Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Môn toán lớp 6 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 1.
Giải Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp
Video Giải Toán 6 Bài 1: Tập hợp – Kết nối tri thức – Cô Minh Nguyệt (Giáo viên VietJack)
1. Tập hợp và phần tử của tập hợp
-
Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B. ….
Xem lời giải
2. Mô tả một tập hợp
Giải Toán 6 trang 7 Tập 1
-
Câu hỏi trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết: ….
Xem lời giải
-
Luyện tập 2 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng ….
Xem lời giải
-
Luyện tập 3 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10. ….
Xem lời giải
Bài tập
-
Bài 1.1 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Cho hai tập hợp: A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; u; v} ….
Xem lời giải
-
Bài 1.2 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Cho tập hợp U = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 3}….
Xem lời giải
-
Bài 1.3 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau: a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn ….
Xem lời giải
Giải Toán 6 trang 8 Tập 1
-
Bài 1.4 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10 ….
Xem lời giải
-
Bài 1.5 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời ….
Xem lời giải
Xem thêm: Cách tạo Header and Footer trong Word cho mọi phiên bản Word
Bài giảng: Bài 1: Tập hợp – Kết nối tri thức – Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
-
Toán 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên
-
Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
-
Toán 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
-
Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
-
Toán 6 Luyện tập chung trang 21
Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp (hay, chi tiết)
1. Tập hợp và phần tử của tập hợp
Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học (không định nghĩa).
Tập hợp được kí hiệu là các chữ cái in hoa: A, B, C, D, …
Ví dụ 1.
a) Tập hợp các học sinh trong tổ 4 của 6A là: Thắm, Trọng, Xuân, Cương, Bảo, Dũng, Khôi, Huế, Linh.
b) Tập hợp các loại bút bên trong túi bút của bạn Ngọc là: Bút bi, bút chì, bút đánh dấu, bút xóa, bút màu.
Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.
x là một phần tử của tập hợp A. Kí hiệu x ∈ A (đọc là x thuộc A).
y không là một phần tử của tập hợp A. Kí hiệu y ∉ A (đọc là y không thuộc A).
Chú ý: Khi x thuộc A, ta còn nói “x nằm trong A”, hay “A chứa x”.
Ví dụ 2. Cho tập hợp M như hình vẽ. Những phần tử nào thuộc tập hợp M, những phần tử nào không thuộc tập hợp M?
Tập hợp M gồm các phần tử 1; 4; 8; 9.
Ta có 1 là một phần tử của tập hợp M. Kí hiệu 1 ∈ M .
4 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 4 ∈ M .
8 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 8 ∈ M .
9 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 9 ∈ M .
7 không là phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 7 ∉ M
2. Mô tả một tập hợp
2.1. Liệt kê các phần tử của tập hợp
Xem thêm: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”
Viết tất cả các phần tử của tập hợp trong dấu {} theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
Ví dụ 3. Cho hình vẽ:
Với tập hợp P gồm các số 1; 3; 5; 7; 9; 11 như hình vẽ.
Theo cách liệt kê, ta viết: P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.
2.1. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
Gọi x là phần tử của tập hợp, chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử và viết tập hợp đã cho.
Ví dụ 4. Với tập hợp P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.
Ta thấy các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12.
Khi đó, theo cách chỉ ra đặc trưng tập hợp P được viết là:
P = {x | x là số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12}.
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1: Tập hợp (có đáp án)
I. Nhận biết
Câu 1. Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 11 ∈ A;
B. 1 ∉ A;
C. 10 ∈ A;
D. 7 ∉ A;
Câu 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.
A. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ; N};
B. M= {Q; U; Y; N; H; O; N};
C. M = {Q; U; Y; N; H; O};
D. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ};
Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.
Xem thêm: Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả – Luật Hoàng Phi
Câu 4. Các cách để mô tả tập hợp là:
A. Liệt kê các phần tử của tập hợp.
B. Nếu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
C. Minh họa bằng sơ đồ Venn
D. Cả A và B.
Câu 5. Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.
A. E = {cam; quýt; bơ};
B. E = {cam; quýt; bơ; dứa};
C. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa};
D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}.
Câu 6. Cho hình vẽ sau:
Tập hợp M gồm các phần tử:
A. M = {A; D; B; E; F};
B. M = {A; G; D; B; E; F};
C. M = {A; D; B; E};
D. M = {A; D; E; F: I; H}.
Câu 7. Tập hợp Ν* là:
A. tập hợp số tự nhiên.
B. tập hợp các số tự nhiên chẵn.
C. tập hợp các số tự nhiên lẻ.
D. tập hợp có số tự nhiên khác 0.
Câu 8. Chọn phát biểu sai.
A. Tập hợp N = {0;1;2;3;4;5;…}
B. 7 ∈ Ν*
C. Tập hợp Ν* = {1;2;3;4;5;…}.
D. 0 ∈ Ν*
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan