Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Viết đoạn văn kể về bố của em hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Bài văn mẫu Tả bố của em hay nhất
Mẹo Cách viết một bài văn miêu tả hay cho học sinh tiểu học
I. Dàn ý Tả bố của em hay nhất
1. Mở bài
Giới thiệu về bố của em
2. Thân bài
– Tuổi tác: Bố em năm nay bao nhiêu tuổi?
– Hình dáng:+ Bố có dáng người lớn+ Thân hình cân đối, khỏe mạnh
Xem thêm: Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
– Đặc điểm:+ Khuôn mặt góc cạnh, nam tính+ Đôi mắt đen láy ánh lên vẻ cương nghị+ Làn da ngăm đen vì cháy nắng
– Sự quan tâm của bố:+ Bố quan tâm, chăm sóc gia đình+ Nghiêm khắc trong dạy dỗ với mong muốn chúng em nên người.+ Bố thường kể những câu chuyện cười thú vị+ Bố đưa chúng em đi xem phim, trượ patin
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em
II. Bài văn mẫu Tả bố của em
1. Tả bố của em, mẫu số 1:
Chắc hẳn, ai cũng vô cùng quý trọng người ba của mình. Em cũng rất tự hào khi có một người ba thương yêu em hết mực. Ba em năm nay gần bốn mươi tuổi nhưng còn rất trẻ trung. Dáng người ba cao dong dỏng. Gương mặt của ba vuông chữ điền góc cạnh. Đôi mắt đen láy của ba lúc nào cũng ánh lên vẻ nghiêm nghị. Em hiểu sự nghiêm nghị của ba cũng là mong em nên người. Dù bận rộn công việc, ba vẫn luôn cố gắng quan tâm, chăm sóc gia đình. Tối tối, ba thường kể cho em nghe những câu chuyện lịch sử thú vị hay những câu chuyện hài dí dỏm. Những ngày cuối tuần, ba đưa đi xem phim hoạt hình, đi chơi trượt patin hay đi mua những đồ chơi xếp hình lego. Ba đúng là một người ba tuyệt vời của em.
-HẾT BÀI 1-
Ngoài bài văn mẫu tả về người bố của em ở trên, để rèn luyện thêm kỹ năng, cách viết văn miêu tả, chuẩn bị tốt cho các bài học trên lớp, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như tả ông nội của em, tả anh trai yêu quý của em, tả chị gái yêu quý của em, tả bà ngoại kính yêu của em,…
2. Tả bố của em, mẫu số 2:
Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.
Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, miệng rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
Xem thêm: Đoạn văn là gì, cách viết đoạn văn | Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn
Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, tôi vẫn yêu bố nhiều lắm.
Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.
Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.
3. Tả bố của em, mẫu số 3:
Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai ở nhà.
Xem thêm: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.
4. Tả bố của em, mẫu số 4:
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấu hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
5. Tả bố của em, mẫu số 5:
Người mà em yêu quý và kính trọng nhất đó là bố của em. Bố em năm nay 36 tuổi. Bố có dáng người cao nhưng hơi gầy, nước da ngăm đen khỏe mạnh, đôi mắt của bố rất trong và sáng long lanh, bố em tuy có vẻ ngoài dữ dằn nhưng tính tình rất điềm đạo và hiền nữa.
Những bài tập nào khó thì bố lại ân cần cùng em giải quyết nó. Bố em rất bận rộn, bố đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Tuy công việc của bố em rất bận rộn nhưng lúc nào bố cũng dành thời gian quan tâm chăm sóc cho cả nhà. Tối về nhà dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn ân cần dạy em học bài.
Những ngày nghỉ cuối tuần, bố thường dành hết thời gian để cùng gia đình đi chơi công viên, đi siêu thị và cùng mẹ con em nấu những bữa cơm vui vẻ và hạnh phúc.
-HẾT-
Trong chương trình học môn Tiếng Việt lớp 4, bên cạnh các bài văn tả người, các em có thể tham khảo thêm các chủ đề văn tả cảnh khác như tả cảnh đẹp của quê hương em, kể về một ngày hội mà em biết, tả cây phượng vĩ và tiếng ve vào mùa hè,…
Bên cạnh đó, các em cũng nên tìm hiểu chi tiết nội dung phần Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật, tuần 15 để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-bo-cua-em-39767n.aspx
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan