Vật lý 11 Bài 31: Mắt – HOC247

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Vật lý 11 bài 31 mắt hay nhất và đầy đủ nhất

Video Vật lý 11 bài 31 mắt

– Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt cầu.

Cấu tạo quang học cảu mắt

– Từ ngoài vào trong, mắt có các bộ phận sau:

+ Giác mạc: Màng cứng, trong suốt. Bảo vệ các phần tử bên trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

+ Thủy dịch: Chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

+ Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.

+ Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

+ Dịch thủy tinh: Chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu sau thể thủy tinh.

+ Màng lưới (võng mạc): Lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới có điểm vàng V là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất và điểm mù (tại đó, các sợi dây thần kinh đi vào nhãn cầu) không nhạy cảm với ánh sáng.

– Hệ quang học của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt.

– Mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó:

+ Thấu kính mắt có vai trò như vật kính.

Xem thêm: Chữ Ký Tên Giang Đẹp ❤ 50+ Mẫu Chữ Ký Hợp Phong Thủy

+ Màng lưới (võng mạc) có vai trò như phim.

Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim

(frac{1}{f}=frac{1}{d}+frac{1}{d’})

– Với mắt thì d’ = OV không đổi.

– Khi nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) thì f của thấu kính mắt phải thay đổi để ảnh hiện đúng trên màng lưới.

2.2.1. Sự điều tiết

– Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.

– Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất fmax , Dmin.

– Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất fmin, Dmax.

2.2.2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận

– Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn (C_v) . Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ. Mắt không có tật (C_v) ở xa vô cùng ( (OC_v=propto) ).

– Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận (C_c) . Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ. Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi xa mắt.

– Khoảng cách giữa (C_v) và (C_c) gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. (OC_v) gọi là khoảng cực viễn, Đ = (OC_c) gọi là khoảng cực cận.

– Năng suất phân ly của mắt là góc nhìn nhỏ nhất (góc trông vật AB) mà mắt còn phân biệt rõ hai điểm AB.

Xem thêm: Một số phép tu từ ngữ âm trong Tiếng Việt học sinh cần lưu ý – Gia Sư

Năng suất phân ly của mắt

– Góc trông nhỏ nhất (varepsilon = {alpha _{{m_i}_n}}) giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.

– Mắt bình thường (varepsilon = {alpha _{{m_i}_n}} = 1′)

2.4.1. Mắt cận và cách khắc phục

Xem thêm: 55 lời chúc Giao thừa 2023 hay, ý nghĩa nhất để dành tặng người

Đặc điểm

– Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.

fmax < OV

OCv hữu hạn.

– Không nhìn rỏ các vật ở xa.

Cc ở rất gần mắt hơn bình thường.

Cách khắc phục

– Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.

– Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = -OCv

2.4.2. Mắt viễn thị và cách khắc phục

Xem thêm: 55 lời chúc Giao thừa 2023 hay, ý nghĩa nhất để dành tặng người

Đặc điểm

– Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.

fmax > OV.

– Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.

Cc ở rất xa mắt hơn bình thường.

Cách khắc phục

– Đeo một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để:

– Hoặc nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.

– Hoặc nhìn rõ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).

2.4.3. Mắt lão và cách khắc phục

– Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận (C_c) dời xa mắt.

– Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ vật ở gần như mắt bình thường.

– Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. Đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

– Hiện tượng lưu ảnh của mắt là một đặc tính sinh học của mắt, nhờ hiện tượng lưu ảnh này người ta có thể tạo ra một hình ảnh chuyển động khi trình chiếu cho mắt xem một hệ thống liên tục các ảnh rời rạc.

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Kỷ lục giữ sạch lưới cho Argentina của Emiliano Martinez
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
[Ngữ văn 8] Nói giảm nói tránh là gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Cris Phan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, tình cảm của Cris Devil Gamer
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Đề thi GDCD 7 học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2022 – 2023
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
Vùng biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? – Luật ACC
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
MTR là gì trên TikTok? Định nghĩa chính xác về MTR – Macstore
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Ở đây đã có anh chị nào đọc cuốn sách “Không gục ngã” của nhà
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Thần thoại Nữ Oa Thị – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử