Thêm gần 2000 ca COVID-19 mới; 3 F0 tử vong

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Tử hay nhất và đầy đủ nhất

Như vậy trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, cả nước ghi nhận tổng cộng 3878 ca mắc COVID-19 mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.561.848 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.841 ca nhiễm).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 654 ca

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.622.127 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 62 ca, trong đó:

– Thở ô xy qua mặt nạ: 56 ca

– Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca

– Thở máy không xâm lấn: 0 ca

– Thở máy xâm lấn: 3 ca

– ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

– Trong ngày 30/4 ghi nhận 3 ca COVID-19 tử vong tại: Bắc Giang (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (1).

– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.191 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

– Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 29/4 có 1.597 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.223.732 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.596.495 liều: Mũi 1 là 70.908.231 liều; Mũi 2 là 68.451.969 liều; Mũi bổ sung là 14.343.895 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.096.311 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.796.089 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.366 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

Xem thêm: Google PageSpeed Insight là gì? Cách tối ưu điểm … – Mona Media

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.661.694 liều: Mũi 1 là 10.213.294 liều; Mũi 2 là 8.448.400 liều.

205 bệnh nhân tử vong, tiên lượng tử vong xin về; 2049 bệnh nhân nặng, nguy kịch đang điều trị

Báo cáo nhanh công tác bảo đảm khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông, COVID-19 từ 7 giờ ngày 29/4 đến 7 giờ ngày 30/4 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tính đến 7 giờ ngày 30/4, tổng số người bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước là 177.753 người.

Trong đó, tổng số người bệnh khám, cấp cứu là 59.664 người bệnh, 22.149 người nhập viên điều trị nội trú, 16.788 người được ra viện và 1.975 người bệnh chuyển viện.

Số người bệnh tử vong bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh, tiên lượng tử vong xin về là 205 người bệnh; số ca nặng, nguy kịch đang điều trị là 2.049 người.

Tiếp nhận gần 3000 người đến khám do tai nạn giao thông

Cũng trong thời điểm từ 7 giờ ngày 29/4 đến 7 giờ ngày 30/4, các cơ sở y tế đã tiếp nhận 2.984 người đến khám do tai nạn giao thông.

Số ca tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị, theo dõi là 1.437 người; số phải chuyển viện là 365 người bệnh và 540 người bệnh được ra viện.

Thời điểm này, đã có 19 người tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh, tiên lượng tử vong xin về là 19 người bệnh. Số ca tai nạn giao thông nặng, nguy kịch đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh là 43 người.

Như vậy, đến 7 giờ ngày 30/4, tổng số người bệnh tai nạn giao thông đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh cả nước là 2.533 người.

Trong ngày 29/4, ghi nhận từ Sở Y tế tỉnh Lào Cai, vào 3 giờ cùng ngày, một vụ tai nạn xe ô tô khách xảy ra tại Km183 cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Hậu quả làm một lái xe tử vong, một người bị thương nặng chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức; 16 nạn nhân còn lại (trong đó có 9 người nước ngoài) vết thương phần mềm nhẹ, được sơ cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai và xuất viện trong ngày.

Tính đến 7 giờ ngày 30/4, cả nước có 3.453 người bệnh COVID-19; trong đó có 76 người trong tình trạng nặng, nguy kịch đang điều trị.

Đánh giá về công tác công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5/2023 và Giỗ Tổ Hùng Vương của các cơ sở y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông, thu dung điều trị COVID-19 phục vụ nhân dân.

Số mắc COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng mạnh

Trước đó, ngày 28/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giổ tổ Hùng Vương, ngày 30/4, 1/5.

Văn bản do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành cho biết, trong tháng 4/2023, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm đã ghi nhận số mắc gia tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Hiện nay hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 (kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao); cùng đó nhu cầu giao thương, du lịch của người dân sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn (nhất là trong thời gian nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4, 1/5/2023 gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5/2023, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung, cụ thể:

Quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch; Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 ban hành kèm Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023;

Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ; tổ chức thường trực phòng chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể.

Tăng cường giám sát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Xem thêm: Cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp đơn giản chi tiết nhất từ A- Z dễ nhớ

Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,…).

Các địa phương cũng cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao như nhóm người cao tuổi, nhóm di biến động, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai.

Đồng thời, chú trọng công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên cán bộ y tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5/2023 và Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày 26/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản về bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5/2023 và Giỗ Tổ Hùng Vương.

Văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành (gọi chung các đơn vị) cho biết, thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 281/CĐ-TTg ngày 20/4/2023 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chỉ đạo và thực hiện tốt các công việc, cụ thể:

Đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ; Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác“- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê lưu ý.

Cùng đó, các đơn vị phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa liên quan các sự kiện tập trung đông người (nếu có) tại địa phương.

Bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh đuối nước, cảnh bảo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch.

Bảo đảm thường trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Báo cáo hàng ngày tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông, COVID-19 và danh sách ca tử vong trên trang cdc.kcb.vn.

Đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ; Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác“- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê lưu ý.

Cùng đó, các đơn vị phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa liên quan các sự kiện tập trung đông người (nếu có) tại địa phương.

Bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh đuối nước, cảnh bảo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch.

Bảo đảm thường trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Báo cáo hàng ngày tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông, COVID-19 và danh sách ca tử vong trên trang cdc.kcb.vn.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng lưu ý trong trường hợp có diễn biến đặc biệt như bùng phát dịch COVID-19 và các dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu thảm hoạ, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị có báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp để kịp thời giải quyết.

Xem thêm: Nhân viên nhập dữ liệu là gì? Mô tả công việc của nhân viên nhập liệu

Đề nghị các đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên để bảo đảm công tác y tế trong kỳ nghỉ lễ cho người dân.

Liên quan đến công tác khám chữa bệnh và điều trị người bệnh COVID-19, trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19, Bộ Y tế mới đây yêu cầu các bệnh viện theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca COVID-19 nặng, gửi xét nghiệm giải trình tự gen.

Đồng thời triển khai Nghị quyết số 30/NQ-CP và Nghị định số 07/2023/NĐ-CP để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho công tác điều trị nói chung và điều trị COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, tuân thủ 2 K+ trong phòng chống dịch

Về các biến thể mới của Omicron xuất hiện tại một số địa phương mới đây, TS.BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Những biến thể phụ này đã được phát hiện trước đây và lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, không có gì là mới lạ.

Đến nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa các biến thể phụ này vào nhóm đáng theo dõi và quan tâm. Hiện nay, chưa có thông tin hay bằng chứng rõ ràng là biến thể phụ này làm tăng mức độ nặng của bệnh.

TS. Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nêu rõ: Vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối với các đối tượng từ 5 tuổi trở lên và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh.

Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh.

Hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo đối với nhóm nguy cơ cao bao gồm người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng lượng công an, quân đội, giáo viên, người cung cấp dịch vụ thiết yếu…), công nhân… cần tiêm mũi cơ bản và tiêm nhắc 2 mũi tiếp theo.

Liều cơ bản đối với vaccine AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna, Vero Cell gồm 2 liều. Liều nhắc lại lần 1 (không tính liều bổ sung) tiêm sau khi hoàn thành liều cơ bản ít nhất 3 tháng. Liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) tiêm sau mũi 3 ít nhất 4 tháng.

Đối với người mắc COVID-19 sau khi tiêm hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm mũi 3 ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế. Tiêm mũi thứ tư 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Bên cạnh việc tiêm vaccine, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc bảo vệ cho mình và người khác tại nơi công cộng bằng cách đeo khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên.

Tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, tuân thủ 2 K + trong phòng chống dịch.

Cũng về công tác phòng chống dịch, TS Ngũ Duy Nghĩa nhấn mạnh: việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 nên được thực hiện thường xuyên, liên tục đặc biệt trong dịp nghỉ lễ dài tới đây. Những người chưa tiêm đủ mũi vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên khẩn trương tiêm đủ mũi để phòng bệnh tốt nhất.

“Với biến thể Omicron thì vaccine COVID-19 vẫn có hiệu quả. Để phòng chống lây nhiễm COVID-19, ngoài việc tiêm đủ các mũi vaccine như khuyến cáo, người dân nên được thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khẩu trang, khử khuẩn”, TS Ngũ Duy Nghĩa nói.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh của UBND TP Hà Nội diễn ra chiều 25/4, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lưu ý, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và khó dự báo, khó đoán định.

Trong khi đó, Hà Nội là địa bàn giao lưu lớn, cũng là nơi tập trung các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương nên lượng người từ các tỉnh, thành phố về rất lớn.

Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 5 ngày, người lao động, học sinh, sinh viên sinh sống và học tập tại Hà Nội sẽ trở về quê.

Do đó, sau kỳ nghỉ lễ, khi họ trở lại thành phố, công tác phòng, chống dịch cần phải được tăng cường và kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo đảm an toàn./.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend
5 Cách tìm kiếm sản phẩm trên TikTok Shop Hot Trend 2023
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Đại sứ truyền thông là gì và có ảnh hưởng như thế nào với doanh
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
Cấu Trúc và Cách Dùng từ Respond trong câu Tiếng Anh
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
App Momo Bảo Trì Đến Khi Nào, Thông Báo Bảo Trì Tính Năng
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media
Branding là gì? Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về Branding – Mona Media