Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Những câu chuyện về văn hóa ứng xử hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHONG CÁCH
ỨNG XỬ CỦA HỒ CHÍ MINH
Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng. Ứng xử không chỉ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngoài mà chủ yếu là ở nồng độ tình cảm và nội dung xử lý bên trong của mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa – đạo đức, qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người.
Xem thêm: Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu hay nhất
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thể hiện sự chân thành, bình dị, tự nhiên. Đó không phải là một “nghệ thuật xã giao”, hay “xảo thuật xử thế” để mua chuộc lòng người, mà là sự trung thực của tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh.
Đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là:
Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng. Trong các cuộc tiếp xúc, thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh. Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoang dung; khiêm nhường, độ lượng với con người, tạo nên sức lôi cuốn, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác. Cách ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người.
Xem thêm: 5 bài mẫu viết đoạn văn về công việc tình nguyện bằng Tiếng Anh
Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã gương mẫu nghiêm túc thực hiện.
Chân tình, nồng hậu, tự nhiên: Khi gặp gỡ mọi người với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình hay một câu nói đùa, Người đã tạo ngay ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình.
Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên. Đó chính là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.
Xem thêm: Những đoạn văn tả con mèo lớp 3 ngắn nhất – Đọc Tài Liệu
Với phong cách ứng xử chân thành của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. Sau một buổi tiếp xúc, Người đã mời và thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó Thủ tướng. Mùa hè năm 1946, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới nước Pháp nhằm hậu thuẫn cho Hội nghị Phôngtennơblô mưu cầu nền độc lập, thống nhất bền vững cho Việt Nam. Trước lúc rời nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã mời một số trí thức tiêu biểu đến gặp, Người ôn tồn nói: “Bác sắp về nước. Các chú chuẩn bị để vài ngày nữa chúng ta lên đường. Các chú đã sẵn sàng chưa?”, và một số trí thức người Việt đã thành danh ở Pháp gồm Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân,… đã cảm phục và cùng Người về nước. Giáo sư Đặng Văn Ngữ – một tài năng mà người Pháp, người Nhật, người Mỹ đều muốn sử dụng, song cảm phục và nghe theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1949 đã từ Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến.
Người rất tin tưởng, quý trọng nhân dân nên trong giao tiếp ứng xử với họ, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của mọi người với tôn giáo, Người đánh giá cao và trân troriữ »L giá trị đạo đức tối đẹp của các tôn giáo, chỉ ra những giá trị tương đồng giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức cộng sản qua cách nhìn nhận về những người đã sáng lập ra các tôn giáo.
Linh hoạt, chủ động, biến hóa: ứng xử của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên phong cách ứng xử của Người rất linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, ở mọi hoàn cảnh, Người luôn nhất quán: “Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ”. Phong cách giao tiếp giàu nét văn hóa đặc sắc của Hồ Chí Minh cũng luôn nhất quán quan điểm: Độc lập thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là cái “bất biến”, còn tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, tùy từng đối tượng cụ thể để vận dụng linh hoạt, khéo léo những phương pháp, cách thức giao tiếp khác nhau dể đạt được cái “bất biến”nêu trên.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan