Các đề luyện tập phân tích thơ môn Ngữ Văn lớp 9 – loga.vn

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Phân tích thơ lớp 9 hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Video Phân tích thơ lớp 9

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Huy Cận(1919-2005) quê ở Vụ Quang,Hà Tĩnh.Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia – Cẩm Phả – Quảng Ninh. Thông qua một đêm đánh cá của một đoàn thyền trên biển, nhà thơ ca ngợi không khí lao động mới, tràn đầy niềm lạc quan, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Bài thơ đã dựng được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc những năm đầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ mở đầu bằng cảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” và kết thúc bằng hình ảnh “Mặt trời đội biển như màu nước-mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. Như vậy là cảnh lao động của đoàn thuyền đánh cá diển ra trong một đêm ròng. Thế nhưng, bài thơ là một bức tranh với những đường nét khoẻ khoắn, màu sắc tươi sáng lạ thường. Đánh cá trên biển mênh mông thực chất là một công việc lao động nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà cả bài thơ là một khúc ca sảng khoái, tràn đầy niềm vui, phối hợp nhạc điệu với những động tác khoẻ mạnh, dồn dập. Bài thơ lặp lại nhiều lần chữ “hát”, và tiếng hát đã thực sự trở thành âm thanh chủ đạo của bài thơ. Cùng với tiếng hát được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, trong bài thơ này, tác giả còn tập trung miêu tả hình ảnh những con cá, những đàn cá gợi lên một bức tranh sinh động về cảnh biển giàu, đẹp. Hình ảnh đàn cá liên tiếp suất hiện, lấp lánh ánh sáng màu sắc như một bức sơn mài: “Hát rằng cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày đệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Cá nục cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em vẩy trắng vàng choé

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông” Giữa khung cảnh biển đêm mênh mông, hình ảnh con người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ biển khơi, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh họ xuất hiện thật gân guốc, khoẻ khoắn: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng – Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã dựng lên hình ảnh những người con lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ tru và hoà hợp với khung cảnh trời nước bao la: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.” Trên cái không gian bát ngát, con thuyền có buồn là trăng, được lái bằng gió lướt sóng đi phơi phới, gợi lên niềm vui niềm tự hoà chân chính của con người mới, làm chủ thiên nhiên, hăng say lao động làm giàu cho Tổ quốc. Huy Cận đã nhìn cảnh đánh cá trên biển khơi bằng con mắt lạc quan phơi phới của mình. Sau một đêm đánh cá trên biển, bình minh lên, đoàn thuyền đánh cá lại trở về bến bãi. Vẫn là câu hát nhưng đây là câu hát tràn ngập niềm vui của con người sau một đêm lao động khẩn trương và đạt sản lượng mong muốn. Thiên nhiên như chia sẻ niềm vui đó: ”Câu hát căng buốm cùng gió khơi” và cảnh trở nên vô cung sinh động. Trên mặt biển mênh mông, đoàn thuyền lao vùn vụt: ”Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền như chạy đua cùng với thời gian với niềm vui háo hức để trở về với bến bờ đang nhộn nhịp đón chờ….

Bài thơ là khúc ca sảng khoái của người lao động đánh cá, thể hiện niềm phấn khởi trước những thành quả lao động của mình. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ là hình ảnh conngười mới làm chủ thiên nhiên, nhiệt tình lao động sản xuất để làm giàu cho tổ quốc, gắn với biển cả quê hương.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ÁNH TRĂNG

Nguyễn Duy(1948) quê ở Thanh Hoá, là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ.. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ.

Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ,bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt: Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

Xem thêm: Bài luận tiếng Anh: 5 chủ đề có mẫu kèm dịch – Step Up English

vầng trăng thành tri kỉ

Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.

Hai dấu mốc thời gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi. Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo:

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.

Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, vầng trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó.

Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì.

Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay.

Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn:

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ.

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy với tứ thơ lạ, độc đáo, cách viết mới mẻ, hấp dẫn, từ ngữ “độc” và hơn hết là tình cảm của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học sâu sắc nhất.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926-2007) quê ở Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ quân đội hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay của ông được viết đầu năm 1948. Bài thơ ca ngợi hình tượng người lính và tình đồng chí keo sơn gắn bó của chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Những người lính cách mạng trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp hầu hết xuất thân từ những vùng quê nghèo khó.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Hình ảnh sóng đôi anh và tôi gợi lên sự gần gũi, thân thương. Anh ra đi từ vùng nước mặn đồng chua của đồng chiêm trũng, tôi đến từ miền đất cày lên sỏi đá của vùng trung du.Hai miền đất khác nhau, hai con người xa lạ nhưng cùng giống nhau ở cảnh nghèo khó. Họ là những con người cùng giai cấp nông dân. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã lên đường cầm súng chiến đấu và gặp nhau trong hàng ngũ quân đội “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Tình đồng chí đã hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng lí tưởng chiến đấu “súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ “súng”, “đầu”’ “bên” tạo nên âm điệu khỏe khoắn nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng. Trong chiến đấu, tình đồng chí đã nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao, niềm vui “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Cái khó khăn, thiếu thốn hiện lên trong đêm rét, chăn không đủ đáp nên phải “chung chăn”,cùng chia sẽ, gắn kết những người đồng đội làm nên những đôi tri kỉ. Đến đây nhà thơ hạ xuống một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ ngắn gọn cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi ngân lên ở giữa bài thơ như một sự phát hiện, một lời khẳng định.Sáu câu thơ đầu tác giả đã lí giải cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại ý thơ đoạn một, mở ra ý thơ đoạn hai. Biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện ở sự thông cảm sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Với lòng yêu nước sâu nặng những chàng trai làng đã rời quê hương lên đường nhập ngũ với thái độ dứt khoát qua từ “mặc kệ”. Nhưng sâu thẳm trong lòng anh là nỗi nhớ quê hương, nhớ những hình ảnh thân thương nhất: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa… Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi sự nghèo nàn, xơ xác, vừa gợi sự trống trải của ngôi nhà, của lòng người ở lại khi người con trai ra trận. Ở nơi chiến trường khốc liệt, các anh hiểu rõ lòng nhau và hiểu cả nỗi niềm của người thân nơi hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Cách nói tế nhị, hợp với tâm hồn người lính nông dân vốn kín đáo trong tình cảm. Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính nhớ nhà. Tình đồng chí đã đem đến cho các anh những tình cảm mới mẻ, vượt lên phạm vi gia đình, làng xóm, quê hương, nâng người chiến sĩ lên trong tình đồng đội, tình giai cấp, lớn hơn là tình yêu nước. Tình cảm ấy khiến họ càng xích lại gần nhau trong cuộc đời người lính biết bao gian khổ:

Xem thêm: Những câu nói hay nhất của gào – Bachgiamedia.com.vn

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”. Những người lính cùng chịu bệnh tật, cùng đói, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh thơ chân thực, xúc động, gợi tả. Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau. “áo anh- quần tôi”, “miệng- chân” để diễn tả sự gắn bó, chia sẻ, giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính. Chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm: thương người như thể thương thân, trong người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấm lòng người chiến sỉ để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt qua mọi gian khổ.

Tình đồng chí được thể hiện cao đẹp nhất qua hình ảnh thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những bàn tay như biết nói đã nói lên bao tình cảm ấm áp, đằm sâu, lặng lẽ mà thấm thía. Hơi ấm bàn tay đã truyền cho nhau sức mạnh, truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tinh thần lạc quan của Cách mạng. Câu thơ vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu sắc, vừa thể hiện sức mạnh của tình đồng chí. Đó là tình cảm cao đẹp chỉ có ở những người lính Cách mạng. Kết tinh vẻ đẹp của những người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong 3 câu cuối bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao và đây là thử thách lớn nhất. Trên cái nền hùng vĩ, khắc nghiệt của thiên nhiên: đêm, rừng hoang, sương muối, nổi bật lên hình ảnh những người lính đứng bên nhau phục kích giặc với tư thế chủ động “chờ giặc tới”. Hình ảnh họ sát cánh bên nhau vững chãi, tràn đầy khí thế lạc quan làm mờ đi cái gian khổ, ác liệt, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh họ khắc đậm lại, tượng hình lại trong chi tiết bất ngờ, độc đáo: “Đầu súng trăng treo”.Đây là hình ảnh đẹp, là sự trải nghiệm và phát hiện của chính nhà thơ từ những đêm phục kích giặc. Súng và trăng cũng làm thành một cặp đồng chí tô đậm cho vẻ đẹp của cặp đồng chí kia. Hình ảnh thơ gợi ra nhiều liên tưởng phong phú, độc đáo và giàu ý nghĩa. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện tượng khốc liệt, trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình yên, thơ mộng, lãng mạn. Súng là chiến sĩ, trăng là thi sĩ. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, giữa chất thép và chất tình, đồng thời cũng la biểu tượng cho thơ ca kháng chiến.

Tóm lại, “đồng chí” là một bài thơ ca ngợi hình tượng người lính và tình đồng chí keo sơn gán bó của họ. Hình ảnh ấy, tình cảm ấy được thể hiện bằng thể thơ tự do với những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, cô đọng, giàu sức biểu cảm .Đây là một trong những bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí hay nhất trong thơ ca Cách mạng Việt Nam.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA

Bằng Việt(1941)tên khai sinh là Nguyễn Bằng Việt,quê ở Thạch Thất,Hà Nội.Ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Bếp lửa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông,bài thơ viết về tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước và được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa. Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỉ niệm khó phai.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Trong câu thơ mở đầu, có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỉ niệm sâu lắng trong kí ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa quê hương cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, đọng lại trong ba dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương”, và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”, hai chữ “nắng mưa” nói lên nỗi cơ cực, vất vả và những khó nhọc mà bà đã trải qua. Cùng với nó, những kỉ niệm về tình bà cháu ùa về thành từng dòng thương nhớ:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Tuổi thơ ấy có những bóng đen ghe rợn, những kỉ niệm buồn thương sâu đậm về nạn đói năm 1945. Đó là mùi khói hun nhèm mắt cháu, cay xộc của những đắng cay, vất vả, những rách nát, cơ cực lầm than mà bà đã nuôi nấng cháu từ chính những gì đau thương, mất mát, thiếu hụt ấy. Vậy là ngọn lửa tình bà gắn liền với mùi khói thân thương, nùi khói của sự hi sinh, tảo tần, cơ cực của cả một thời ấu thơ, gọi lại những tiếng tu hú kêu, những câu chuyện ấm áp bà kể.Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoảng mùi khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng. Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm tháng chiến tranh: “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.”

Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời dặn của bà cảm động:“Bố ở chiến khu bố còn việc bố-Mày có viết thư chớ kể này kể nọ-Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ VN ta từ xưa,hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư. Khổ thơ tiếp theo, hình ảnh bếp lửa chuyển thành ngọn lửa lan tỏa mãnh liệt, chân thành của tình bà cháu:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵ

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO