Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Thi trung hữu họa là gì hay nhất và đầy đủ nhất
Thi trung hữu họa là gì?
1. Khái niệm thi trung hữu họa.
Thi trung hữu họa nghĩa là trong thơ có họa. Nói cách khác, trong tác phẩm thơ ca, ngôn từ có tác dụng khơi gợi liên tưởng một bức tranh gồm cảnh tượng, hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối,… rất tinh tế.
Thi trung hữu họa là một nguyên tắc sáng tác quan trọng mà các nhà thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam thường nhắc đến. Ở hội họa, khả năng ghi nhận sự phong phú của bức tranh thiên nhiên và đời sống thông qua bố cục không gian chặt chẽ. Muốn trình bày ý cảnh một cách sinh động, muốn biến các hình ảnh chỉ tồn tại bên trong tinh thần, thơ cổ điển cần nhờ tới phương thức biểu đạt của hội họa.
Ở thời Tống, tính thơ trong họa, tính họa trong thơ rất được nhiều người chú ý. Trương Giới đã bình luận hai câu thơ trong Tuế hàn đường thi thoại: “Tái vân đa đoạn tục, biên nhật tiểu quang huy” trong bài thứ 18 của chùm 20 bài thơ Tần Châu tạp thi của Đỗ Phủ là: “hai câu thơ đã vẽ nên phong cảnh biên tái” (thử lưỡng cú họa xuất biên tái phong cảnh dã). Sau này, Dương Vạn Lý, Phạm Thành Đại cũng nói đến tính họa trong thơ. Nhưng nổi tiếng nhất là lời bình của Tô Đông Pha về Vương Duy: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa, xem tranh Ma Cật, thấy trong tranh có thơ. Thơ rằng “Khe xanh đá trắng lộ. Ngọc xuyên lá đỏ thưa, đường non mưa chẳng đến, ướt áo màu xanh xưa”. Tô Đông Pha nhìn thấy đặc điểm của hội họa trong thơ và đặc điểm thơ trong tranh Vương Duy. Đó chính là sự thâm nhập vào nhau giữa thi và họa. Hay đó là sự dung hợp giữa thơ và họa thơ trong họa, họa trong thơ hoặc là: “thi họa nhất trí”, “thi họa nhất luật”, “thi họa hợp bích”. Thi là họa có lời, họa là thơ không lời. Chữ Hán với các nguyên tắc cấu tạo tượng hình, tượng thanh, hội ý là biểu tượng của thơ ca.
Sự hình thành một bài thơ là cả một quá trình rất phức tạp, nó bắt đầu từ những tình cảm nảy sinh trong tâm làm cho cảm hứng trỗi dậy. Và đồng thời những hình ảnh có thật trong thực tế sẽ khơi gợi liên tưởng, nhắc nhở các hình ảnh có sẵn trong tiềm thức, trong kho kinh nghiệm sống của các nhà thơ, và cũng chính nhờ đó, mà những ý tưởng mông lung, mơ hồ ban đầu dần dần hình thành và sáng rõ giúp nhà thơ tìm được cái tứ thích hợp, độc đáo cho thơ của mình. Vì thế, mà tứ thơ được hình thành là do kết quả của sự xuyên thấm, hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa ý tưởng và những hình ảnh thực tế khách quan.
2. Vì sao có thể nói “thi trung hữu họa”?
Thơ ca, âm nhạc và hội hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, đặc biệt là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu. Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu.
Nói “thi trung hữu họa” bởi vì văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú.
Bút pháp thi trung hữu họa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan