Hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ văn hóa, thể thao

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Quyết định thành lập câu lạc bộ văn nghệ hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Câu lạc bộ văn hóa, thể thao các cấp là nhân tố chủ yếu để phát triển phong trào văn hóa, thể thao; bồi dưỡng, phát triển được nhiều cá nhân xuất sắc, góp phần đem lại nhiều thành tích tiêu biểu cho phong trào địa phương.

Nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, thể thao cơ sở, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã có hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đối với câu lạc bộ thể dục, thể thao thì thủ tục thành lập, công nhận và hoạt động thực hiện theo Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể thao cơ sở, Quyết định số 1080/QĐ-UBND-HC ngày 27/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Các Hội, liên đoàn, câu lạc bộ thể thao (gọi chung là hội) thành lập và hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Trình tự thành lập câu lạc bộ – đội – nhóm văn nghệ quần chúng (sau đây gọi tắt là CLB) được thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, gồm các bước: Điều tra nhu cầu bằng phiếu hoặc phỏng vấn số lượng người có cùng sở thích về loại hình nào đó thì tiến hành thành lập CLB; Tìm và vận động các thành viên tham gia CLB; Lập Ban Chủ nhiệm; Xây dựng Nội quy – Quy chế hoạt động của CLB; Đơn xin thành lập CLB (gửi cơ quan chủ quản); Nội dung kế hoạch hoạt động và phương hướng hoạt động; Cơ quan chủ quản xem xét ra Quyết định thành lập CLB và Công nhận Ban Chủ nhiệm Lâm thời; Đề nghị chuẩn y thành lập; Tổ chức ra mắt CLB.

Đồng thời, các CLB phải có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với CLB đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

Về thủ tục thành lập CLB căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, thủ tục thành lập CLB gồm có: Đơn xin phép thành lập CLB; Dự thảo điều lệ; Dự kiến phương hướng hoạt động; Danh sách những người trong ban vận động thành lập CLB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập CLB; Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội; Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Về thẩm quyền quyết định thành lập CLB: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010: “2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách, sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã”.

CLB tại cấp huyện, tỉnh nếu hoạt động trong Trung tâm Văn hóa thì áp dụng Thông tư 03/2009/TT-BVHTTDL và Thông tư 01/2010/TT- BVHTTDL. CLB tại xã, thôn, cơ quan, đơn vị nhà nước là tổ chức tự quân, tự thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật./.

Kim Ngọc

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO