Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Giới hạn sinh thái là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Trong chương trình Sinh học lớp 12 chúng ta sẽ được tiếp cận với rất nhiều khái niệm và giới hạn sinh thái cùng ổ sinh thái là một trong số đó. Vậy, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái là gì? Cùng với muahangdambao.com tìm hiểu ngay trong bài viết hữu ích dưới đây nhé!
Giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là giới hạn về khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một yếu tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó mà sinh vật có thể tồn tại cũng như phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật trên trái đất đều có 1 giới hạn sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Phần lớn các loại cây trồng ở vùng nhiệt đới thì quang hợp tốt nhất sẽ nằm trong điều kiện nhiệt độ 20 đến 30 độ C. Ở mức nhiệt độ dưới 0 độ C hoặc cao hơn 40 độ C thì sẽ khiến cây bị ngừng quang hợp.
Hiện nay có hai nhóm nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống và phát triển các loài sinh vật gồm:
- Nhóm nhân tố vô sinh: Nhóm này bao gồm các điều kiện sống như là ánh sáng, nhiệt độ trong không khí, độ ẩm….
- Nhóm nhân tố hữu sinh: Nhóm này gồm là các cơ thể sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các cơ thể khác ở xung quanh như vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật…
Các thành phần chính của giới hạn sinh thái là gì?
Trong giới hạn sinh thái sẽ bao gồm điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên và dưới này thì sinh vật sẽ bị chết.
- Khoảng cực thuận: Ở khoảng này sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi giúp cho các loài sinh vật có thể phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất bao gồm các nhân tố sinh thái đạt mức độ phù hợp.
- Khoảng chống chịu: Khoảng này sẽ bao gồm các nhân tố sinh thái gây ra các ức chế cho chức năng sinh lý bình thường của sinh vật.
Sau khi đã định nghĩa được giới hạn sinh thái là gì cho ví dụ:
Xem thêm: Xu cà na là gì? Giải thích ý nghĩa của trend “xu cà na” trên MXH
Ví dụ 1: Loài cá rô phi sinh sống ở nước ta sẽ có điểm giới hạn sinh thái trên là khoảng 42 độ C, điểm giới hạn dưới là 5 độ C. Khoảng thuận lợi sẽ nằm trong mức 23 đến 37 độ C. Tức là cá rô phi sẽ tồn tại và phát triển tốt các hoạt động sống trong khoảng cực thuận 23 đến 37 độ C. Đồng thời nó sẽ bị chết ở mức nhiệt độ giới hạn trên và dưới.
Ví dụ 2: Giới hạn sinh thái của loài xương rồng sinh sống trên sa mạc sẽ là từ 22 đến 42 độ C. Giới hạn dưới là khoảng 22 độ C còn giới hạn trên sẽ là 42 độ C, khoảng thuận lợi nhất để xương rồng có thể sống tốt là 32 độ C.
Ổ sinh thái là gì?
Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó toàn bộ các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép các loài đó có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
– Sự thích nghi với mỗi nhân tố sinh thái của loài sẽ tạo nên ổ sinh thái riêng biệt của loài đó. Ví dụ như là ổ sinh thái về nơi ở (có loài sinh sống ở trên cao nhưng có loài lại sống dưới đất), ổ sinh thái về giới hạn sinh thái ánh sáng (có những loài cây ưa sáng và ưa bóng râm), ổ sinh thái dinh dưỡng (về kích thước của thức ăn, loại thức ăn, hình thức dùng để bắt mồi… của mỗi loài), ổ sinh thái về thời gian sinh sống của mỗi loài (như thời gian hoạt động để kiếm mồi, thời gian sinh sản của loài trong một ngày hoặc trong năm)…
– Cạnh tranh chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành nên các ổ sinh thái. Cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng tới sự phân bố địa lí, nơi ở của các loài sinh vật. Nhiều loài cùng sinh sống chung ở một nơi, nhưng thức ăn của mỗi loài sẽ là khác nhau. Cạnh tranh còn gây ảnh hưởng tới sự phân hoá về mặt hình thái của sinh vật trên Trái đất.
– Nhờ có sự phân hoá ổ sinh thái mà mức độ cạnh tranh trong môi trường cũng giảm bớt phần nào, nhiều loài sinh vật còn có thể cùng sống với nhau trong một khu vực được phân bố nhất định.
Hướng dẫn làm các dạng bài tập về giới hạn sinh thái
Các dạng câu hỏi cũng như bài tập xoay quanh nội dung về giới hạn sinh thái thường không quá phức tạp và rất dễ để có thể làm. Điều quan trọng nhất là các bạn học sinh cần phải nắm vững những khái niệm đã đề cập ở trên đồng thời biết được cách vẽ sơ đồ mô tả giới hạn của các sinh vật.
Xem thêm: Bài văn nghị luận xã hội về tình bạn – Gia sư DACADEMY
Thông thường thì các dạng bài tập xoay quanh vấn đề này thường là xác định nó thuộc vào nhóm nhân tố sinh thái nào? Xác định chính xác các điểm cực trên, cực dưới và cả khoảng cực thuận của một loài sinh vật nào đó.
Ví dụ bài tập sau: Loài chuột sống trong môi trường rừng mưa nhiệt đới có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng từ các nhân tố như là: Mức độ ngập nước, độ tơi xốp trong đất, sự sinh sôi của kiến, nhiệt độ trong không khí, độ ẩm, ánh sáng hàng ngày, rắn hổ mang, cây gỗ, gió thổi, gỗ mục nát, thảm lá khô, độ dốc của sườn đất, sâu ăn lá cây và lượng mưa hàng năm. Các bạn cần phải sắp xếp lại các yếu tố đó sao cho thật phù hợp với từng loại nhân tố sinh thái.
Lời giải bài tập trên như sau:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh sẽ bao gồm các yếu tố sau: Loài kiến, rắn hổ mang, sâu ăn lá cây, cây gỗ, cây cỏ
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh sẽ bao gồm các yếu tố sau: Mức độ ngập nước, độ tơi xốp ở trong đất, nhiệt độ trong không khí, độ ẩm, ánh sáng, gió thổi qua, gỗ mục nát, thảm lá khô, độ dốc của sườn đất, và lượng mưa.
=> Việc xác định này thực tế không quá khó khăn nếu chúng ta đã học thuộc và hiểu được các khái niệm liên quan đến các nhóm nhân tố sinh thái.
Còn đối với dạng bài vẽ sơ đồ mô tả thì các bạn sẽ phải lần lượt xác định được các điểm giới hạn trên, giới hạn dưới (đây đều là những điểm gây chết sinh vật đó) cũng như xác định được sinh vật sẽ phát triển thuận lợi trong điểm cực thuận nào.
Hướng dẫn làm bài tập liên quan đến ổ sinh thái
Bài tập: Lấy 2 ví dụ trực quan về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong những ví dụ đã nêu.
Lời giải bài tập như sau:
Xem thêm: Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Hồ Chí Minh
Lấy ví dụ:
Trong một cái ao, người ta có thể nuôi kết hợp rất nhiều loài cá với nhau. Bởi vì mỗi loài sẽ có một ổ sinh thái riêng biệt nên khi nuôi kết hợp chung trong một ao sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau hơn.
Nuôi chung nhiều cá thể cá khác nhau như vậy sẽ giúp người nuôi tận dụng được nguồn thức ăn ở trong thiên nhiên cũng như không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao hơn trong nuôi trồng.
Ý nghĩa:
Nơi ở chính là nơi cư trú của một loài, còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà nó còn là cách sinh sống, cách sinh tồn của loài đó.
Do ổ sinh thái tạo ra những sự cách ly về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài vẫn có thể sống chung được với nhau trong cùng một khu vực mà không dẫn đến những cạnh tranh quá gay gắt.
Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái là một mảng kiến thức rất trọng tâm trong chương trình sinh học lớp 9. Hy vọng thông qua bài tổng hợp này của muahangdambao.com đã giúp các bạn học sinh tự tin hơn khi làm các bài tập liên quan thật tốt.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan