Bài tập luyện cảm thụ thơ văn – Ngữ Văn 6 nâng cao – Hoc360.net

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Những đoạn văn cảm thụ lớp 6 hay nhất và đầy đủ nhất

Chương III

HƯỚNG DẪN VÀ BÀI TẬP MẪU VỀ CẢM THỤ THƠ VĂN

B – BÀI TẬP LUYỆN CẢM THỤ THƠ VĂN

Bài tập 1

Hãy thưởng thức vẻ đẹp của sen trong bài ca dao :

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

a) Tìm hiểu trình tự tả, cách tả một bông sen, rồi tả cả đầm sen của bài ca dao.

b) Viết cảm nghĩ, liên tưởng, phân tích bài ca dao trong đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu.

Bài tập 2

Đọc bài thơ lục bát sau :

Cái Chổi thấy rác, quét nhà

Anh Kim, chị Chỉ giúp bà vá may

Bạn Vở chép chữ cả ngày

Cô Mướp xoè lá, vươn tay leo dàn

Đồng hồ biết chỉ thời gian

Cái Rá vo gạo, cậu Than đốt lò

Chú Gà báo sáng :

Bác Cửa vội mở để cho Nắng vào.

Mỗi người, mỗi việc vui sao !

Bé ngoan làm được việc nào, Bé ơi !

a) Hãy nhận xét, nêu cụ thể quy luật gieo vần trong bài thơ trên. Thơ lục bát tạo giọng điệu, tình cảm gì hỗ trợ cho nội dung ?

b) Bài thơ trên có dấu hiệu nghệ thuật nào được dùng chủ yếu trong bài ?

c) Từ hiểu bài thơ, hãy đặt đầu đề.

Bài tập 3

Trong truyện Chiếc nhẫn bằng thép, nhà văn Liên Xô – Pau-tốp-xki có viết:

“… Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái khe là con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách, tràn trề. Mùa xuân tiến bước đều, mỗi bước lại làm những con suối reo to hơn”.

a) Chỉ ra các biện pháp tu từ về từ được dùng trong đoạn văn trên, gạch dưới các dấu hiệu nghệ thuật ấy.

b) Hãy phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn văn trên bằng một đoạn văn từ 10 đến 12 câu. Cảnh mà đoạn văn trên gợi ra, em đã được tận mắt chứng kiến bao giờ chưa ?

Bài tập 4

Nhà thơ La Phông-ten (Pháp) có bài thơ ngụ ngôn sau :

Một con Diệc đôi chân cao ngẳng

Vươn cổ dài lững thững ven sông

Nước trong Cá Chép vẫy vùng

Cá Măng cũng lượn nhiều vòng quẩn quanh

Bắt quá dễ, Diệc không thèm bắt

Vì bấy giờ chưa đến giờ ăn

Diệc còn đủng đỉnh dạo quanh

Chờ khi đói bụng sẽ quay lại tìm

Một lát sau thấy thèm thấy đói

Quay lại tìm chỉ thấy Rô Con

“Ăn Rô chả bỗ bẩn mồm ”

Diệc nghĩ bụng vậy quyết tìm cá ngon

Lại xuất hiện vài con cân cấn

Diệc lại rằng : “Cá nhép không ăn”

Lội mò suốt dọc quãng sông

Cuối cùng quá đói đành dùng ôc Sên.

* *

*

Đừng chê những cái con con

Kẻo khi gặp phải cái còn tệ hơn

Sống ở đời chẳng nên kén quá

Kén quá thường lỡ cả dịp may !

a) Bài thơ trên dùng phương thức biểu đạt nào là chính ?

A- Biểu cảm

B- Miêu tả

C- Tự sự

Xem thêm: Phân tích Mùa Xuân Nho nhỏ ngắn gọn hay nhất – KTHN

D- Cả ba phương thức A, B, C.

b) Tại sao tên các con vật trong bài thơ đều được viết hoa ? Tác giả đã thành công trong biện pháp nghệ thuật nào ? Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp ấy.

c) Hãy diễn xuôi bài thơ thành một câu chuyện ngụ ngôn và đặt tên cho câu chuyện.

Bài tập 5

Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà chọn lọc

Trong một lần cùng các bạn đi bắt cá ngoài cánh đồng làng, nhà thơ Trần Đăng Khoa (lúc đó mười tuổi) có viết các câu thơ sau :

… Bên ruộng lúa xanh non

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu trê bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Có vẻ vui tươi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười…

(Em kể chuyện này, 1968)

a) Đoạn thơ trên dùng phương thức biểu đạt chính nào ?

A- Tự sự

B- Biểu cảm

C- Miêu tả

D- Lập luận

b) Cảnh cánh đồng quê hương được tác giả miêu tả theo trình tự nào ?

A- Từ trên xuống dưới

B- Từ dưới lên trên

C- Đủ cả mọi phía

D- Từ xa đến gần

c) Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật chính nào ?

A- Điệp từ

B- So sánh

C- Nhân hoá

d) Tại sao khi viết về đàn cò, nhà thơ lại tách câu thơ thành ba câu, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rặt. Mục đích diễn tả điều gì ?

e) Qua 3 dòng thơ cuối đoạn, em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng không ? Tại sao ?

f) Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu, phân tích cái hay của nội dung nghệ thuật đoạn thơ.

Bài tập 6 :

Ngồi trên thuyền, đốt đuốc vào thăm động nước ở Phong Nha, Trần Hoàng viết:

“… Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả hết. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.”

a) Đoạn văn trên gồm hai câu. Hãy chỉ ra : Câu nào tả cảnh, câu nào nhận xét. Đánh giá nhận xét ấy. Để hấp dẫn bạn đọc, khi tả cũng như khi nhận xét, đánh giá, người viết đã sử dụng từ ngữ cũng như cách diễn đạt gì đặc biệt ?

b) Hình ảnh “những nhánh phong lan xanh biếc” trên vách động nước gợi cho em những cảm xúc, liên tưởng gì ?

Bài tập 7

Có một bài thơ năm chữ sau :

Mai đã vàng đầu ngõ

Dưa hấu đã đỏ tươi

Nhà ai đun bánh tét

Hương nếp thơm quá trời!

* *

*

Ba hứa cho sang ngoại

Áo mới má may rồi

Tết thích ơi, là thích

Được ăn, còn được chơi

* *

*

Chỉ một chuyện không vui

Ngoại lại thêm một tuổi

Đông qua, rồi xuân tới

Nếp nhăn càng dày thêm

* *

*

Mái tóc ngoại xưa đen

Nay lại thêm sợi bạc Tết ơi!

Có thương ngoại

Hãy đến từ từ thôi !

a) Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A- Tự sự

B- Miêu tả

C- Biểu cảm

Xem thêm: Phân tích Mùa Xuân Nho nhỏ ngắn gọn hay nhất – KTHN

D- Cả ba phương thức A, B, C.

b) Đọc kĩ bài thơ và đặt đầu đề :

A- Tết đến

B- Bà ngoại

C- Bà ngoại và tết

D- Thương ngoại

c) Qua hình ảnh miêu tả và xưng hô cho biết : Em bé trong bài thơ thuộc vùng miền nào trên đất nước ?

A- Miền Trung

B- Miền Bắc

C- Miền Nam

d) Em bé trong bài thơ rất thích và mong Tết đến. Tâm lí đó có đúng với mọi người Việt Nam, đặc biệt là các em bé không ? Vì sao ?

Nhưng lí do gì khiến em bé lại nhắn : Tết “Hãy đến từ từ thôi !”

e) Có người nhận xét : “Đây là bài thơ về tình cháu với bà, nhưng bài thơ lại diễn tả rất tự nhiên tâm lí trẻ thơ”. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

Bài tập 8

Trong đoạn cuối của truyện Bức tranh của em gái tôi (tác giả Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập hai, trang 30) mẹ và anh đi cùng với Kiều Phương nhận giải nhất quốc tế về hội hoạ của Kiều Phương. Khi trông thấy bức hoạ Kiều Phương vẽ người anh :

a) Tại sao tác giả lại để cho bà mẹ hai lần hỏi người anh ?

Lần 1 : “Con có nhận ra con không ?”

Lần 2 : “Con có nhận ra con chưa ?”

b) Và người anh dự kiến nếu nói ra cùng mẹ, sẽ là :

“Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”

Bài tập 9

Bạn Hoàng Như Mai có các câu thơ sau :

Con bắt gặp mùa xuân

Trong vòng tay của mẹ

Ước chi vòng tay ấy

Ôm hoài thơ ấu con.

(Vòng tay mùa xuân)

Bạn Lâm Thị Quỳnh Anh lại viết:

Ánh mắt bố thân thương

Rọi sáng tâm hồn bé

Và trong bầu sữa mẹ

Xuân ngọt ngào dòng hương

(Mùa xuân của bé)

Em hiểu hai từ “xuân” trong hai đoạn thơ trên như thế nào ? Viết đoạn văn ngắn phân tích và nêu cảm nhận của em.

Bài tập 10

Năm 1972, nhà thơ Trần Đăng Khoa (lúc này đã 14 tuổi) có bài thơ bốn câu, nhan đề Cơn dông như sau :

Cơn dông bỗng cuộn giữa làng

Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng

Quả bòng chết chẳng chịu chìm

Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…

a) Có người nhận xét : “Bài thơ Cơn dông mang những nét rất gần gũi với làng quê miền Bắc Việt Nam”.

Có đúng không ? Vì sao ?

b) Nếu biết rằng năm 1972 là năm bọn giặc Mĩ ném bom, bắn phá miền Bắc ác liệt, thì bài thơ Cơn dông còn có ý nghĩa sâu sắc như thế nào ? Phân tích tác dụng đắc lực của nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ đối với ý nghĩa đó.

c) Sống và học tập trong khung cảnh hoà bình, đọc bài thơ Cơn dông, em có cảm xúc và suy nghĩ gì ? (Viết đoạn văn từ 5 đến 6 câu)

Bài tập 11

Khi vào lăng viếng Bác Hồ kính yêu, nhà thơ Hải Như đã xúc động viết:

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

(Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!)

a) Cách diễn đạt về trăng trong đoạn, gợi cho ta cảm xúc và suy nghĩ gì ?

b) Ba từ “ngủ” trong câu thơ 3, 4 giống và khác nhau như thế nào ?

c) Qua những hiểu biết từ a và b, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về nghệ thuật, nội dung đoạn thơ ? (Đoạn văn từ 8 đến 10 câu).

Bài tập 12

Nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả niềm vui sướng của mình khi gặp lí tưởng Đảng trong các câu thơ sau :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Từ ấy)

a) Hãy phân tích các “điểm sáng nghệ thuật” : Từ ấy, bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, hồn tôi là một vườn hoa lá, để cảm nhận niềm vui sướng vô bờ của nhà thơ.

b) Nếu hiểu từ ấy là từ ngày ấy, từ hôm ấy ; … em hãy viết về một từ ấy của mình (trong học tập, trong sinh hoạt, trong phấn đấu tu dưỡng…) (Đoạn văn từ 6 đến 8 câu).

Xem thêm: Viết đoạn văn tả sân trường em giờ ra chơi (hay nhất)

Bài tập 13

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai (trang 100) – phần Đọc thêm có đoạn thơ :

Tre xanh Xanh tự bao giờ ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi ?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…

(Tre Việt Nam. Nguyễn Duy)

a) Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A- Tự sự

B- Miêu tả

C- Lập luận

D- Biểu cảm

E- Cả bốn phương thức A, B, C, D.

b) Đoạn thơ được sử dụng hai biện pháp tu từ nghệ thuật chính nào ?

A – Điệp ngữ – nhân hoá

B – Nhân hoá – ẩn dụ

C – Nhân hoá – so sánh

c) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 đến 15 câu) để làm rõ yêu cầu sau : “Qua a và b đã xác định trên, nội dung đoạn thơ đã được biểu hiện rất sâu sắc, và sáng tạo”.

Bài tập 14

Hãy đọc bài thơ Người vùng cao đón khách của tác giả Lê Va :

Khách đến

Cứ làm bạn với ghế mây cái đã

Chủ nhà lặng im

Tiếp sức cho lửa đón nước vào bếp

Lửa hát, nước reo, cất lời

Đỡ lấy cái nhọc đường xa

Truyền cái hơi thơm của bản

Chén chè “đu đưa” (1) ấm lòng

Bát rượu men rừng mở núi

*

* *

Hỏi thăm bố mẹ gửi tình

Hỏi thăm anh em chia phận

Lời nói dốc đứng

Cử chỉ khúc khuỷu

Tình đầy như mây trắng quanh năm

Bụng trong như mùa thu suối sớm

*

* *

Chén rượu “chao mang”(2)

Nhìn sâu mắt khách

Bắt tay nổ đốt

Người vùng cao cười

Nụ cười của em bé trong nôi.

(1) Chè “đu đưa” : là một loại chè của người vùng cao.

(2) Rượu “chao mang”: là chén rượu trước khi chia tay

(Báo Văn nghệ, số 23, ngày 8-6-2002)

a) Để diễn tả người vùng cao đón khách, nhà thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của các biện pháp ấy. Hãy kết luận một câu về cách đón khách của người vùng cao.

b) Dựa vào bài thơ của tác giả Lê Va, em hãy tưởng tượng một chuyến đi tham quan vùng cao của học sinh khối lớp 6 trường em và đã được người vùng cao đón tiếp như thế nào ? (Trình bày bằng một đoạn văn kể và tả, số câu tuỳ ý)

Bài tập 15

Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ – đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh … Gọi là món ăn, nhưng thực chất là món ăn tinh thần. Bởi người ta ăn ngon chủ yếu là do kỉ niệm. Những món ăn thuở nhỏ là những thứ ngon nhất còn lại cả đời người”.

(Đặng Anh Đào, Trích Quà bánh tuổi thơ, sách thí điểm Ngữ văn 7, tập một, trang 144).

Em hãy kể về một món quà bánh em thích nhất khi còn đi học, hay ăn nhất trong suốt thời gian tuổi thơ vừa qua.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO