Nhà văn Thạch Lam được mệnh danh là gì? Phong cách nghệ thuật

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Phong cách sáng tác của thạch lam hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn xuôi xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam ở giai đoạn năm 1930-1945. Để hiểu rõ hơn về tiểu sử, phong cách nghệ thuật sáng tác cũng như những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

Nhà văn Thạch Lam được mệnh danh là gì?

Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, sinh ra tại Hà Nội, nhưng sống và trưởng thành chủ yếu ở quê ngoại Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình quan chức, có truyền thống văn chương. Gia đình có 7 người con, ông đứng thứ 6. Ngoài Thạch Lam, ông còn có một số bút danh khác như Thiện Sỹ, Việt Sinh.

Cha ông là Nguyễn Tường Nhu, làm Thông phán Tòa sứ. Mẹ là Lê Thị Sâm, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng.

nhà văn thạch lam

Xem thêm: Nêu ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng – – Daful Bright Teachers

Năm 1918, cha Thạch Lam bị bệnh qua đời, từ đó một mình mẹ tần tảo làm lụng nuôi 7 người con. Ông học ở Thái Bình được 1 năm chuyển về Hà Nội. Sau đó tham gia kì thi và đỗ tú tài lần nhất nhất, ông thôi học chuyển ra làm báo. Ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn, rồi được phân công biên tập cho hai tờ báo của nhóm là Phong hóa và tờ Ngày nay. Đến tháng 2-1935 ông làm chủ bút tờ báo Ngày nay.

Ông mất ngày 27/6/1942, do mắc phải bệnh lao phổi, hưởng thọ 32 tuổi. Ông ra đi để lại người vợ trẻ và ba đứa con thơ trong cảnh nghèo khó.

Một số tác phẩm tiêu biếu của ông như: Hà Nội băm sáu phố phường, Gió đầu mùa, Ngày mới, Theo dòng, Nắng trong vườn,…

Thạch Lam được mệnh danh là nhà văn của sự tinh tế, của những khám phá nhỏ nhặt nhất trong đời sống.

Phong cách nghệ thuật sáng tác của Thạch Lam

Xem thêm: Tổng hợp công thức toán 12 – Đầy đủ và khoa học – Kiến Guru

Thạch Lam cùng 2 người anh Hoàng Đạo và Nhất Linh đều là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. Nhưng khác với 2 anh, phong cách nghệ thuật sáng tác của ông chủ yếu miêu tả cuộc sống của những người dân nghèo khổ, những số phận hẩm hiu, nhất là trẻ em và phụ nữ.

Thạch Lam nói rằng: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc dự thoát li hay sự quên. Trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.” Ông luôn coi trọng sự thật thà và lên án cái ác, cái xấu xa, giả dối. Chính vì thế, mỗi tác phẩm của ông thường đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.

Ông là người có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Truyện của ông thường cốt truyện đơn giản hoặc không có truyện. Chủ yếu khai thác nội tâm con người với những cảm xúc mong manh trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi câu văn đều rất ngắn gọn, giản dịm trong sáng nhưng cũng rất sâu sắc.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam

Hai đứa trẻ Thạch Lam

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam. Nhờ vẻ đẹp bình dị của cuộc sống thường ngày qua ngòi bút tinh tế của ông đã hấp dẫn rất nhiều bạn đọc. Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn. Câu chuyện chủ yếu xoay quanh hai đứa trẻ An và Liên, vốn có cuộc sống đầy đủ ở phố Hà Nội. Nhưng vì gia đình gặp khó khăn nên phải về quê mưu sinh. Xung quanh hai chị em là cuộc sống tàn lụi của chị Tý, bác Siêu, bác Sẩm,.. nhưng chừng ấy con người sống trong bóng tối nhưng vẫn hy vọng một cái gì đó tươi sáng hơn. Điều này được tác giả thể hiện qua chuyến tàu đêm từ Hà Nội về.

Xem thêm: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam

Qua việc đợi tàu Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt bế tắc của những kiếp người nhỏ bé nhất là những đứa trẻ vừa nâng niu trân trọng khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời ở những con người ấy.

Tình con người trong Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam

Với cốt truyện rất đơn giản, Gió đầu mùa chủ yếu nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo. Mặc dù tình tiết đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng truyện lại khiến khiến độc giả vừa cảm nhận được nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người nồng ấm, thiêng liêng và cao quý. Từ đó con người thêm yêu quý nhau hơn. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: “Truyện tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người”.

Xem thêm: Nhà văn Nam Cao những câu nói hay và quan điểm nghệ thuật

Trên đây là những thông tin cần thiết về Thạch Lam, tiểu sử, cuộc đời, phong cách nghệ thuật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để có thêm những thông tin hay khác nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Bài viết liên quan:

  • Phân tích Hạnh phúc của một tang gia Kèm bài phân tích mẫu
  • Nhà thơ Lý Bạch là ai? Được mệnh danh là gì? Tác phẩm
  • Tiểu thuyết Sông đông êm đềm PDF Download (And Quiet Flows the Don)
  • Nhà văn Tô Hoài tên thật là gì? Sinh năm nào, mất năm nào
  • Nhà thơ Hữu Loan: Tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp và tác phẩm
  • Nhà văn Kim Lân quê ở đâu? Được mệnh danh là gì, cuộc đời sự nghiệp

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử