Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Khái niệm điệp ngữ hay nhất và đầy đủ nhất
Điệp ngữ là gì?
Để dễ hình dung phép Điệp ngữ là gì chúng tôi trích dẫn lại một ví dụ nhỏ: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, với điệp ngữ “không phải” nhằm nhấn mạnh số lượng phượng nhiều vô kể.
Qua ví dụ về Điệp ngữ minh họa cùng những tóm tắt ngắn nêu trên bạn đọc đã có thể hình dung được Điệp ngữ rồi phải không. Trong mỗi áng văn, tứ thơ, các tác giả thường sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
Một vài ví dụ về điệp ngữ dễ hiểu?
- Nếu như nhân hóa gán cho sự vật – hiện tượng tính cách, suy nghĩ giống như con người thì Điệp ngữ lại nhắc lại chúng nhiều hơn, bạn đọc chưa biết thế nào là Nhân hóa có thể đọc lại link bài Nhân hóa là gì trên
Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
Ví dụ:
Xem thêm: Nguyên tử khối trung bình: Công thức và mẹo xác định nhanh
“Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Ở đây chúng ta có từ “Nhớ sao” được lặp lại 3 lần trên tổng số 6 câu thơ, ẩn ý của tác giả ở đây là muốn nhấn mạnh nỗi nhớ của mình đối với những kỷ niệm của bản thân từ nhỏ tới lớn giúp chúng ta hình dung được hình thức lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh của biện pháp Điệp ngữ là gì?
Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo sự liệt kê
Ví dụ:
Xem thêm: 1. Định lý Cosin (Định lý hàm Cos) – DINH LUAT
“Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say xưa”
Đây chính là hình thức điệp ngữ lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê. Từ “còn” được lặp đi lặp lại tới 5 lần chỉ trong 2 câu lục bát thể hiện tình cảm của tác giả với “cô bán rượu” – khá thú vị!.
Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
Ví dụ:
Xem thêm: Dược sĩ Tiến là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Dược sĩ Tiến
“Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Đây là bài thơ thuộc hàng “kinh điển” minh họa cho hình thức điệp ngữ lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo nên sự khẳng định của tác giả với một vấn đề được nhắc tới. Vừa là liệt kê, nhấn mạnh, vừa khẳng định vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của loài hoa thuần túy – Sen.
Kết luận
“Điệp ngữ” là “một biện pháp tu từ” trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.
Quay lại danh mục “Hỏi đáp là gì” Quay lại trang chủ
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan