Duới đây là các thông tin và kiến thức về Họ chu hay nhất và đầy đủ nhất
Nhà thờ họ Chu ở tại địa chỉ số 51 ngõ 497 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Để đến di tích, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau, nhưng thuận lợi nhất là từ trung tâm bờ Hồ theo đường Tràng Thi – Điện Biên Phủ, qua lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rẽ theo đường Thanh Niên, lên đê Yên Phụ, đi dọc theo đường Nghi Tàm, Âu Cơ khoảng 3km là đến UBND phường Nhật Tân. Di tích nằm cách trụ sở UBND phường khoảng 1km về phía tây nam đường Âu Cơ.
Nhà thờ họ Chu là một công trình kiến trúc tín ngưỡng, nơi phụng thờ của gia tộc họ Chu phường Nhật Tân. Theo lời kể của các cụ cao niên trong dòng họ cùng hiện trạng kiến trúc và hệ thống di vật còn bảo lưu như các bản gia phả của dòng họ, hệ thống hoành phi, câu đối… nhận định nhà thờ họ Chu được khởi dựng vào thời Nguyễn. Những năm 60 của thế kỷ XX, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, nhà thờ họ Chu được sử dụng làm lớp bình dân học vụ của Nhật Tân và làm trụ sở làm việc của hợp tác xã Nhật Tân.
Dòng họ Chu tuy không có nhiều người thành danh trong khoa cử và giữ chức vụ lớn trên quan trường nhưng là một dòng họ lớn, lâu đời, có nề nếp gia phong, có tôn ti trật tự và có tiếng tăm trong vùng Nhật Chiêu xưa cũng như Nhật Tân ngày nay. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc nhiều người con của họ Chu đã lên đường ra trận, theo thống kê của dòng họ, trong hai cuộc kháng chiến dòng họ Chu có 24 người con là liệt sỹ, 02 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Xem thêm: Mã ZIP Vĩnh Phúc là gì? Danh bạ mã bưu điện Vĩnh Phúc cập nhật
Khuôn viên của nhà thờ họ Chu không lớn, xung quanh được xây tường bao tạo nên khuôn viên gọn gàng, khiêm tốn. Mặt bằng chính của di tích được kết cấu theo kiểu chữ Nhất gồm từ đường, cổng, nhà bếp và khoảng sân.
Từ cổng vào là một sân nhỏ, xung quanh những cây hồng xiêm xòe tán rợp mát. Ngoài vườn có tường hoa xây lửng bao bọc nhà thờ. Từ sân bước lên là hiên nhà thờ. Nhà thờ được xây 5 gian tường hồi bít đốc. Mái lợp ngói ta và còn lại một ít ngói mũi hoài cổ. Hiên được lát gạch Bát Tràng, rộng tới 1m20, được làm các kẻ ở giữa, gian bên là các trụ xây. Trên các kẻ hiên chạm hoa văn lá hóa rồng, đỡ các kẻ là một hàng cột gỗ tròn.
Cửa ba khoang giữa là các cánh hình chữ nhật. Lòng nhà thờ chia 5 gian không đều nhau, 3 gian giữa rộng, 2 gian bên hẹp. Kết cấu vì nóc dạng chồng rường. Mái phân thượng tứ hạ ngũ. Trên thượng lương còn ghi năm tháng trùng tu và những câu được trích từ Kinh dịch để chỉ sự tốt đẹp bình an của ngôi nhà. Đỡ khung nhà với 12 cột gỗ dạng đòng đòng, cột có đường kính 25cm, được đặt trên các chân tảng đá xanh vuông 40cm. Trong nhà thờ: từ ngoài vào gian giữa được tôn cao 40cm làm nơi hành lễ, bệ xây với kích thước 55cm x 2m x 40cm. Trên cao của 3 gian là 3 bức đại tự sơn son thếp vàng, viền quanh được chạm những vân lá. Cửa võng ở chính giữa với 2 bên là 2 câu đối gỗ cũng sơn son, chạm trổ. Cửa võng được chạm rồng chầu mặt trời, 2 tai là 2 phượng vũ, diềm dưới chạm một dàn hoa đào, chạy xuống 2 bên là 2 lẵng hoa. Dưới cửa võng là nhang án có kích thước 1,8m x 1,6m x 0,6m. Chính giữa nhang án chạm mặt hổ phù ngậm chữ thọ. Hai bên những gờ nổi như sóng, lá dây rủ xuống. Chân nhang án là kim tòng kép. Cấp phía trên hổ phù chạm những đường gờ nổi, rồi một khoang chạm thủng các rồng lá, hoa chanh… Diềm trên một mảng chạm nổi với 3 khoang là hoa đào, cành lá, 2 đường diềm cánh sen chạy ngang thân nhang án. Trên là 2 tai với 2 rồng lá được chạm nổi, chạm bong. Nhang án mang nghệ thuật nửa đầu thế kỷ 19. Các nét chạm bay bướm, phóng khoáng. Mặt nhang án được đặt các đồ thờ tự với: bát hương gốm sứ 20cm x 25cm ở chính giữa, hai bên là độc bình men trắng họa tiết mây lam, một cây đèn, ống hương, ỷ thờ và các đài gỗ đều sơn son.
Trên bệ cao và sâu nhất của nhà thờ đặt một khám trong đó có bài vị cụ tổ dòng họ. Bài vị dạng lá đề, xung quanh viền rồng lá chạy dọc, dưới chân bài vị chạm phượng vũ. Phía ngoài của bài vị chạm hình vòng tròn rồng lá phượng vũ lá sen… Phía trên chính giữa khám chạm một bông cúc mãn khai thay cho mặt trời, hai tai là rồng xung quanh là giàn hoa đào. Chạy dọc 2 phía dưới của khám với hình cuốn thư rồi 2 long mã được chạm thủng. Tiếp xuống là đào, hoa lá sen… Lớp trong của khám chạm đào hoa lá. Chính giữa diềm phía dưới chạm hổ phù xung quanh các hoa, lá sen chạm nổi. Khám chân quỳ có niên đại nửa đầu thế kỷ 19. Trước cửa là đôi câu đối, ở hai gian bên về hai phía là bệ thờ đều được đặt khám thờ, khám được làm 2 lớp với những nét chạm rồng chầu, hoa lá… Bên cạnh khám là 3 tấm bia hậu ghi:
Hậu tộc bi ký (Thành Thái 13 – 1901) ghi việc họ Chu xây từ đường, con gái trong dòng họ đã cung tiến, cúng ruộng.
Xem thêm: Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng
Bia Khải Định 10 (1925) ghi ông Chu Văn Giáp gửi giỗ.
Tấm bia ghi Khải Định (không rõ năm nào) về việc gửi giỗ của bà Nguyễn Thị Sửu, con dâu họ Chu.
Tấm bia Thành Thái 3 (1901) ghi người con gái là Chu Thị Chắt công đức…
Nội dung những tấm bia này cùng một phần xác định những năm tháng trùng tu, tôn tạo nhà thờ của dòng họ.
Hai gian đầu hồi được đặt hai bia lớn, có câu đối. Bia kích thước 1m x 50cm.
Xem thêm: File SRT là gì? – THPT Lê Hồng Phong
Nhà thờ họ Chu mới xây dựng lại nhưng rất khang trang, bề thế, có đủ long ngai, bài vị, cửa võng, hoành phi câu đối, nhang án, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đáng chú ý là bức hoành phi Ngã Chu không dương (Họ Chu ta to lớn thịnh vượng).
Trong nhà thờ còn giữ được các bia nói về các lần trùng tu nhà thờ họ.
Bên cạnh giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, nhà thờ họ Chu còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân và đặc biệt cho các thế hệ con em trong họ; thể hiện giá trị về đạo lý, về văn hóa và tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, gia tộc; thấy được truyền thống của một dòng họ để học, noi gương.
Nhà thờ họ Chu được Thành phố xếp hạng là di tích lịch sử – lưu niệm danh nhân tại Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 01/02/2016./.
Admin Tây Hồ
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan