Duới đây là các thông tin và kiến thức về Soạn văn 8 câu trần thuật ngắn nhất hay nhất và đầy đủ nhất
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 8: Câu trần thuật mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn Văn: Câu trần thuật
Bài giảng: Câu trần thuật
I. Đặc điểm hình thức và chức năng- Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lạitrong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.- Những câu này dùng để:+ Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).+ Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).+ Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).+ Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật đượcdùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năngchính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.
II. Luyện tậpCâu 1: Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tìnhcảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm.Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: Cảm ơn.
Câu 2:- Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấuchấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai(trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.- Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp củađêm trăng sáng.
Câu 3:- Xác định kiểu câu:+ Câu (a): Là câu cầu khiến.+ Câu (b): Là câu nghi vấn.+ Câu (c): Là câu trần thuật.- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câusau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).
Câu 4:- Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.- Các câu này dùng để:+ Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.+ Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mụcđích cầu khiến.
Câu 5:- Đặt câu trần thuật dùng để:+ Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.+ Xin hỗi: Em xin lỗi anh.+ Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.+ Chúc mừng: Cô chúc mừng em.+ Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.
Câu 6:- Cậu mới mua cuốn sách “Kính vạn hoa – toàn tập” của Nguyễn Nhật Ánh đấy à?- Mình vừa mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ đấy.- Ôi! Quyển sách mới tuyệt làm sao!- Mình cũng rất thích.- Khi nào đọc xong, cậu cho mình mượn nhé!
Xem thêm
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan