tiên thay mặt mình để truyền đạo.

– Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Thuyết giáo Cao Đài cho rằng sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa, Jaina giáo, Tiên giáo, Khổng Mạnh giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới.

– Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút. Đây cũng là lý do một số tín đồ gọi tôn giáo của họ là “Đạo Thầy” với hàm ý họ là những người thọ giáo trực tiếp từ Thượng đế.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời…

Khoa học khám phá bản thân qua các con số – Pythagoras (Pitago)

Tam giáo quy nguyên

6844-giao-ly-co-ban-dao-cao-dai-1.jpg

Ảnh Cao Đài Tam Thánh ở Tòa Thánh Tây Ninh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm

Xem thêm: C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr – Tailieumoi.vn

Khái niệm cơ bản, thể hiện sự dung hợp các tôn giáo hình thành nên đạo Cao Đài được gọi là “Tam giáo quy nguyên” (Ba tôn giáo sẽ hợp về một mối). Theo họ, ở thời kỳ phổ độ lần thứ 3, các tôn giáo lớn sẽ hợp nhất giáo lý thành một nền Đại Đạo duy nhất và được truyền bá bằng tiếng Việt

Bên cạnh đó, khái niệm “Ngũ chi phục nhất” (Năm nhánh đạo sẽ trở thành một nền đạo lớn) được đi kèm với “Tam giáo quy nguyên”, với cùng ý nghĩa. Theo đó, “Ngũ chi” hàm chỉ các tôn giáo trên toàn thế giới, kể cả Tam giáo, thực chất cũng chỉ là 5 nhánh đạo (con đường) gồm Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Năm nhánh này thể hiện năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao trong quá trình tu tập của các tín đồ, dù theo hướng nào thì cũng quy về một mối.

Thiên nhãn

Bàn thờ thiên nhãn (mắt của trời)

Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Trước Thiên nhãn, không ai có thể che giấu hay chối cãi được.

Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.

Những tính chất khác

6844-giao-ly-co-ban-dao-cao-dai-5.jpg

Bên trong Tòa Thánh Tây Ninh

Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa các tín đồ, giữa nam và nữ trong xã hội. Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các từ “huynh’, “đệ”, “tỷ”, “muội” (tức là anh chị em một nhà), tùy theo giáo phẩm, tuổi tác, giới tính. Khi kính cẩn, họ còn thêm “Hiền” phía trước những đại từ nhân xưng trên (“hiền huynh”, “hiền tỷ”…).

Xem thêm: Mã bưu chính Postal code/Zip code của Hưng Yên – CPP BUSINESS

Một Tộc đạo Cao Đài có 2 cơ thể thờ tự là “Thánh thất” và “Điện thờ Phật Mẫu”. Mỗi Tộc đạo đều có chương trình truyền bá giáo lý.

Một số tín đồ nổi tiếng

Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.

Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.

Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ Pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo tối cao của đạo Cao Đài từ 1934 đến 1959.

Cao Hoài Sang, chức phẩm Thượng Sanh. Lãnh đạo tôn giáo Cao Đài từ năm 1959 đến năm 1971. Là người có công san định và thống nhất các bài bản nhạc lễ Cao Đài đến chỗ hoàn thiện nhất.

Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, tự xưng phẩm Giáo tông.

Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, sáng lập hệ phái Minh Chơn Đạo, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.

Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Trung tướng, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).

Xem thêm: Hướng dẫn thổi sáo trúc cho người mới tập chơi – saotrucbuigia.com

Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Trung tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.

Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chánh vị đầu tiên, Chưởng quản Cửu Trùng Đài nữ phái, tác giả quyển “Đạo sử”.

Lê Văn Hoạch, phẩm vị Bảo Sanh Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 9 năm 1947.

Nguyễn Văn Lộc, phẩm vị Bảo Học Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 11 năm 1967 đến đầu năm 1968.

Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên Thiên, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964-1965.

Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983).

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. https://vi.wikipedia.org

Cám ơn sự hỗ trợ, động viên để duy trì và phát triển website. Mọi đóng góp xin gửi về:Người nhận: Hoàng Nhật MinhSố tài khoản: 103873878411Ngân hàng: VietinBank

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Tủ Sách Tâm Linh

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử