Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai – THPT Lê Hồng Phong

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông hai hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.

Hướng dẫn:

– Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.

– Khi viết đoạn văn có thể đi sau vào phân tích 2 ý chính:

+ Tình yêu làng: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình; tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc và tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính

+ Tình yêu nước: Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

Xem thêm: Bài thơ Bạn đến chơi nhà – nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả

Cùng THPT Lê Hồng Phong đi vào tham khảo 5 mẫu đoạn văn cảm nhận về nhân vật này:

Top 2 Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai

Đoạn văn 1

Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc có lẽ là nhân vật ông Hai, đặc biệt là tâm trạng khi ông nghe cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Cái tin ấy là một nỗi bất hạnh lớn đối với ông , ban đầu ông còn cố chưa tin cái sự thật ấy nhưng những người tản cư đã khẳng định chắc chắn rằng họ vừa ở dưới ấy lên làm ông không thể không tin được.Trong tâm trí ông lúc bấy giờ cái tin dữ ấy là một ám ảnh day dứt khôn nguôi. Khi nghe tiếng chửi bọn Việt gian những người tản cư khiến ông lão cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật xuống giường rồi tủi thân nhìn lũ con mà nước mắt ông lão cứ dàn ra. Ông tự hỏi bản thân rằng liệu chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? ”. Nỗi tủi nhục hổ thẹn đó khiến ông Kai ko giám ló mặt ra khỏi nhà. Nỗi sợ bị người ta đuổi. Nội tâm ông đấu tranh có lên quay về cái làng ấy nữa không? Nhưng ông khẳng định bản thân rằng “Làng thì yêu thật đấy, nhưng về làm gì nữa khi chúng nó theo Tây cả rồi?.” Qua đây ta có thể thấy được tình yêu làng quê tình yêu đất nước của ông Hai lớn lao biết nhường nào.

Đoạn văn 2

Ông Hai, người đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông vẫn luôn để ý tới tin tức kháng chiến. Nhưng mà không có gì đau đớn, tủi nhục hơn khi ông nghe được tin làng theo giặc từ những người tản cư từ dưới xuôi lên. Câu nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây” cứ quẩn quanh khiến sự đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ. Từ đau đớn nhục nhã, đấu tranh giữa cái tình yêu làng và tình yêu đất nước như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. Vâng, từ một người yêu cái làng của mình say đắm, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

Xem thêm: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Đoạn văn cảm nhận nhân vật ông Hai có lời dẫn trực tiếp

Xem thêm: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần tự học – Tip.edu.vn

Đối với nội dung này các em có thể lựa chọn theo tình huống:

– Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc hoặc khi ông nghe tin cải chính. Dưới đây là ví dụ về đoạn văn cảm nhận về ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái: “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

– Cảm nhận ngắn gọn về nhân vật ông Hai:

Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “ Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “ da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến.

Xem thêm: Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai

Mẫu đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai hay nhất

Xem thêm: Mùa xuân chín – Gợi ý tìm hiểu tác phẩm ngắn gọn, đủ ý – Kiến Guru

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương, nơi ta sinh ra và lớn lên vậy. Ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quý và tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình, ông không ngại ngần khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của ông Hai. Khi đó, trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn hẳn lại, da mặt tê rân rân”ó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông lão nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Tình thế gia đình ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng hơn khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước, thành niềm tin vào Cụ Hồ vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng một lần nữa được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến gian khổ mà anh hùng.

Xem thêm: Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai

Hết

Trên đây là những đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai hay nhất mà chúng tôi tổng hợp được, mong rằng với những kiến thức và cách hành văn ở trên sẽ giúp các em hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO