Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Hóa 9 bài 10 hay nhất và đầy đủ nhất

Video Hóa 9 bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa hóa học lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 9

Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Lời giải:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Bai 1 Trang 36 Sgk Hoa 9 CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

Bài 2: Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

Lời giải:

Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch sau:

– Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch NaOH:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Xem thêm: “Thánh” đanh đá Long Chun nói về mối quan hệ với “dân chơi phố

– Phản ứng trao đổi giữa:

Muối + axit: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Muối + muối: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3 ↓ + 2NaCl

Muối + kiềm: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl.

Bài 3: a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp).

b) Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:

– Khi clo dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

– Khi hiđro dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

– Natri hiđroxit dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp: Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohiđric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bóng thám không; sản xuất nhôm; sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.

Lời giải:

a) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ (điện phân có màng ngăn)

b) Điền các chữ:

– Khí clo dùng để: 1) tẩy trắng vải, giấy; 2) sản xuất axit HCl; 3) sản xuất chất dẻo PVC.

– Khí hiđro dùng để: 1) hàn cắt kim loại; 2) làm nhiên liệu động cơ tên lửa; 3) bơm khí cầu, bóng thám không.

– Natri hiđroxit dùng để: 1) nấu xà phòng; 2) sản xuất nhôm; 3) chế biến dầu mỏ.

Bài 4: Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3

Xem thêm: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng [Truyện thần thoại Việt Nam]

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2

Viết các phương trình hóa học nếu có.

Lời giải:

– Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).

a) K2SO4 và Fe2(SO4)3

K2SO4 + NaOH → không phản ứng

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ

b) Na2SO4 và CuSO4

Na2SO4 + NaOH → không phản ứng

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh

c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.

Bài 5: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.

b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải:

a) Các phương trình phản ứng phân hủy:

Xem thêm: K2O + H2O → KOH | K2O ra KOH – VietJack.com

2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ (1)

2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ (2)

b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng nhu nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.

Theo phương trình (1):

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Bai 5 Trang 36 Sgk Hoa 9 1

VO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít

Theo phương trình (2):

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Bai 5 Trang 36 Sgk Hoa 9 2

VO2 = 0,15 .22,4 = 3,36 lít.

c) Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Bai 5 Trang 36 Sgk Hoa 9 3

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Theo pt: nKNO3 = 2.nO2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol,

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Bai 5 Trang 36 Sgk Hoa 9 4

MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol

mKNO3 cần dùng = 0,1 x 101 = 10,1g

mKClO3 cần dùng = 0,1 /3 x 122,5 = 4,08g.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử