9 Bước Giúp Bạn Tự Thiết Kế Website Cá Nhân Chuyên Nghiệp

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tự làm website chuyên nghiệp hay nhất và đầy đủ nhất

Video Tự làm website chuyên nghiệp

Bạn có biết: Bên cạnh CV/resume, một trang web cá nhân ấn tượng cũng là điểm cộng hấp dẫn giúp bạn tỏa sáng giữa vô vàn ứng viên ngoài kia. Hơn thế nữa, bạn còn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân nổi bật, mở rộng network với một website tự riêng mình thiết kế.

Thật thú vị đúng chứ. Nhưng làm sao để có thể tự thiết kế website nếu như bản thân không phải là Web Developer? Tạo website cá nhân như thế nào mới là hiệu quả? Hãy cùng Glints tìm lời giải qua nội dung bài viết này nhé!

Trước hết, bạn cùng tham khảo qua top 10 công cụ hỗ trợ giúp bạn tự thiết kế trang web “sang, xịn, mịn” tại bài viết sau:

Đọc thêm: 10 Trang Web Giúp Tạo Website Cá Nhân Miễn Phí

Tiếp đến, từng bước một cùng Glints thực hiện hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Xác định mục đích rõ ràng

Mỗi website sẽ mang những mục đích khác nhau, vậy nên người thiết kế website cũng sẽ tự “chế biến” chúng trở nên khác biệt để phù hợp với từng nhu cầu cá nhân.

Bạn đang muốn lập website để xây dựng thương hiệu cá nhân? Bạn muốn lập website như một trang blog cá nhân của mình? Hay bạn muốn tạo dựng một kênh mua sắm online cho cửa hàng của bạn?

Việc định hình rõ mục tiêu tạo dựng website cá nhân miễn phí sẽ giúp mọi thao tác trên website thực hiện đúng chức năng mà bạn mong muốn ban đầu.

Đọc thêm: Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân

Bước 2: Định hình đối tượng người xem

Bước tiếp theo bạn cần làm là hình dung đâu là đối tượng người xem trang web của mình, chẳng hạn như: Nhà tuyển dụng, người mua hàng, đối tác, v.v…

Một khi xác định đối tượng hướng đến, bạn sẽ dễ dàng bóc tách hành vi và sở thích của họ để tìm cách thể hiện những thông tin tương ứng, từ đó chọn lựa tính năng, tùy chỉnh cũng như thiết kế giao diện khi tự thiết kế website cá nhân.

Xem thêm: Social media marketing là gì? Cách triển khai social marketing – Glints

Không chỉ về mặt trải nghiệm và giao diện, việc xác định rõ đối tượng người xem sẽ quyết định đến câu chữ bạn dùng trên website cá nhân miễn phí. Nếu người xem chủ yếu là bạn bè, bạn có thể cân nhắc những câu từ mang tính thường thức, vui vẻ; song nếu đó là nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.

Ví dụ, nếu người xem chủ yếu là bạn bè, bạn có thể cân nhắc tự thiết kế website theo hướng thường thức, vui vẻ; song, nếu đó là nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.

Bước 3: Lựa chọn thể loại website cá nhân bạn muốn tạo

Việc xác định rõ lý do sẽ giúp bạn dễ dàng biết được kiểu chủ đề nào sẽ mang đến sự tối ưu nhất trong quá trình tạo website. Cùng Glints tham khảo 3 loại website thường gặp bên dưới đây:

  • Blog: Đây là một phương tiện hoàn hảo để bạn chia sẻ quan điểm cá nhân, các câu chuyện/trải nghiệm của mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể. Blog sẽ giúp làm nổi bật kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp (về cả nói và viết) cũng như tư duy logic, khả năng storytelling của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Portfolio: Có lẽ bạn đang nghĩ rằng portfolio chỉ dành cho người làm sáng tạo, nhưng thực tế, nó là một công cụ vô cùng hữu ích để bạn phô diễn các mẫu công việc hoặc thành phẩm của bản thân. Với website dạng portfolio, bạn có thể chia sẻ về các dự án công việc từng làm, hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm cá nhân – liên quan tới lĩnh vực mà đối tượng người xem của bạn quan tâm.
  • Website một trang (One-page website): Thông thường, các website sẽ có nhiều trang con ở bên trong. Tuy nhiên với one-page website, mọi thông tin đều được thể hiện chỉ trong một trang duy nhất, giúp người truy cập có thể tiếp nhận tất tần tật thông tin nhanh chóng. Bạn phải biết cách cô đọng thông tin hiệu quả khi sử dụng loại trang web này, tránh để website trở nên lê thê, dài dòng, rối rắm.

Bước 4: Chuẩn bị nội dung cho trang web

1. Landing page

Landing page là trang chính mà đối tượng sẽ nhìn thấy ngay lập tức khi truy cập vào website của bạn. Chính vì thế, bạn cần tạo ấn tượng ban đầu thật tốt để giữ chân họ tiếp tục khám phá và đào sâu hơn về cá tính của bạn.

Nếu nội dung landing page (trang chính) của bạn có sự rành mạch, logic, giao diện thân thiện,… người dùng sẽ nhìn nhận bạn là một người chỉn chu, có tư duy tổ chức và có gu thẩm mỹ. Đây sẽ là những điểm cộng vô cùng lớn trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

2. Giới thiệu bản thân

Khi tự thiết kế website cá nhân, đừng quên phần quan trọng nhất, chính là trang “Giới thiệu bản thân”.

Tại đây, những điều bạn trình bày sẽ giúp phản ánh tính cách và con người của bạn. Ngoài giới thiệu tên tuổi, lĩnh vực đam mê, học vấn trước kia, bạn có thể thêm vào một vài sở thích hoặc “fun fact” của bản thân. Hãy đảm bảo rằng trang web này đủ hấp dẫn và khiến mọi người muốn tương tác với bạn.

3. Hình ảnh

Một điều tối kỵ khi tự thiết kế website chính là chỉ sử dụng toàn chữ là chữ. Một website hoàn chỉnh là sự phối hợp ăn ý giữa câu chữ và hình ảnh. Chúng sẽ bổ trợ qua lại để những nội dung bạn thể hiện trở nên sống động và trực quan hơn.

Bạn cũng nên chèn một số hình ảnh của bạn để người truy cập dễ dàng nhận diện và biết họ đang tìm hiểu về con người nào. Tránh những hình ảnh chất lượng kém, phản cảm,… trên website của bạn, vì nó có thể giảm tính thân thiện của trang web và ảnh hưởng trải nghiệm của người xem.

Đọc thêm: Cách Chụp Ảnh Profile Cá Nhân Chuyên Nghiệp

4. Các dự án nổi bật

Nếu bạn đang xây dựng website cá nhân miễn phí cho mục đích thể hiện thương hiệu cá nhân, bạn cần chèn vào đấy những dự án nổi bật.

Xem thêm: Product development – Thuật Ngữ Marketing

Thông qua những dự án ấy, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có những khả năng gì và liệu những khả năng ấy có thể phục vụ được cho công ty của họ hay không.

5. Lời nhận xét từ mọi người về bạn

Sẽ không có gì hữu ích hơn bằng việc tạo website cá nhân có bao gồm lời chứng thực từ những người đã tiếp xúc, làm việc cùng bạn. Điều này có thể làm tăng thêm uy tín và giá trị cho con người của bạn với tư cách là một chuyên gia.

Bạn cũng có thể liên kết trực tiếp những lời nhận xét về bạn trên LinkedIn, nó cũng sẽ đảm bảo tính chân thực của những lời trích dẫn này.

6. Các bài blog

Các bài blog cá nhân sẽ thể hiện rõ nét những suy tư, quan điểm của bạn đối với một vấn đề nào đấy. Thông qua những bài blog như thế, nhà tuyển dụng sẽ đâu đó hình dung được bạn là người như thế nào.

Đồng thời, viết blog cũng giúp cho bạn tăng khả năng viết, kết nối với chính mình và cách truyền đạt thông tin một cách rành mạch, rõ ràng nữa đấy.

7. Thông tin liên lạc

Một lưu ý cần để tâm khi tự thiết kế website cho riêng mình chính là thông tin liên lạc. Sau khi đã nắm rõ về con người, tính cách của bạn, có thể người xem và thậm chí là nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn thông qua một buổi gặp mặt trực tiếp hoặc một lời đề nghị làm việc qua email.

Thế nên, bạn cần đảm bảo rằng website của mình đã cung cấp toàn bộ thông tin liên lạc cần thiết để họ dễ dàng kết nối với bạn ngay lập tức.

Bước 5: Tối ưu hóa nội dung SEO

Không chỉ thiết kế nội dung đơn thuần, bạn cần phải học cách tạo một trang website SEO cơ bản để tăng cơ hội được biết đến.

Nội dung content chất lượng cao là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Điều này đòi hỏi bài viết của bạn nên có chiều sâu và các chi tiết quan trọng. Khi người đọc luôn phải bất ngờ trước lượng kiến thức mới mà bạn mang đến, họ sẽ thấy bạn là một người có góc nhìn mới lạ, ưa khám phá để đào sâu ngóc ngách của một vấn đề.

Bên cạnh đó, bạn cần tìm ra điểm giao nhau giữa những từ khóa tiêu biểu nhất của bản thân và từ khóa được nhiều người truy cập. Website của bạn xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm với kết quả càng cao thì khả năng bạn có thể tiếp cận với đối tượng hướng đến càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 6: Tìm nguồn cảm hứng sáng tạo

Đương nhiên, tự thiết kế website cá nhân cũng đồng nghĩa với việc phát huy óc sáng tạo của bản thân mình. Hẳn bạn sẽ không muốn thương hiệu cá nhân của mình bị gán với những từ khóa như nhàm chán, thiếu ấn tượng,… phải không nào?

Xem thêm: 10 tiêu chí chọn tên miền đẹp và chuẩn seo – Knowledge Base

Trang web của bạn có thể kết hợp những màu sắc mà bạn yêu thích. Hoặc lựa chọn một kiểu chữ phong cách và thú vị mà bạn cảm thấy phù hợp cho từng thành phần của website, chẳng hạn như tiêu đề, nội dung bài giới thiệu, thông tin cá nhân v.v.

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những trang web của người khác để tìm ra những điểm tốt và điểm cần hoàn thiện của họ. Có thế, website của bạn sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn rất nhiều.

Bước 7: Thiết kế giao diện trang web

Nếu chưa từng biết cách tạo website trước đây, có thể đây sẽ là một thử thách khiến bạn cảm thấy quá tải.

Nhưng thực chất, chỉ cần một vài thao tác làm quen, bạn sẽ hiểu rõ cách thức vận hành và dễ dàng thiết kế giao diện trang web của riêng mình nếu dành ra tầm 1 buổi để mày mò về nó. Song, việc thiết kế này cũng đòi hỏi bạn cần biết sơ qua một chút về thiết kế UI/UX để có thể thực hiện một cách hiệu quả.

Tưởng tượng mà xem, ai đó truy cập trang web của bạn giống như ai đó đang bước vào không gian sống của bạn. Nếu những gì họ thấy là thiếu tổ chức và lộn xộn, họ sẽ thoát khỏi trang web của bạn mà không cần thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào khác.

Chính vì thế, bố cục của bạn nên cung cấp đủ không gian âm để tất cả các yếu tố có chỗ để “thở”. Ngoài ra, điều hướng phải trực quan cho khách truy cập trang web để họ có thể truy cập nội dung họ quan tâm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Đọc thêm: Các Nguyên Tắc Thiết Kế UI/UX Cho Giao Diện Trang Web

Bước 8: Thiết lập các yếu tố kỹ thuật

Có một số yếu tố kỹ thuật bạn sẽ phải vượt qua để đưa trang web tự thiết kế của mình hoạt động trên Internet:

  • Domain (tên miền): Tên miền của website cá nhân miễn phí gần dễ hiểu, dễ nhớ và ngắn gọn. Nếu may mắn, bạn sẽ có thể có được một miền bằng tên của mình. Nếu ai đó đã xác nhận quyền sở hữu, bạn có thể phải sáng tạo hơn một chút hoặc chọn các đuôi khác thay thế.
  • Dịch vụ lưu trữ hosting: Để trang web của bạn xuất hiện trên Internet, nó cần được lưu trữ bởi một công ty. Do đó, hãy tìm một kế hoạch lưu trữ phù hợp với ngân sách của bạn và dễ dàng mở rộng quy mô khi trang web của bạn thu hút được nhiều đối tượng hơn. Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ web để bạn lựa chọn, vì vậy hãy đảm bảo thực hiện nghiên cứu kỹ càng nhé!

Bước 9: Chia sẻ website cá nhân của bạn

Sau khi trang web mới của bạn hoạt động, đã đến lúc thông báo cho mọi người về nó. Chia sẻ nó rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội; thêm nó vào phần giới thiệu (bio) của bạn trên các nền tảng mạng xã hội; và thêm liên kết trực tiếp vào chữ ký email của bạn.

Bạn đã nỗ lực rất nhiều để tự thiết kế website cho riêng mình, thế nên đừng ngần ngại cho mọi người chiêm ngưỡng nó nhé! Hơn thế nữa, bạn còn có thể mở rộng mạng lưới và thu hút thêm nhiều lượng truy cập đấy.

Hy vọng với 9 bước cơ bản trên đây, bạn có thể phần nào mường tượng quá trình thiết kế trang web và tự bắt tay vào thiết kế một website cho riêng mình. Cùng chia sẻ với Glints những trải nghiệm thú vị của bạn nhé!

Tác Giả

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend
5 Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend 2023
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media