Văn lớp 4 tả đồ dùng học tập – Văn mẫu hay và sáng tạo nhất

Dưới đây là danh sách Tả về đồ dùng học tập lớp 4 hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Video Tả về đồ dùng học tập lớp 4

Văn lớp 4 tả đồ dùng học tập

Văn lớp 4 Tả đồ dùng học tập là một bài học hay và quan trọng. Nó là dạng bài thực hành giúp các em vận dụng các kiến thức đã học về quan sát và miêu tả đồ vật. Đây là kiểu bài các em phải học và áp dụng qua nhiều kiểu đề. Qua bài viết dưới đây, Baiontap.com sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và cung cấp một số bài làm tham khảo Văn lớp 4 tả đồ dùng học tập chi tiết nhất. Mời các em cùng tham khảo.

I. Hướng dẫn lập dàn ý Văn lớp 4- Tả đồ dùng học tập

1. Tìm hiểu đề

Đề bài: Tả đồ dùng học tập

Với đề bài này thì các em chọn ra đồ dùng học tập mà các em yêu thích. Đó là món đồ phục vụ quá trình học tập mà em cảm thấy thân thuộc như thước kẻ, bút chì, cặp sách, bàn học,…Các em tập trung miêu tả bên ngoài, bên trong của đồ dùng. Qua đó, các em thể hiện tình cảm với đồ dùng mà mình yêu thích

2. Tìm ý phù hợp với đề bài

Với bài văn lớp 4- Tả đồ dùng học tập sẽ có các ý các em cần làm nổi bật trong bài như sau:

  • Giới thiệu về đồ dùng học tập đó là gì? Tại sao em lại yêu thích đồ dùng đó?
  • Miêu tả về đồ dùng học tập
  • Tả bao quát đồ dùng học tập
  • Tả chi tiết đồ dùng học tập
  • Công dụng của đồ dùng học tập đó là gì
  • Nêu lên tình cảm, suy nghĩ của em về đồ dùng học tập đó

3. Lập dàn ý cho bài văn tả đồ dùng học tập

Dàn ý cho bài văn tả đồ dùng học tập thường có các cấu trúc như sau. Các em cần bám sát vào bố cục để làm bài đúng hướng:

Lập dàn ý cho bài văn tả đồ dùng học tập

3.1 Mở bài gián tiếp (3-4 dòng)

Xem thêm: Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 4 ❤ 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất – SCR.VN

Giới thiệu đồ vật

  • Đồ dùng em định miêu tả là gì
  • Nêu lý do tại sao em yêu thích đồ dùng đó so với các đồ dùng khác

3.2 Thân bài Văn lớp 4 Tả đồ dùng học tập

  1. Tả bao quát đồ vật (3-4 dòng)
  • Miêu tả hình dáng
  • Miêu tả kích thước
  • Miêu tả màu sắc
  1. Tả chi tiết (10-15 dòng)
  • Đồ dùng học tập đó có mấy bộ phận
  • Mỗi bộ phận có đặc điểm gì
  1. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng)

Nêu lên 2-3 công dụng. Vì mỗi đồ dùng có những công dụng nổi bật khác nhau.

  1. Kể kỉ niệm của em với đồ dùng đó (2-3 dòng): Như đi học, đi thi, đi chơi,…
  1. 2 Kết bài mở rộng

Nêu cảm nghĩ của em về đồ dùng học tập đó. Nó như người bạn thân thiết đồng hành với em trong mọi buổi học.

4. Viết bài theo dàn ý

Các em học sinh lưu ý nên viết trước dàn ý bài làm tả đồ dùng học tập trước. Sau đó mới hoàn thiện vào vở, để tránh thiếu các ý quan trọng. Ngoài ra, đây là dạng bài miêu tả do đó các em cần viết những câu văn bày tỏ cảm nghĩ của mình về đồ dùng đó. Không nên sử dụng các lối văn kể quá nhiều.

II. Một số bài văn lớp 4 Tả đồ dùng học tập tham khảo

Dưới đây là một số bài văn lớp 4 tả đồ dùng học tập Baiontap.com cung cấp giúp các em tham khảo:

Bài tham khảo 1 – Tả đồ dùng học tập – cây bút chì

Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn như các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này

Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .

Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.

Xem thêm: Công thức, cách tính Diện tích tam giác cực hay, chi tiết – Toán lớp 10

Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì than lộ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.

Bài văn lớp 4 tả đồ dùng học tập tham khảo

Bài tham khảo 2 – Tả đồ dùng học tập – chiếc cặp sách

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cảm ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc.

Xem thêm: Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp

Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấy vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác.

Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Bài tham khảo 3: Tả đồ dùng học tập – cây bút máy

Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: “Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!”. Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.

Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.

Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không gỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực.

Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử