4 điều cần biết khi tỉa chân nhang để đón tài lộc trong năm mới

Dưới đây là danh sách Tỉa chân nhang khi nào hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu

Năm hết Tết đến, các gia đình rất chú trọng việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ thật sạch sẽ, chỉn chu để đón ông bà, chư Thần linh cùng về ăn Tết với gia đình, bắt đầu một năm mới sung túc, an vui và may mắn.

Đối với nhiều người, bát hương là một vật rất linh thiêng và cần cẩn trọng khi động chạm nên sinh ra nhiều điều kiêng kỵ. Vậy gia chủ cần hiểu rõ những điều dưới đây khi tỉa chân nhang để có được điều tốt đẹp mà không sợ phạm vào tâm linh qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

1. Tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất?

Quan niệm dân gian cho rằng, chân nhang phải đúng đến 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo mới được tỉa. Cho nên, nhiều gia đình để chân nhang ngút ngàn từng chồng, từng lớp lên.

Tuy nhiên, theo quan điểm đạo Phật, chúng ta có thể thường xuyên tỉa chân nhang, không cần đợi đến ngày ông Công ông Táo mới tỉa. Chân nhang đầy nên rất dễ cháy, có thể gây hỏa hoạn.

Nhiều gia đình để bát hương từ năm này qua năm khác không tỉa vì sợ mất lộc (ảnh minh họa)

Nhiều gia đình để bát hương từ năm này qua năm khác không tỉa vì sợ mất lộc (ảnh minh họa)

Xem thêm: Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (mới 2023 + Bài

Thực chất, bát hương chỉ là một vật tượng trưng để chúng ta bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh; có thể là thần Phật, ông bà tiên tổ. Bát hương cũng giúp chúng ta chú tâm, hướng tâm đến và kết nối với thế giới tâm linh. Nếu chúng ta trú được tâm, hướng được tâm rồi thì không có bát hương cũng không sao.

Thực tế, ở rất nhiều nước trên thế giới, họ không thờ bát hương nhưng họ vẫn có chuyện tâm linh của họ. Các vị Thánh Tăng, chư Tổ khi vào rừng tu, không có bát hương để khấn cúng Phật, nhưng các Ngài vẫn tu đắc đạo.

Từ bản chất nói trên, chúng ta hoàn toàn có quyền lau chùi, xê dịch, bao sái bát hương thường xuyên. Chúng ta có thể lau chùi, đánh rửa bát hương sạch sẽ rồi lại đặt lên bàn thờ. Việc xê dịch các đồ thờ cúng trên bàn thờ cũng không có vấn đề gì, không sợ bị động, bị phạm vào tâm linh.

Bát hương nên được tỉa hàng ngày để ban thờ luôn được sạch sẽ (ảnh minh họa)

Bát hương nên được tỉa hàng ngày để ban thờ luôn được sạch sẽ (ảnh minh họa)

Còn nếu chúng ta không có thời gian tỉa hàng ngày thì khi chân nhang nhiều, chúng ta rút tỉa vào bất kỳ ngày nào, giờ nào cũng được và với tâm niệm “Con dọn ban thờ cho sạch sẽ để con dâng đồ cúng cho được thanh tịnh” thì chúng ta sẽ được phúc.

Xem thêm: Bao sái bàn thờ: Đừng bỏ lỡ 7 điều này để cả năm may mắn

2. Phụ nữ có được rút tỉa chân nhang?

Xem thêm: Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 – VietJack.com

Quan niệm của một xã hội phụ hệ – trọng nam khinh nữ khiến cho chúng ta một thời luôn xem nhẹ người phụ nữ, cho rằng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, mới được tế tự, thờ cúng; còn nữ giới chỉ kéo theo ma quỷ.

Với góc nhìn Phật giáo, nam nữ bình đẳng về mặt tu chứng và nhiều mặt xã hội, trong đó có việc thờ cúng. Cho nên việc phụ nữ cúng lễ và lau chùi bát hương, rút tỉa chân nhang là điều hoàn toàn bình thường. Kể cả khi đến chu kỳ kinh nguyệt, người nữ vẫn có thể thắp hương, khấn vái, đi chùa lễ Phật, miễn sao giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi thân thể.

Theo Phật giáo, quan điểm phụ nữ không được bao sái ban thờ là sai

Theo Phật giáo, quan điểm phụ nữ không được bao sái ban thờ là sai

3. Tỉa chân nhang nên để lại mấy chân?

Trong việc cúng khấn, các hương linh đủ duyên được về, họ sẽ thọ thực mùi thơm từ hoa quả, mùi hương từ nhang đốt. Khi thắp nhang, chúng ta lấy tâm mình, thắp phần hương thơm để tỏa hương cúng Phật, cúng các hương linh thì mình được phước báu, chứ không phải để lại càng nhiều chân nhang thì sẽ được nhiều phước. Chúng ta không tin theo những điều mê tín như vậy.

Khi tỉa chân nhang, chúng ta có thể để lại ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng. Chúng ta cũng có thể để lại năm chân nhang tượng trưng cho “ngũ phúc” – năm điều tốt lành hoặc tượng trưng cho huyết thống năm đời.

Chân nhang để trong bát hương mang tính chất tiếp nối (ảnh minh họa)

Xem thêm: Nghị Luận Về Bạo Lực Gia Đình ❤14 Bài Văn Về Bạo Hành

Chân nhang để trong bát hương mang tính chất tiếp nối (ảnh minh họa)

4. Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa

Trong giới luật của chư Tăng, những vật cúng trên bàn thờ, kể cả hoa trái dâng lên cúng Phật khi héo tàn cũng không được vứt vào những nơi bẩn thỉu. Chúng ta nên để ra những nơi sạch sẽ hoặc bón vào những gốc cây. Bởi những vật này vừa ở trên bàn thờ cung kính, chúng ta vứt ngay vào những chỗ bẩn thì tâm mình sẽ cảm thấy không lành thiện, không cung kính.

Chân nhang sau khi tỉa, chúng ta đem hóa (đốt), lấy tro bón vào gốc cây. Việc này sẽ giữ tâm chúng ta cho được tốt đẹp, trọn vẹn và an ổn.

Chân nhang sau khi tỉa nên đem hóa đi, lấy tro bón cây (ảnh minh họa)

Chân nhang sau khi tỉa nên đem hóa đi, lấy tro bón cây (ảnh minh họa)

Tỉa chân nhang đúng cách không chỉ giúp chúng ta trọn vẹn tâm linh với chư Phật, chư Thần và ông bà gia tiên, mà còn đem lại điều tốt đẹp cho chính mình và gia đình. Hơn nữa, hiểu đúng bản chất của việc tỉa chân nhang, chúng ta sẽ không còn lo sợ việc động chạm bát hương, mất tài lộc nữa.

Bên cạnh việc tỉa chân nhang đón Tết, quý vị cũng có thể tìm đọc các bài viết, nghe video giảng giải khác của Thầy Thích Trúc Thái Minh để chúng ta biết cách thờ cúng được lợi ích, năm mới được an lạc, hạnh phúc nhé!

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử