TOP 10 mẫu Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Vẻ đẹp của bài thơ câu cá mùa thu hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu – Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Câu ca mùa thu

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu

1. Mở bài

Nguyễn khuyến được tôn vinh là nhà thơ của làng quê Bắc bộ. Ông yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Đọc “Câu cá mùa thu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn mà nhà thơ đã khéo léo ẩn giấu. Đó là tấm lòng đối với làng quê Việt Nam thiết tha và tâm sự của một nhà nho tài danh nhưng bất lực trước thời cuộc.

2. Thân bài

Tâm trạng ưu tư trước thời thế.

+ Bài thơ có nhan đề là Câu cá mùa thu nhưng không chú ý vào việc câu cá mà thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.

+ Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Vì vậy, việc cảm nhận cảnh vật đạt đến sự tinh diệu của nó.

+ Sự tĩnh lặng của ngoại cảnh và tâm cảnh đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ xuất hiện nhiều gam màu xanh và phần nhiều là gam màu lạnh. Cái lạnh của trời thu, cảnh thu hay cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ tỏa ra cảnh vật?

Tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước thể hiện qua sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất nước.

+ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan, miêu tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau.

+ Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết yêu quê hương đất nước, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận và thể hiện được những biến thái tinh vi của đất trời như thế.

Nghệ thuật:

– Nghệ thuật tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.

– Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt điêu luyện.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 1)

Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm “Câu cá mùa thu”, có thể nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối với thời thế của Nguyễn Khuyến.

Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, ví dụ như các câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một cách chận thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả trong đó.

Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp những vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.

Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mfaf lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh thôn dã là vậy những lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình đất nước và luôn đau đáu một nỗi “thẹn” vì sự bất lực của mình.

Sự chờ đợi của người câu cá cũng toát lên những tâm trạng sâu thẳm trong lòng tác giả, đó là một sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng, chỉ lẻ loi có một tiếng động của cá dưới chân bèo, mọi thứ trở nên trống không, im ắng lạ thường, nó góp phần làm tăng thêm sự tĩnh lặng và vắng vẻ của không gian mùa thu. Có thể thấy cảnh câu cá mùa thu là một cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn, mọi cảnh vật, chuyển động đều rất khẽ, cái tĩnh lặng đã bao trùm mọi cảnh vật những lại được gợi lên bằng chính những cái động rất khẽ. Đây là một thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc, lấy động tả tĩnh, bên cạnh đó việc sử dụng những từ “eo” trong bài thơ lại càng tạo nên sự vắng lặng, im lìm trong khung cảnh mùa thu, càng thu nhỏ không gian hẹp lại.

Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” chúng ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín. Khung cảnh mùa thu được vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 2)

Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Mùa thu chính là đề tài nổi bật trong các tác phẩm của ông. Nhắc tới thu trong thơ Nguyễn Khuyến không thể không nhắc tới bài thơ Câu cá mùa thu (Câu cá mùa thu). Bài thơ đã tái hiện bức tranh mùa thu giản dị, đơn sơ và thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu mến thiên nhiên tha thiết, tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Khuyến.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh yên ả, đẹp đẽ được miêu tả nhẹ nhàng qua những câu thơ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Hai câu thơ như 2 nét chấm phá phong cảnh đơn sơ, thanh thoát vẽ lên thần thái riêng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ “ lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Ao nước trong veo, tưởng chừng có thể nhìn thấy đáy, sóng biêng biếc phản chiếu màu cây, màu trời xanh ngắt. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy. Thuyền trôi đi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Dường như nhà thơ đang cảm nhận từng khoảnh khắc của thiên nhiên. Tâm hồn người thi sĩ hiện lên ở đây có một chút cảm xúc có chút cô đơn, nhưng vẫn hòa nhập với không khí chung của không gian, tạo nên một cảm giác mới mẻ, vô cùng hấp dẫn người đọc. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi phát hiện được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.

Tâm hồn thi sĩ còn tinh tế cảm nhận được không gian cảnh vật mùa thu theo cả chiều cao, chiều sâu:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Màu da trời mùa thu dường như ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nếu như ông tả “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” (Thu vịnh ), “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” ( Thu ẩm ) thì đến đây là màu xanh ngắt. Màu xanh ngắt của da trời bởi thế không chỉ đơn giản là sắc màu đặc trưng cảu trời thu mà có lẽ còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh. Ngõ trúc quanh co vắng vẻ. Từ “vắng teo” đặc tả cảnh vắng tanh vắng ngắt, không chút cử động, không chút âm thanh, không một bóng người. Bởi thế, hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người.

Để rồi khép lại bài thơ, Nguyễn Khuyến viết:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Giữa thiên nhiên, hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, giật mình trước tiếng cá “ đớp động dưới chân bèo”. Tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo nhường nào mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Từ “cá đâu” vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Ông dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.

Xem thêm: Kiến thức phân biệt các loại câu trong tiếng Việt

Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã. Tâm hồn tác giả đang mang nặng những mối lo và suy tư về cuộc đời, ngập tràn trong những cảm xúc riêng. Những cảm xúc cô đơn xen lẫn những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời cuộc. Mặc dù viết về vùng nông thôn vùng Bắc Bộ nhưng tâm trạng thi sĩ vẫn mang một nỗi lòng với biết bao nhiêu lo toan và những cái nhìn mới mẻ nhất.

Với những nghệ thuật đặc sắc và những dòng cảm xúc riêng, tác giả đã tái hiện sinh động bức tranh cảnh sắc thiên nhiên mua thu vùng đồng bằng bắc bộ tuyệt đẹp. Đồng thời hòa quyện vào đó nhiều cảnh sắc của tâm hồn. Không chỉ là sự tinh tế, nhạy cảm, yêu mến thiên nhiên mà còn mang nặng những dòng cảm xúc riêng, đó là những cảm xúc của những con người với thời cuộc. Để rồi từ đó, Câu cá mùa thu trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, đặc trưng cho ngồi bút nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ: THU ĐIẾU (CÂU CÁ MÙA THU) (Nguyễn Khuyến) - YouTube

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 3)

Mùa thu chốn làng quê vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nếu “Sang thu” của Hữu Thỉnh mang tới những cảm nhận mới mẻ về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thì ở “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến ta lại thấy một hồn thu man mác buồn. Đọc “Câu cá mùa thu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.

Thông thường, khi nói đến mùa thu, người ta thường đề cập tới những thứ tráng lệ như sen tàn, từng phong lá đỏ, … nhưng “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến lại là một bức tranh mùa thu bình dị, thân thuộc bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến.

Trước hết, để bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước của mình, thi nhân đã cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan: vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác. Trong “Câu cá mùa thu”, thi sĩ cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu. Trong “Câu cá mùa thu” tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu. Đó là cái “lạnh lẽo” của nước ao được cảm nhận bằng xúc giác , là cái “trong veo” của làn nước được cảm nhận bằng thị giác:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Cảnh thu hiện lên đẹp đẽ nhưng đằng sau nó là một nỗi buồn, một tấm lòng trăn trở của thi nhân. Cảnh đẹp nhưng sao buồn thế! Mọi vật đều hững hờ, đơn côi đến vô tình bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây, cảnh thu buồn, cô đơn bởi nhà thơ cũng đang mang nặng cảm giác trơ trọi giữa cuộc đời biến động. Và rồi những hình ảnh vừa quen vừa lạ “ao thu”, “thuyền câu”. Quen bởi đó đều là những sự vật mộc mạc gắn liền với cuộc sống đời thường nơi vùng quê Việt Nam, lạ bởi cảm xúc bâng khuâng, trống trải mà cảnh thu mang lại.

Trong hai câu thực, nhà thơ đã tập trung khắc họa những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, đó là hình ảnh lá vàng, sóng biếc, là những cơn gió thu nhẹ nhưng vô tình. Bức tranh mùa thu mà đã có những vận động cụ thể, thế nhưng không gian vẫn tĩnh lặng gợi tả sự cô độc, đơn côi:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.”

Những nét phác họa tinh tế đã gợi lên trong trí tưởng tượng của ta về không khí một buổi sớm mùa thu rất đỗi yên bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh thu được tác giả miêu tả qua hai câu thơ tiếp:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Trong cái thế sự điên đảo đương thời, ông quan Nguyễn Khuyến đã gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu như bầu trời xanh ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Song những hình ảnh mộc mạc của làng quê lại càng làm ông day dứt vì trách nhiệm của bản thân. Hình ảnh ngõ trúc lúc này gợi lên một sự cô đơn, trống vắng khôn cùng, vắng khách hay ý Nguyễn Khuyến muốn nói tới sự vắng mặt của nhân tài, vắng đi những tâm huyết của nho sĩ lúc bấy giờ.

Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Người xưa có câu “Thủy chí thanh tắc vô ngư” (nước trong quá thì không có cá) ấy vậy nhưng ở đây, tuy là “nước trong veo” nhưng nhà thơ vẫn ôm cần, tâm hồn thì chất chứa những suy tư không thể giãi bày bởi lẽ nhà văn đang đối mặt với một tình cảnh đau xót khi phải bất lực trước xã hội rối rắm lúc bấy giờ. Thông qua bài thơ, Nguyễn Khuyến khéo léo thể hiện mong ước giúp ích cho nước nhà nhưng tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong.

Bài “Câu cá mùa thu” đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một thi sĩ yêu nước, một lòng một dạ vì nước vì dân.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 4)

Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh Việt Nam, khung cảnh làng quê Việt Nam mộc mạc mà gần gũi thân tình đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho cảm hứng sáng tác của người thi nhân. Nguyễn Khuyến viết về thiên nhiên bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu sắc cùng ngòi bút ấm áp giản dị đan xen cùng những tâm sự, quan niệm đã làm nổi bật lên cái “thần”, cái nét rất đặc trưng cho thơ Nguyễn Khuyến. Một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến có thể kể đến là “Câu cá mùa thu”. Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ phác họa đầy sinh động bức tranh mùa thu ở một vùng quê Bắc Bộ mà qua bức tranh đó nhà thơ còn gửi gắm những tâm sự thầm kín, những tình cảm riêng tư. Cảnh thu trong “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyễn thật đặc biệt, thi cảnh vừa trong vừa tình. Cảnh thu đẹp đẽ nhưng cũng thật tĩnh lặng và đượm buồn với những hình ảnh vừa quen vừa lạ “ao thu”, “thuyền câu”. Quen vì đó đều là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với mỗi vùng quê Việt Nam, lạ bởi cảm xúc bâng khuâng, xuyến xao mà khung cảnh mùa thu ấy mang đến trong cảm nhận của người đọc.

Khung cảnh mùa thu dường như trở nên rộng lớn, tĩnh lặng và đơn độc hơn trước cách miêu tả “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Trong hai câu thực, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tập trung khắc họa những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, đó là hình ảnh lá vàng, sóng biếc, là những cơn gió thu nhẹ nhưng vô tình. Bức tranh mùa thu không còn tĩnh lặng tuyệt đối mà đã có những vận động cụ thể, thế nhưng nhịp vận động ấy lại gợi ra nỗi buồn của sự đơn độc, chia phôi: “Sóng biếc theo làn hơi gợi tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” Không gian trong Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng cả những âm thanh thường nhật của cuộc sống: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” Không chỉ hướng đến miêu tả không gian, cảnh sắc mùa thu, đến hai câu thơ cuối Nguyễn Khuyến đã trực tiếp bộc lộ những tâm sự thông qua việc miêu tả chân dung con người trong không gian mùa thu ấy: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” “Cá đâu đớp động” ở đâu không phải hư từ phủ định mà là một đại từ phiếm chỉ. Sự xuất hiện của âm thanh duy nhất trong bài thơ không xua đi được cái tĩnh lặng, tịch mịch của thu cảnh mà dường như càng gợi ấn tượng sâu sắc hơn về sự yên ắng, tĩnh mịch ấy. Cái tĩnh được làm bật lên bởi một từ “động” rất nhỏ, rất khẽ thôi. Lấy động nói tĩnh là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ điển được Nguyễn Khuyến sử dụng rất hiệu quả trong bài thơ này. Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện câu cá của nhà thơ, mượn hành động câu cá, nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận rất đỗi tinh tế về những khoảnh khắc buồn nhưng quý giá của ngày thu. Cảnh thơ buồn tẻ, tĩnh lặng hay đó cũng chính là cái tĩnh lặng trong tâm hồn của nhà thơ.Sự tĩnh lặng, nỗi lòng trong tâm hồn nhà thơ được khắc họa rõ nét thông qua tiếng động của cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động nhỏ đến từ ngoại cảnh lại tô nét cho tâm cảnh tĩnh lặng đến tuyệt đối. Dự tĩnh lặng ấy mang đến cho độc giả cảm nhận về nỗi cô quạnh, u uẩn nhiều tâm sự trong lòng nhà thơ.

Thông qua bài thơ Câu cá mùa thu, ta thấy được hân dung đẹp đẽ trong tâm hồn của Nguyễn Khuyến, nhà thơ không chỉ có tấm lòng yêu thương cuộc sống, tinh tế trong rung động và phát hiện cái đẹp mà còn là con người có lối sống thanh sạch và luôn trăn trở về trách nhiệm với cuộc đời.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu học trò

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 5)

Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh Việt Nam, khung cảnh làng quê Việt Nam mộc mạc mà gần gũi thân tình đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho cảm hứng sáng tác của người thi nhân. Nguyễn Khuyến viết về thiên nhiên bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu sắc cùng ngòi bút ấm áp giản dị đan xen cùng những tâm sự, quan niệm đã làm nổi bật lên cái “thần”, cái nét rất đặc trưng cho thơ Nguyễn Khuyến. Một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến có thể kể đến là “Câu cá mùa thu”.

Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ phác họa đầy sinh động bức tranh mùa thu ở một vùng quê Bắc Bộ mà qua bức tranh đó nhà thơ còn gửi gắm những tâm sự thầm kín, những tình cảm riêng tư.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Cảnh thu trong “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyễn thật đặc biệt, thi cảnh vừa trong vừa tình. Cảnh thu đẹp đẽ nhưng cũng thật tĩnh lặng và đượm buồn với những hình ảnh vừa quen vừa lạ “ao thu”, “thuyền câu”. Quen vì đó đều là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với mỗi vùng quê Việt Nam, lạ bởi cảm xúc bâng khuâng, xuyến xao mà khung cảnh mùa thu ấy mang đến trong cảm nhận của người đọc.

Khung cảnh mùa thu dường như trở nên rộng lớn, tĩnh lặng và đơn độc hơn trước cách miêu tả “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Trong hai câu thực, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tập trung khắc họa những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, đó là hình ảnh lá vàng, sóng biếc, là những cơn gió thu nhẹ nhưng vô tình. Bức tranh mùa thu không còn tĩnh lặng tuyệt đối mà đã có những vận động cụ thể, thế nhưng nhịp vận động ấy lại gợi ra nỗi buồn của sự đơn độc, chia phôi:

“Sóng biếc theo làn hơi gợi tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Không gian trong Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng cả những âm thanh thường nhật của cuộc sống:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Không chỉ hướng đến miêu tả không gian, cảnh sắc mùa thu, đến hai câu thơ cuối Nguyễn Khuyến đã trực tiếp bộc lộ những tâm sự thông qua việc miêu tả chân dung con người trong không gian mùa thu ấy:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Xem thêm: Bài viết về thời tiết bằng tiếng Anh [6 mẫu]

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

“Cá đâu đớp động” ở đâu không phải hư từ phủ định mà là một đại từ phiếm chỉ. Sự xuất hiện của âm thanh duy nhất trong bài thơ không xua đi được cái tĩnh lặng, tịch mịch của thu cảnh mà dường như càng gợi ấn tượng sâu sắc hơn về sự yên ắng, tĩnh mịch ấy. Cái tĩnh được làm bật lên bởi một từ “động” rất nhỏ, rất khẽ thôi. Lấy động nói tĩnh là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ điển được Nguyễn Khuyến sử dụng rất hiệu quả trong bài thơ này.

Bài thơ “Câu cá mùa thu” không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện câu cá của nhà thơ, mượn hành động câu cá, nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận rất đỗi tinh tế về những khoảnh khắc buồn nhưng quý giá của ngày thu. Cảnh thơ buồn tẻ, tĩnh lặng hay đó cũng chính là cái tĩnh lặng trong tâm hồn của nhà thơ.Sự tĩnh lặng, nỗi lòng trong tâm hồn nhà thơ được khắc họa rõ nét thông qua tiếng động của cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động nhỏ đến từ ngoại cảnh lại tô nét cho tâm cảnh tĩnh lặng đến tuyệt đối. Dự tĩnh lặng ấy mang đến cho độc giả cảm nhận về nỗi cô quạnh, u uẩn nhiều tâm sự trong lòng nhà thơ.

Thông qua bài thơ Câu cá mùa thu, ta thấy được hân dung đẹp đẽ trong tâm hồn của Nguyễn Khuyến, nhà thơ không chỉ có tấm lòng yêu thương cuộc sống, tinh tế trong rung động và phát hiện cái đẹp mà còn là con người có lối sống thanh sạch và luôn trăn trở về trách nhiệm với cuộc đời.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 6)

“Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơLẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưaGiếng ngọc sen tàn bông hết thắmRừng phong lá rụng tiếng như mưa.”

Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như “Thu dạ” của Nguyễn Du hay “Ngẫu hứng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài “Thu điếu”. Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.

Xưa nay, khi nói đến mùa thu, các thi nhân thường sử dụng những hình ảnh đẹp tráng lệ như sen tàn, từng phong lá đỏ, lá ngô đồng rụng nhưng đối với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thì hoàn toàn khác, ông đưa vào thơ những khung cảnh quen thuộc như ao thu, ngõ trúc, lá vàng những cảnh vật tuy giản dị nhưng lại phản ánh rất thực mùa thu của làng quê Việt Nam, toát lên được cái hồn dân tộc. Cảnh thu trong thơ Tam Nguyên hiện lên với cái vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng, đầy vẻ thuần Việt chứ không phải mùa thu mượn ở nơi khác.

Con người yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua những vần thơ miêu tả cảnh vật rất thực của ông. Trong “Thu điếu” tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu.

Đầu bài thơ ông viết:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Điểm sơ qua ta nhận ra hình ảnh ngư ông ngồi câu cá trong khí thu lạnh lẽo giữa chiếc ao thu nhỏ hẹp nhưng ẩn chứa trong hai câu thơ vốn là bối cảnh đất nước đương thời. Người xưa có câu: “Thủy chí thanh tắc vô ngư” nghĩa là nước trong thì không có cá. Dù vậy, trong “Thu điếu”, tuy là “nước trong veo” nhưng ngư ông vẫn ôm cần, đó là một việc không thể, tác giả đang làm một việc vô thưởng, vô phạt, đang đối mặt với một tình cảnh đau xót đó là tuy ông là người học rộng tài cao nhưng phải bó tay trước cảnh nước mất mà về dạy học, không mang tài năng ra phụ dân, làm quan vì thời này làm quan chỉ để trở thành con rối cho kẻ khác giật dây. Nguyễn Khuyến luôn mang trong mình mong ước có thể giúp nước nhưng hoài bão ấy không thể cất cánh trong xã hội nhiễu nhương bấy giờ, tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong.

Đúng như ván cờ đang vào hồi bế tắc trong bài “tự trào” của ông “cờ đương dở cuộc không còn nước” – “ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”. Trong mạch cảm xúc ấy, tác giả viết tiếp:

“Sóng nước theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

“Sóng nước theo làn” dùng để tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thu, tưởng chừng như tác giả muốn nói đến cái chuyển động khe khẽ của mặt hồ gợn sóng nhưng thực ra đó chính là thái độ sống mà Nguyễn Khuyến muốn người đời thông cảm, cảm thông cho hành động cáo quan về quê thay thái độ “bình chân như vại” trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc, thậm chí có lúc ông phải dạy học trong dinh của ông quan theo Pháp nhưng tất cả những điều đó chỉ là vài làn sóng gợn trong cuộc đời trong sạch như ao thu của Nguyễn Khuyến, ông vẫn thanh khiết như làn nước kia, vẫn một lòng hướng về Tổ quốc và giữ vững hào khí của người quân tử.

Gam màu lạnh lúc này bị đâm ngang bởi màu vàng của chiếc lá. Nhiều người cho rằng chiếc lá đã khẽ đưa thì không thể có độ “vèo” nhưng thực chất chi tiết này lại rất hợp lí, chữ “vèo” vốn được dùng để gợi tả vẻ thanh mảnh của chiếc lá khi bay hay cũng chính là hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh, thời thế thay đổi trong chớp mắt, khiến tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa trước tình cảnh đất nước đầy đau thương. Nguyễn Khuyến e rằng rồi đất nước này sẽ như chiếc lá vàng kia, mục nát trên nền đất thu.

Cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh thu được tác giả miêu tả qua hai câu thơ tiếp:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo”

Trong cái vận nước điên đảo đương thời, ông quan thanh liêm về hưu liệu có giúp gì cho nước, ông đau xót, tủi hổ và muốn gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu như bầu trời xanh ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Song những hình ảnh mộc mạc của làng quê lại càng làm ông day dứt vì trách nhiệm của bản thân. Hình ảnh ngõ trúc lúc này gợi lên một sự cô đơn, trống vắng khôn cùng, vắng khách hay ý Nguyễn Khuyến muốn nói tới sự vắng mặt của nhân tài, vắng đi những tâm huyết của nho sĩ lúc bấy giờ.

Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo”

Qua hai câu thơ, ta thấy được tâm thế nhàn “tựa gối buông cần” song song với tư thế chờ đợi “lâu chẳng được”, khát vọng phục vụ quê hương của Nguyễn Khuyến luôn dâng trào khiến ông không thể kiên nhẫn ngồi chờ thời. Cõi lòng tác giả bấy giờ như đắm vào dòng suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch đến nỗi chỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm ông thảng thốt. Tiếng cá ở đây cũng có thể xem là tia hy vọng sáng lên giữ bầu không gian có phần yên ắng, ảm đạm, một niềm tin khách quan đưa người đọc đến với bầu không khí đầy hy vọng, một tín hiệu chuyển biến của thời cuộc, một phép màu xuất hiện ngay lúc canh lạc đang bế tắc và thay đổi tất cả.

Qua bài thơ, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần “eo” vốn là từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình.

Bài “Câu cá mùa thu” đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì dân.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 7)

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 8)

Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Nói tới đề tài này trong thơ ca Việt Nam chúng ta có thể kể tới rất nhiều tác giả với những sáng tác xếp vào hàng kiệt tác, trong số đó có Nguyễn Khuyến với chùm ba bài thơ thu. Mỗi bài trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc sắc, và Câu cá mùa thu được đánh giá là “điển hình hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).

Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp đến rộng… Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm… tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co… sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc… gợi lên trong tướng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian… Trong bức tranh thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vận thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bao người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng xúc động. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành đã bao lần đến trên quê hương của mỗi chúng ta.

Xem thêm: Tả Cây Phượng Lớp 4 ❤ 15 Bài Văn Tả Hay Đạt Điểm 10

Cảnh trong Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng… âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời… những trạng thái, màu sắc đó cho thây một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư – một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hoà nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu. Cái tĩnh, cái buồn rõ ràng là trạng thái của cảnh vật ở đây tuy nhiên, đó không phải là cái tĩnh của sự chết lặng, thiếu vắng sức sống, cũng không phải là cái buồn của sự bi lụy, chán chường. Gắn với cái buồn, cái tĩnh này vẫn là sự trong sáng, thơ mộng và sức sống muôn đời bất diệt của thiên nhiên xứ sở.

Phải gắn bó tha thiết với quê hương, phải có một tâm hồn nhạy cảm đến độ nào thì Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện một cách tài tình tất cả vẻ đẹp xiết bao bình dị mà nên thơ của mùa thu làng quê Bắc Bộ vào trong những vần thơ tự nhiên, giản dị đến thế. Thơ thu Việt Nam giàu có, đặc sắc hơn bởi những vần thơ như thế của Nguyễn Khuyến.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 9)

Nguyễn khuyến được tôn vinh là nhà thơ của làng quê Bắc bộ. Ông yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Đọc “Thu điếu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn mà nhà thơ đã khéo léo ẩn giấu. Đó là tấm lòng đối với làng quê Việt Nam thiết tha và tâm sự của một nhà nho tài danh nhưng bất lực trước thời cuộc.

Thơ viết về thiên nhiên, trước hết bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả. Để cảm nhận hết vẻ đẹp của thiên nhiên với những biểu hiện phong phú, đa dạng, tinh tế, nhà thơ đã cảm nhận bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hoà trộn nhiều cảm giác (thị giác với thính giác : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, thị giác vói xúc giác : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo).

Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình cảm quê hương đất nước nếu đó là thiên nhiên của quê hương, Tổ quốc mình. Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết vói quê hương, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thật, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi công thức,.ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.

Một ngư ông lại hững hờ với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng tác giả qua bài thơ là một nỗi u hoài, u hoài nên thì khi trầm ngâm khi lại như giật mình thảng thốt : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ; Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Nỗi u hoài từ tam canh toa lan ra ngoại cảnh, phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng ở Câu cá mùa thu đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Vị Tam nguyên Yên Đổ về sống giữa làng quê, giữa cảnh đời thôn dã nhưng vẫn nặng lòng thời thế, vẫn suy nghĩ về hiện tình đất nước và âm thầm “thẹn” cho sự bất lực của chính mình.

Đặt Câu cá mùa thu trong chùm thơ thu, với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) ta càng thấy rõ tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao Nguyễn Khuyến, ở bài Vịnh mùa thu, tác giả sống trong tâm trạng buồn đến thẫn thờ, ngơ ngẩn, mất cả ý niệm không gian, thời gian. Hoa nở năm nay mà ngỡ là hoa năm ngoái. Ngỗng kêu trên trời nước mình mà ngỡ ngỗng nước nào. Buồn đến nhân hứng” muốn viết thơ mà “nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm – danh sĩ đời Tấn vừa có tài thơ, vừa có nhân cách. Đào Bành Trạch không vì năm đấu gạo mà uốn gối khom I lưng trước thói tục, đã treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ. Tam nguyên Yên Đổ cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà, nhưng so với Đào Tiềm ông vẫn tự cho mình là từ quan hơi muộn. Ở bài uống rượu mùa thu, Nguyễn Khuyến nói chuyện uống rượu nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, để quên đi bao sự đời đau buồn, tủi hổ. Mượn chén rượu để thưởng thức thú ngắm cảnh, ngắm trăng, mượn “say” để nói “tỉnh”. Say thiên nhiên mà tỉnh trước sự đời. Đằng sau cái “say nhè” sau năm ba chén rượu là một tuý ông nặng lòng trước thời thế.

Như vậy có thể nói, với Câu cá mùa thu, người đọc nhận ra ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Mẫu 10)

Mùa thu là cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Riêng Nguyễn Khuyến đã có một chùm thơ thu vô cùng đặc sắc: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Nhà thơ lấy cảnh thu, tình thu mà nói lòng mình vậy. Và cùng qua thơ thu ta thấy hiện lên một phần đáng trân trọng trong con người Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ Thu điếu – Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến hiện lên với tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đối với đất nước.

Thơ thu xưa chẳng khi nào vui cả. Nhắc đến thơ thu là nhắc đến những tâm trạng u hoài, man mác. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy.

Thơ gợi tình người mà người buồn thì thơ vui sao được? Bài thơ ra đời khi Nguyễn Khuyến đã quá bất mãn với xã hội mà lui về ở ẩn ở quê nhà. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến cướp đi quyền tự chủ của nước nhà, gieo rắc bao đau thương mất mát cho đất nước, con người Việt Nam. Buồn vì thảm cảnh”, bất hợp tác với thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến thể hiện khí tiết học ông ngư về quê câu cá. Bài thơ Câu cá mùa thu bước ra từ một tâm sự, một nỗi niềm như thế để giãi bày với hồn thiêng sông núi quê hương một tấm lòng yêu nước thiết tha, day dứt.

Điều dễ thấy trong Câu cá mùa thu là cảnh tuy buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ. Điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước ưu ái với thiên nhiên của thi nhân.

Bức tranh mùa thu hiện lên trong trẻo, xinh xắn làm sao.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo…Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Cái se lạnh của mùa thu làm làn nước ao “lạnh lẽo” “trong veo”. Câu thơ không chỉ nói đến cái lạnh mà còn nhắc đến cái tĩnh lặng, cái vắng vẻ, cái buồn buồn của khí trời, của cảnh vật. Phải rồi, “ao thu lạnh lẽo” thì mọi loài cũng chỉ muốn lặn mình xuống đáy, đâu muốn tung tăng bơi lội nô đùa? Vì thế, làn nước “trong veo” – trong trẻo, tĩnh lặng, cái trong có hình có khối. Tưởng đôi mắt Thúy Kiều – “làn thu thủy” – cũng chỉ trong đến thế.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh cái ao làng mùa thu – một hình ảnh hết sức quen thuộc ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Và từ đây, mọi cảnh vật trong bài thơ đều xoay quanh cái ao ấy, lấy cái ao làm điểm nhìn nghệ thuật. Hơi thu man mác, lạnh lẽo, trầm buồn từ làn nước mùa thu “trong veo” đang lan tỏa thấm dần vào từng hơi gió.

Trên nền ao thu vốn đã rất nhỏ là “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Chỉ là “một chiếc” thôi không hơn. số từ “một” khiến chiếc thuyền câu bơ vơ đơn độc. Mà “một chiếc thuyền câu” lại “bé tẻo teo” nên càng mong manh tội nghiệp.

Điểm xuyết cho bức tranh thu xinh xắn là gợn “sóng biếc” là chiếc lá vàng. Tưởng rằng thêm vào sẽ bớt vắng vẻ đìu hiu nhưng ở đây, làn sóng biếc, chiếc lá vàng càng gợi cái nhỏ bé mong manh của sự vật. Bởi “sóng biếc” thì “theo làn hơi gợn tí”, chỉ “hơi” gợn, chăm chú lắm mới thấy, mà còn là “gợn tí” một chút cỏn con… Còn lá vàng thì “đưa vèo” như chỉ tạo ra một vệt sáng vàng rồi nhanh chóng nằm lặng im nơi nào đó.

Chiếc “lá vàng” ấy là lá gì? Là lá trúc, lá tre chăng? Có thể lắm bởi bờ ao đồng bằng Bắc Bộ thường có những lũy tre xanh tỏa bóng êm dịu. Càng có thể bởi ở hai câu sau nhà thơ đã viết:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian được mở rộng lên chiều cao, sang bề rộng. Vậy nhưng cũng không bớt vắng vẻ cô đơn. Mây trắng “lơ lửng” giữa không trung không về với trời; chẳng sà xuống thấp, lẻ loi trôi dạt trong bao la. Sắc trời “xanh ngắt” – xanh rất đậm, xanh như có hình khối, sắc xanh tuyệt đối ấy càng khẳng định cái đơn côi lẻ loi của sự vật.

Trời xanh cao mà buồn quá. Hạ tầm nhìn xuống thấp mong chờ sự giao hòa đồng cảm nhưng nhà thơ chỉ thấy “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.

Đường làng vốn đã rất nhỏ này lại quanh co khúc khuỷu, tưởng như một dải lụa cố xoắn mình tự thu nhỏ lại. Đường vắng vẻ, vắng lắm, “vắng teo” Nếu chẳng “vắng teo”, dẫu có bóng người có lẽ cũng nhỏ bé, đơn độc lắm.

Một bức tranh thu xinh xắn hài hòa. Sự vật gì cùng thu mình lại để nhỏ hơn, để hoà hợp hơn với khuôn hình của sự vật khác. Đặc biệt, cách dùng vần “eo” rất tinh tế: “lạnh lẽo” “trong veo” “tẻo teo” “đưa vèo”…, ở đây có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: vần “eo” khiến cảnh vật càng bé nhỏ, mong manh đơn côi hơn. Bức tranh thiên nhiên xinh xắn, đẹp đẽ thể hiện một tâm hồn thi nhân tinh tế, nhạy cảm. Hơn thế còn bộc lộ một con người đồng cảm với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết.

So sánh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu với những bài thơ thu khác ta còn trân trọng hơn tấm lòng Nguyễn Khuyến. Thơ xưa tả mùa thu thường mượn lá ngô đồng, rừng phong đỏ để gợi tứ gợi tình “Một chiếc lá ngô đồng rụng/ Ai cũng biết là mùa thu đã về” “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san”. Bích Khê của “thơ mới” cũng vần gò thơ theo khuôn như vậy.

Ô hay! Buồn vương cây ngô đồngVàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.

Ai cũng biết “lá ngô đồng” “rừng phong đó” là hình ảnh ước lệ tả mùa thu, hai hình ảnh ấy tượng trưng cho mùa thu Trung Quốc. Các nhà thơ trung đại Việt Nam theo lối “tập cổ” mà vẫn ưu ái những hình ảnh ấy. Thiên nhiên trong bài thơ của Nguyễn Khuyến thì khác. Không một chút vay mượn, chỉ có cái thuần cảnh vật quê hương. Ao làng, bụi trúc, lá vàng rơi… những hình ảnh ấy giản dị, quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ lắm. Đưa chúng vào thơ, Nguyễn Khuyến đã thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên quê nhà tha thiết, lòng tự hào về cảnh sắc quê hương. Tình yêu ấy cảm động ở việc đã phá bỏ những lề lối ước lệ bền chắc xưa cũ.

Chưa hết, một bài thơ Đường luật năm mươi sáu chữ không một chữ nào không thuần Việt. Chẳng ai -tìm được một từ Hán Việt nào, nhà thơ hoàn toàn dùng ngôn ngữ của đất nước để vẽ nên bức tranh tuyệt mỹ về quê hương. Chẳng những vậy, nhà thơ còn vận dụng rất tài tình vần “eo” – vần thơ rất đặc biệt, nó nôm na xa lạ với thơ cổ nhưng lại đạt hiệu quả nghệ thuật rất cao. Sự tài tình trên chỉ có thể có ở một nhà thơ yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng dân tộc, tự hào về đất nước mình.

Thiên nhiên, đẹp đẽ nhưng tầng sâu của nó là một nỗi buồn, một tâm sự của thi nhân. Cảnh đẹp nhưng sao buồn thế! Mọi vật đều hững hờ, đơn côi đến vô tình. Nguyễn Du đã có một câu thơ thật hay “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây, cảnh thu cũng vậy. Nguyễn Khuyến buồn thì có cớ gì để cảnh vui? Cảnh buồn, cảnh cô đơn bởi nhà thơ cũng đang mang nặng cảm giác ấy giữa cuộc đời biến động. Bất mãn với xã hội, khinh bạc chốn quan trường nhưng vẫn nặng lòng lo cho an nguy của Tổ quốc. Vậy nên, đầu lui về ở ẩn tâm hồn nhà thơ vẫn canh cánh một niềm riêng.

Có lẽ vì nỗi buồn lớn quá, nhà thơ không thể gửi gắm mãi vào thiên nhiên. Hai câu cuối bài thơ hạ xuống cùng là lúc bài thơ vén lên bức màn để lộ một con người với niềm ưu tư day dứt:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tư thế “tựa gối ôm cần” là tư thế mang nặng tâm trạng. Chờ hoài không có cá nên buồn bã, thất vọng “tựa gối” nhưng còn mong mỏi đợi chờ nên vẫn “ôm cần”. Nhưng có phải thi nhân đang câu cá? Nếu phải, tại sao lại có cảm nhận mơ hồ “cá đâu đớp động dưới chân bèo?”. Thực ra, Nguyễn Khuyến câu cá đâu phải vì muốn câu cá. (Thế nên mới có cái ngơ ngác nhìn quanh: cá ở đâu đớp động dưới chân bèo vậy? – Chăm chú câu cá sẽ không có chi tiết này). Nhà thơ làm ông ngư chỉ vì muốn lánh đời. Nhưng cuộc đời ở ẩn không làm tan đi nỗi ưu tư với đời. Câu cá mà không tập trung câu cá, tâm hồn vẫn chơi vơi nơi đâu không ở lại nơi cái ao làng nhỏ bé này.

Thi nhân ưu tư điều gì? Ưu tư về vận nước, ưu tư về lẽ đời. Niềm ưu tư dai dẳng, khắc khoải dứt áo ở ẩn vẫn không nguôi trăn trở. Nguyễn Khuyến, một con người có tấm lòng yêu nước sâu nặng.

Con người Nguyễn Khuyến qua Câu cá mùa thu hiện lên ở nhiều góc cạnh: yêu thiên nhiên đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng và tự hào về dân tộc, luồn trăn trở băn khoăn với vận nước, với cuộc đời. Tựu trung lại, bài thơ đã thể hiện một tâm hồn yêu nước khắc khoải, trăn trở đầy xúc động.

Thơ Nguyễn Khuyến đa dạng về nội dung, nhiều màu vệ trong cách thể hiện nhưng sẽ còn mãi với thời gian. Và do đó, Câu cá mùa thu cũng luôn là một trong những “kiệt tác xinh xắn” của thơ ca Việt Nam.

Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu”

Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong bài thơ “Thu điếu”

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu”

Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”

Cảm nhận bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO