Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Soạn văn 8 lựa chọn trật tự từ trong câu hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu
Phần II
MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ LỰA CHỌN, SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ
Câu 1 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?
a) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Xem thêm: Phân tích nhân vật Chí Phèo, ngắn gọn nhất, có dàn ý, cảm nhận hay
b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời:
– Trong ví dụ (a), trật tự từ trong cả hai phần in đậm đều thể hiện thứ tự trước sau của các hành động.
– Trong ví dụ (b), trật tự từ trong phần in đậm thứ nhất thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật (cũng có thể trật tự ấy thể hiện thứ tự xuất hiện của các nhân vật). Còn trong cụm từ in đậm còn lại, trật tự từ tương ứng với cụm từ đứng trước đó, tương ứng với những vật dụng mà các nhân vật, trước đó mang theo (cai lệ mang roi, người nhà lí trưởng mang thước và dây thừng).
Câu 2 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây:
a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Xem thêm: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng … – Luật Hoàng Phi
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Trả lời:
a. Cách sắp xếp này tạo âm hưởng ngân vang, du dương.
b. Cách sắp xếp này không tạo được dư âm cho câu văn
c. Cách sắp xếp này không tạo được nhạc tính cho đoạn văn.
Xem thêm: Kỹ năng phân tích một đoạn trích văn xuôi – ThayHieu.Net
Câu 3 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Từ các điều đã phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
Trả lời:
Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó, như:
– Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động.
– Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
– Có tác dụng liên kết với các câu khác trong văn bản
– Trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm và lời nói.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan