Dưới đây là danh sách Thước kẻ đa năng của thầy nguyễn trung nghĩa hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Đôi chân diệu kỳ
Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1951- khi lên 4 tuổi, Ký gặp bạo bệnh dẫn đến liệt 2 tay. Nhìn đôi tay mềm oặt của con, bố mẹ Ký chỉ biết khóc, thương cho số phận của con mình.
Năm lên 7 tuổi, thấy các bạn đồng trang lứa được đến trường, hằng ngày Ký cũng lân la xung quanh các lớp học. Nhiều lần chứng kiến cậu bé phía ngoài chăm chú quan sát, lắng nghe bài giảng, cô giáo dù rất thương tình nhưng đã đến gặp và nhờ bố mẹ Ký giữ em ở nhà để các bạn trong lớp tập trung học.
Xem thêm: 200 Đề thi Lịch Sử 11 năm 2023 (có đáp án) – VietJack.com
Kể từ đó, Ký không đến lớp mà lang thang hết trong nhà đến ra vườn. Thấy chim tha mồi bằng mỏ, Ký bắt chước tập viết bằng miệng nhưng không thành. Thấy gà bới đất, Ký bắt đầu lấy chân quặp viên gạch tập viết. Chuỗi ngày khó khăn đánh vật với từng con chữ từ đó bắt đầu. Lúc mới học, Ký tập viết chữ O, chữ V, lâu dần chuyển qua viết các chữ cái khác. Tận mắt chứng kiến tinh thần ham học của Ký, cô giáo đã đồng ý cho Ký vào lớp.
Nhận thức được những hạn chế của bản thân, Ký nỗ lực đêm ngày để tập sử dụng các dụng cụ học tập như bút, thước kẻ, compa…; sau đó tiếp tục tập cầm các dụng cụ trong gia đình để phục vụ nhu cầu cuộc sống mà không phải cậy phiền ai. Thời gian trôi đi, thấm thoắt Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một chàng trai ham học và thạo tất cả công việc, chỉ có điều, mọi việc đều được Ký thực hiện bằng đôi chân.
Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc. Với thành tích xuất sắc đứng thứ 5, ông được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý lần hai.
Lên cấp 3, theo lời động viên của bạn bè khắp cả nước gửi thư về, ông đã chọn ngành Văn học. Năm 1966, ông được Đại học Tổng hợp Hà Nội gửi giấy mời nhập học ngành Ngữ văn. Suốt thời sinh viên, nhiều lúc lâm trọng bệnh phải vào viện điều trị nhưng ông chưa một ngày rời xa đèn sách. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp; cùng năm đó ông cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam với tựa đề: “Những năm tháng không quên”.
Xem thêm: Viết thư UPU: Giới thiệu đất nước mình hay nhất – Văn mẫu lớp 7
Tấm gương phấn đấu phi thường
Sau khi tốt nghiệp đại học, theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê nhà Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên. Vì không có đôi bàn tay như bao thầy giáo khác, ông đã trăn trở và tìm ra cách thức dạy học phù hợp và hiệu quả nhất. Theo đó, ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Ông vừa dạy vừa dùng chân kéo tờ giấy che ở ngoài từ từ xuống để những con chữ xuất hiện. Học sinh đặc biệt thích thú với mỗi tiết học của thầy Ký vì bài giảng của thấy không khô cứng mà mềm mại, độc đáo, cuốn hút, nhớ lâu.
Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông là nhà giáo viết bằng chân đầu tiên được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Xem thêm: Tranh tô màu công chúa phép thuật Winx – Thủ Thuật Phần Mềm
Năm 1993, ông vào TP Hồ Chí Minh chữa bệnh. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh để được ở gần các bệnh viện lớn, thuận lợi cho việc chạy chữa, điều trị.
Từ năm 1994 – 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến. Hằng ngày, ông đến các trường cấp 2 nghe giáo viên giảng bài, ngồi cuối lớp chép và tóm tắt lại những ý chính, sau đó về nhà viết lại. Bằng sự say mê và trí tuệ, nhiều chuyên đề góp ý của ông trở thành những bài lý luận giàu ý nghĩa thực tiễn. Ông từng được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xét tặng danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết” vào năm 2005.
Thời gian sau này, ông được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho thế hệ trẻ tại các THCS, THPT, THCN, cao đẳng, đại học cả nước với tổng số khoảng 1.500 buổi . Ông cũng có giai đoạn phụ trách công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1088. Vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông vừa viết truyện và đã vinh dự được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm của ông được nhiều thế hệ biết đến, điển hình như các tập Hồi ký: Tôi đi học, Tôi học đại học, Tôi đi dạy học, Tâm huyết trao đời…
Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ GD&ĐT cho vào những trang sách giáo khoa để giáo dục ý chí, nghị lực và tinh thần vượt khó. Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương “Hạt giống tâm hồn” của Việt Nam được vinh danh.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan