Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của nón lá Việt Nam

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Nguồn gốc của nón lá hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong thơ ca dân gian và gắn liền với đời sống của người dân nước ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của nón lá Việt Nam.

1. Đặc điểm cấu tạo của nón lá Việt Nam

Nón lá Việt Nam được đan bằng các loại nguyên liệu khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá hồ, lá cối, lá du quy diệp chuyên làm nón… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Bên cạnh đó, loại nón phổ biến ở nước ta thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên, có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.

Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công sẽ xếp lá trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, sau đó được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Phần nan nón được chuốt từ thanh tre mỏng và dẻo dai rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau để tạo thành những cái vành nón. Tất cả được xếp nối tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

ý nghĩa của nón lá việt namTìm hiểu ý nghĩa của nón lá Việt Nam

Xem thêm: Nghề diễn viên thi khối nào dễ đỗ, cơ hội làm nghề cao – Sam Media

➤ Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Dược xét học bạ THPT năm 2020.

Sau đó, người thợ sẽ lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên và lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24 – 25 chiếc lá, sau đó xếp đều trên khuôn nón. Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công sẽ lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu lại để chằm nón thành hình chóp.

Khi thành hình nón, họ sẽ quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ hoặc cũng có thể kể trang trí các họa tiết trên nón. Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4, người thợ sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Phần quai nón thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều màu sắc để giữ trên cổ.

Ở nước ta, nón lá có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau, nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp. Có thể kể đến một số loại nón lá như:

  • Nón ngựa hay nón Gò Găng, loại này được sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
  • Nón quai thao của người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội.
  • Nón bài thơ là tên gọi một loại nón ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ.
  • Nón dấu, có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến.
  • Nón rơm, được làm bằng cọng rơm ép cứng.
  • Nón cời, loại nón này xé te tua ở viền nón.
  • Nón gõ, được làm bằng rơm và thường ghép cho lính thời phong kiến.
  • Nón lá sen hay còn gọi là nón liên diệp.
  • Nón thúng là tròn bầu giống cái thúng.
  • Nón khua là loại nón của người hầu các quan lại thời phong kiến.
  • Nón chảo, đây là loại nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng…

Xem thêm: Cách tìm ước chung và bội chung nhanh nhất, cực hay | Toán lớp 6

ý nghĩa của nón lá việt nam

Tìm hiểu ý nghĩa của nón lá Việt Nam

2. Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của nón lá Việt Nam

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam và trong cuộc chiến đấu giữ nước cũng như trong các câu chuyện kể dân gian. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề làm nón lá vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Nguồn gốc của chiếc nón gắn liền với câu chuyện kể về một người phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào bà xuất hiện thì những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Sau đó, người dân đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.

Xem thêm: Nếu Chúng Mình Có Phép Lạ ❤Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc

Bên cạnh đó, người Việt xưa đã cố gắng tạo ra một mô hình chiếc nón tương tự của nữ thần bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ nó được gọi là nón lá. Ngày nay, hình ảnh chiếc nón lá đã trở nên thân thuộc với người nông dân trên những cánh đồng. Chính vì vậy, chiếc nón lá còn chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt.

Công dụng của nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân của người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ mà còn là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt. Chiếc nón còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ, gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại đã nhiều lần xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn.

Nón lá đã trở thành một biểu tượng truyền thống của người dân Việt Nam. Nhắc đến Việt Nam, du khách nước ngoài vẫn thường khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Chiếc nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của dân tộc ta.

Tổng hợp

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử