Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Lý 8 bài 11 hay nhất và đầy đủ nhất
Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh khối 8 bài Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét nằm trong chương trình Vật lý 8. Bài thực hành này nhằm giúp các em nắm rõ cách để đo được lực đẩy Ác-si-mét cũng như những dụng cụ cần thiết để thực hiện được tác vụ này.
Bài viết tham khảo thêm:
- Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
- Bài 9: Áp suất khí quyển
- Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
I. Chuẩn bị (Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét)
Cho mỗi nhóm học sinh:
– Một lực kế 0 – 2,5N.
– Một vật nặng chất liệu nhôm có thể tích khoảng 50cm³.
– Một bình chia độ.
– Một giá đỡ.
– Kẻ sẵn các bảng điền kết quả vào trong vở.
II. Nội dung thực hành (Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét)
1. Đo lực đẩy Ác-si-mét
a) Đo trọng lượng P của vật khi vật được đặt trong không khí (trong H.11.1)
Cách đo: Treo vật vào một lực kế để thẳng đứng, đọc chỉ số ở trên lực kế, từ đó suy ra được trọng lượng P của vật.
b) Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật bị chìm trong nước (trong H.11.2)
Cách đo: Treo vật nặng vào một lực kế, sau đó nhúng vào trong cốc nước, để lực kế thẳng đứng. Đọc chỉ số ở trên lực kế, từ đó suy ra được lực F tác dụng vào lực kế khi vật đó chìm trong nước.
Bài C1 (trang 40 | SGK Vật Lý 8):
Xem thêm: Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11
Hãy xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức:
Lời giải:
Công thức:
Đo ba lần, ghi kết quả vào trong báo cáo.
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng với thể tích của vật.
a) Đo thể tích của vật nặng, chính là thể tích của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ.
– Đánh dấu mực nước ở trong bình trước khi nhúng vật nặng vào trong (hình 11.3) – vạch 1 (V1).
– Đánh dấu mực nước ở trong bình sau khi đã nhúng vật nặng chìm trong nước (hình 11.4) – vạch 2 (V2).
Bài C2 (trang 41 | SGK Vật Lý 8):
Thể tích (V) của vật được tính như thế nào?
Lời giải:
Thể tích (V) của vật sẽ được tính theo công thức sau: V = V2 – V1.
b) Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng với thể tích của vật.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài thơ Ánh trăng dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com
– Sử dụng lực kế để đo đạc trọng lượng của bình nước khi nước đang ở mức 1: P1.
– Đổ thêm nước vào trong bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước đang ở mức 2: P2.
Bài C3 (trang 41 | SGK Vật Lý 8):
Trọng lượng của phần nước khi bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách thức nào?
Lời giải:
Trọng lượng của phần nước khi bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức sau: PN = P2 – P1.
3. So sánh kết quả đo FA và P. Nhận xét và đưa ra kết luận.
Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng với trọng lượng của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ.
III. Mẫu báo cáo thực hành (Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét)
Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
Họ và tên học sinh: ………………………….. Lớp………………..
1. Trả lời câu hỏi:
Bài C4 (trang 42 | SGK Vật Lý 8):
Viết công thức để tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu đơn vị và tên của những đại lượng có mặt trong công thức?
Lời giải:
Công thức để tính lực đẩy Ác-si-mét là: FA = d.V
Xem thêm: Sự thật về hõm Venus quyến rũ “chết người” trên cơ thể đàn bà
Trong đó: d chính là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị là: N/m³
V là thể tích phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ, đơn vị là: m³
Bài C5 (trang 42 | SGK Vật Lý 8):
Muốn kiểm chứng được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét thì cần phải đo những đại lượng nào?
Lời giải:
Để kiểm chứng được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, ta sẽ cần phải đo:
a) Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét (FA)
b) Trọng lượng của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ (PN)
2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét
Lần đo Trọng lượng P của vật (N) Hợp lực F của lực đẩy Ác-si-mét và trọng lượng tác dụng lên vật khi vật bị nhúng chìm ở bên trong nước (N) Lực đẩy Ác-si-mét FA = P – F (N) 1 1,5 0,7 0,8 2 1,6 0,8 0,8 3 1,5 0,8 0,7
Kết quả trung bình:
3. Kết quả đã đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng với thể tích của vật
Lần đo Trọng lượng P1 (N) Trọng lượng P2 (N) Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ: PN = P2 – P1 (N) 1 1 1,7 0,7 2 1 1,8 0,8 3 0,9 1,8 0,9
4. Nhận xét về kết quả đo và đưa ra kết luận
+ Kết quả đo sẽ có sai số, do có những sai sót ở trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị của lực kế.
+Kết luận: Nếu bỏ qua sai số ở trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét sẽ có độ lớn bằng với trọng lượng của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ.
Vậy là các em học sinh khối 8 thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. Bài thực hành này giúp các em biết được cách đo lực đẩy của Ác-si-mét như thế nào. Các em có thể tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa tại website hoctot.hocmai.vn.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan