Soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh – Doctailieu

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Soạn bài sóng hay nhất và đầy đủ nhất

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh và trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Sóng (Xuân Quỳnh), giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu. Qua đó, học sinh cũng nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 dưới đây các em không chỉ soạn Sóng – Xuân Quỳnh tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Tham khảo: Sơ đồ tư duy bài Sóng – Xuân Quỳnh Cùng tham khảo ….

Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) siêu ngắn gọn

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn nhất trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Câu 1 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời:

– Âm điệu, nhịp điệu bài thơ: nhịp thơ là nhịp sóng lúc dạt dào sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng.

– Âm hưởng nhịp nhàng đó được tạo nên bằng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ thường là không ngắt nhịp và được nối vần qua các khổ thơ liên kết. Tả nhịp điệu bên ngoài của sóng cũng là để tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn sôi nổi, thiết tha, khát khao.

Câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

– Lớp nghĩa tả thực: sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

– Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

Câu 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Trả lời:

– Mối quan hệ giữa sóng và em: Xuân Quỳnh không so sánh em như sóng mà trực tiếp hóa thân vào sóng. Vì thế, sóng với em tuy 2 mà 1, sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em trong tình yêu.

– Nghệ thuật kết cấu của bài thơ: Con sóng của biển cả và con sóng của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu song hành với nhau, từ đó tạo nên kết cấu song hành trong toàn bộ bài thơ.

– Sự tương đồng giữa sóng và em:

+ Sóng luôn tìm ra bể cũng như em luôn tìm đến tình yêu đích thức

+Sóng luôn dạt vào bờ cũng như em luôn nhớ tới anh

+ Sóng luôn tan ra giữa đại dương cũng như luôn hi sinh, dâng hiến trong tình yêu.

Câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị, tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm vừa phong phú, phức tập vừa tha thiết, sôi nổi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.

Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết, đầy đủ và hay nhất trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Bài 1 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời:

– Câu thơ ngắn, đều (5 chữ)

– Về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:

+ Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập

+ Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

+ Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

– Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển:

Dữ dội/và dịu êm (2/3)

Ồn ào/ và lặng lẽ (2/3 Sóng/ không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng/ tìm ra tận bể (1/4)

– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

– Những âm điệu, nhịp điệu ấy được tạo thành bởi các yếu tố:

+ Những câu thơ liền mạch, không ngắt nhịp

+ Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần

+ Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển.

Xem thêm: Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, công dụng câu cầu khiến?

Bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời:

– Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển – dạt dào, nhẹ nhàng. Song song cùng hình tượng “sóng” là “em” để diễn tả tình yêu.

– Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Dường như sóng không chấp nhận được sự nhỏ hẹp của lòng sông mà phải toả ra với cái rộng dài: biển cả. Bước đi của sóng cũng là hành trình tìm đến khát vọng – khát vọng tự nhiên, chân chính, vươn tới cái đẹp, cái vĩnh hằng, trường tồn và bất tử. Khát vọng vươn ra tận bể của con sóng chính là khát vọng của tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

– Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình – tình yêu sánh ngang biển lớn, sánh ngang cuộc đời:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực.

– Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

– Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

“Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn ngàn cách trở”

Trong nỗi nhớ da diết này, nhà thơ thể hiện sự thuỷ chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu – cuộc sống: Tình yêu nào rồi cũng đến bến bờ hạnh phúc.

– Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua”

Niềm lo âu, sự nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, thể hiện niềm khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại – ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền chặt của tình yêu, hạnh phúc.

– Khổ 9: Ước nguyện chân thành được hoà mình vào biển lớn, vào tình yêu cuộc đời:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ…

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

=> Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

Bài 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Trả lời:

– Giữa sóng và em có quan hệ tương đồng, vì các chi tiết về “sóng” chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em”. Chúng có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một -> hình tượng này tuy hai mà một. Kết cấu song hành đó làm tăng hiệu quả của sự nhận thức và khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

– Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng giống như sóng biển, đa dạng và biến hoá, mạnh mẽ và thuỷ chung. Rồi cô ước ao hoá thành con sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu”. Đây là kết cấu của một bài thơ trữ tình khó phân thành đoạn rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu cần phải chia thành mấy đoạn, có thể chia như sau:

+ Đoạn 1: 4 câu đầu (ngẫu hứng về con sóng và tình yêu).

+ Đoạn 2: khổ 2, 3 (lí do, nguyên cớ của cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

+ Đoạn 3: từ khổ 5 đến khổ 8 (Nối tiếp cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

+ Đoạn 4: khổ cuối (Kết thúc bài thơ bằng ước vọng tình yêu vĩnh hằng).

– Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn với những con sóng. Sự tương đồng đó là:

+ Đa dạng, muôn hình muôn vẻ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

“Con sóng dưới lòng sâu

Xem thêm: Khối D78 gồm những môn nào? ngành nào? Trường gì?

Con sóng trên mặt nước”

+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

+ Mãnh liệt, sâu sắc:

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

+ Thủy chung:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Cứ như thế, sóng và em xoắn xuýt, sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập với nhau, hoà tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng của Xuân Quỳnh.

– Với nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em – âm điệu dào dạt, bài thơ là bản tình ca ca ngợi tình yêu chân thành, mãnh liệt, thủy chung, thể hiện tâm hồn đôn hậu mà trẻ trung, sôi nổi trong khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

Bài 4 trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị, tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có đặc điểm:

– Chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu, một khi đã yêu thì ai cũng yêu hết mình, không có gì ngăn trở được đặc biệt người phụ nữ lại càng như vậy.

– Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy,…

-> Khát vọng mãnh liệt, nhớ nhung da diết và đặc biệt là niềm chung thủy sắt son, bền vững trong tình yêu.

– Tình yêu của người phụ nữ rất đời thường, từ cực này sang cực khác, ước vọng của họ cũng rất khiêm nhường, chỉ mong được làm “con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ”, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chật hẹp, tầm thường mà luôn vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”.

>> Tham khảo thêm: Kiến thức cơ bản bài Sóng – Xuân Quỳnh

Soạn bài Sóng phần Luyện tập

Câu hỏi luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.

Gợi ý:

Một số bài thơ sử dụng phép so sánh tình yêu với sóng và biển như:

+ Biển (Xuân Diệu)

+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)

+ Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

+ Hai nửa vầng trăng (Hoàng Hữu)

+ Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn)

+ …

Biển (Xuân Diệu)

“Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Xem thêm: Cách dùng WHEN, WHILE, BEFORE và AFTER trong tiếng Anh

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê…

Bờ đẹp đẽ cát vàng

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng…

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt…

Cũng có khi ào ạt

Như nghiến nát bờ em

Là lúc triều yêu mến

Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên gành

Một tình chung không hết,

Để những khi bọt tung trắng xóa

Và gió về bay tỏa nơi nơi

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!”

-/-

Để cảm nhận rõ nét hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm một số đề văn mẫu sau đây:

  • Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (thay thuộc Hà Nội).

– Bà xuất thân từ một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

– Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.

– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

– Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm chính: thơ Tơ tằm – Chồi biếc (in chung 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989), Bầu trời trong quả trứng (thơ việt cho thiếu nhi, 1982) ; truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn (1985).

II. Tác phẩm Sóng

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

– Nội dung chính: Bài thơ Sóng thể hiện tình yêu của người phụ nữ, những cung bậc cảm xúc rất phong phú: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy… đối với người mình yêu.

– Bố cục bài thơ Sóng: 4 phần

+ Đoạn 1: 4 câu đầu (ngẫu hứng về con sóng và tình yêu).

+ Đoạn 2: khổ 2, 3 (lí do, nguyên cớ của cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

+ Đoạn 3: từ khổ 5 đến khổ 8 (Nối tiếp cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

+ Đoạn 4: khổ cuối (Kết thúc bài thơ bằng ước vọng tình yêu vĩnh hằng).

Tổng kết

  • Qua hình tượng Sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
  • Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng rạo rực đầy khát vọng của người phụ nữ đang đắm chìm trong hạnh phúc của tình yêu.

-/-

Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Sóng của Xuân Quỳnh do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn bài Sóng Ngữ văn lớp 12này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử